Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Quân sự

Tên lửa “Sea Breaker” của Israel liệu có phù hợp với VIệt Nam

25/07/2021 15:30

Công ty Rafael của Israel đã ra mắt hệ thống tên lửa hành trình dẫn đường chính xác thế hệ thứ năm, có tên “Sea Breaker (Kẻ phá hoại trên biển)”, có thể thực hiện các cuộc tấn công “phẫu thuật” với độ chính xác.

Tiến Minh

Điều gì làm nên thương hiệu "Trung Đông bất bại" của Không quân Israel?

Vì sao Lục quân Israel được mệnh danh là lực lượng "Trung Đông bất bại"?

Vì sao Israel có nền công nghiệp quốc phòng nhiều quốc gia thèm khát?

Công nghệ vũ khí Israel giúp gì cho lực lượng Tăng - Thiết giáp Việt Nam?

 Tên lửa “Sea Breaker” sử dụng động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu rắn, cho tên lửa tốc độ cận âm, tầm bắn tối đa 300 km. Tên lửa tích hợp đầu dò hình ảnh hồng ngoại tiên tiến, có thể tấn công mục tiêu cố định hoặc di chuyển trong môi trường chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (AD/A2).
Tên lửa “Sea Breaker” sử dụng động cơ tuốc bin phản lực nhiên liệu rắn, cho tên lửa tốc độ cận âm, tầm bắn tối đa 300 km. Tên lửa tích hợp đầu dò hình ảnh hồng ngoại tiên tiến, có thể tấn công mục tiêu cố định hoặc di chuyển trong môi trường chống tiếp cận/ phong tỏa khu vực (AD/A2).
Loại tên lửa hành trình này có thể được phóng từ các bệ phóng, trang bị trên các tàu chiến, như tàu khu trục, tàu tên lửa dẫn đường, tàu tuần dương. Phiên bản trên mặt đất có thể được phóng đi từ bệ phóng tên lửa phòng không SPYDER (cũng do Raphael phát triển), có tính năng cơ động cao.
Loại tên lửa hành trình này có thể được phóng từ các bệ phóng, trang bị trên các tàu chiến, như tàu khu trục, tàu tên lửa dẫn đường, tàu tuần dương. Phiên bản trên mặt đất có thể được phóng đi từ bệ phóng tên lửa phòng không SPYDER (cũng do Raphael phát triển), có tính năng cơ động cao.
“Sea Breaker” được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) trong cơ cấu dẫn đường và tìm kiếm mục tiêu của tên lửa, do vậy “Sea Breaker” có thể biết so sánh hình ảnh, dựa trên dữ liệu lớn (Big Data).
“Sea Breaker” được trang bị trí tuệ thông minh nhân tạo (AI) trong cơ cấu dẫn đường và tìm kiếm mục tiêu của tên lửa, do vậy “Sea Breaker” có thể biết so sánh hình ảnh, dựa trên dữ liệu lớn (Big Data).
Với việc sử dụng AI, “Sea Breaker” hoàn toàn có thể nắm bắt mục tiêu tự động (ATA) và nhận dạng mục tiêu tự động (ATR); đồng thời có thể bí mật vượt qua nhiều địa hình khác nhau (kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp) và xác định chính xác mục tiêu.
Với việc sử dụng AI, “Sea Breaker” hoàn toàn có thể nắm bắt mục tiêu tự động (ATA) và nhận dạng mục tiêu tự động (ATR); đồng thời có thể bí mật vượt qua nhiều địa hình khác nhau (kể cả trong điều kiện địa hình phức tạp) và xác định chính xác mục tiêu.
Tên lửa “Sea Breaker” có khả năng dừng các cuộc tấn công, khi đang bay và đánh giá thiệt hại trên chiến trường (BDA); liên kết dữ liệu của “Sea Breaker” sẽ hỗ trợ việc ra quyết định của người chỉ huy và cập nhật trạng thái chiến trường theo thời gian thực.
Tên lửa “Sea Breaker” có khả năng dừng các cuộc tấn công, khi đang bay và đánh giá thiệt hại trên chiến trường (BDA); liên kết dữ liệu của “Sea Breaker” sẽ hỗ trợ việc ra quyết định của người chỉ huy và cập nhật trạng thái chiến trường theo thời gian thực.
“Sea Breaker” có thể “đánh giá” mục tiêu mà nó sắp tiến công, dựa trên kế hoạch tấn công được định trước về điểm khóa, góc phương vị, góc tấn công, điểm ngắm mục tiêu, thời cơ tấn công và vị trí tấn công…,với khả năng tấn công đa hướng và đồng thời.
“Sea Breaker” có thể “đánh giá” mục tiêu mà nó sắp tiến công, dựa trên kế hoạch tấn công được định trước về điểm khóa, góc phương vị, góc tấn công, điểm ngắm mục tiêu, thời cơ tấn công và vị trí tấn công…,với khả năng tấn công đa hướng và đồng thời.
Loại tên lửa hành trình này cũng có khả năng chống nhiễu điện tử cao và khả năng tàng hình tốt, nhờ tính năng bay bám địa hình; khi bay trên mặt biển, “Sea Breaker” có thể bay lướt trên biển và khi bay trên đất liền, nó sẽ bay ở độ cao rất thấp, nên radar khó có thể phát hiện ra.
Loại tên lửa hành trình này cũng có khả năng chống nhiễu điện tử cao và khả năng tàng hình tốt, nhờ tính năng bay bám địa hình; khi bay trên mặt biển, “Sea Breaker” có thể bay lướt trên biển và khi bay trên đất liền, nó sẽ bay ở độ cao rất thấp, nên radar khó có thể phát hiện ra.
Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, nên dù bị đối phương gây nhiễu hệ thống định vị vệ tinh GPS, thì “Sea Breaker” vẫn có thể “nhớ đường” chính xác đến mục tiêu, bằng phương pháp “so sánh địa hình” khi bay, nhờ dữ liệu lớn trong bộ nhớ của tên lửa.
Với việc sử dụng trí tuệ nhân tạo, nên dù bị đối phương gây nhiễu hệ thống định vị vệ tinh GPS, thì “Sea Breaker” vẫn có thể “nhớ đường” chính xác đến mục tiêu, bằng phương pháp “so sánh địa hình” khi bay, nhờ dữ liệu lớn trong bộ nhớ của tên lửa.
Ngoài ra, tên lửa “Sea Breaker” có hình dáng nhỏ gọn, đường kính khoảng 350 mm, dài dưới 4 mét, trọng lượng dưới 400 kg; rất phù hợp để đưa lên nhiều phương tiện phóng khác nhau như tàu chiến, xe phóng.
Ngoài ra, tên lửa “Sea Breaker” có hình dáng nhỏ gọn, đường kính khoảng 350 mm, dài dưới 4 mét, trọng lượng dưới 400 kg; rất phù hợp để đưa lên nhiều phương tiện phóng khác nhau như tàu chiến, xe phóng.
Cấu trúc của thân tên lửa, đã được tối ưu hóa về mặt khí động học, mặt trước không bo tròn, chuốt nhọn như các loại tên lửa thông thường; mà sử dụng thiết kế đa giác, các cảm biến của “Sea Breaker” được gắn ngay phần đầu dò của tên lửa.
Cấu trúc của thân tên lửa, đã được tối ưu hóa về mặt khí động học, mặt trước không bo tròn, chuốt nhọn như các loại tên lửa thông thường; mà sử dụng thiết kế đa giác, các cảm biến của “Sea Breaker” được gắn ngay phần đầu dò của tên lửa.
Đuôi tên lửa “Sea Breaker” có hình trụ, giúp giảm lực cản không khí đồng thời giảm diện tích phản xạ radar; tên lửa sử dụng cánh lái hình chữ thập không đều; hai cánh nâng xòe ra, khi tên lửa rời bệ phóng. Cửa hút khí của tên lửa được thiết kế lõm vào dưới thân tên lửa, nhằm cải thiện hình dáng và khả năng tàng hình.
Đuôi tên lửa “Sea Breaker” có hình trụ, giúp giảm lực cản không khí đồng thời giảm diện tích phản xạ radar; tên lửa sử dụng cánh lái hình chữ thập không đều; hai cánh nâng xòe ra, khi tên lửa rời bệ phóng. Cửa hút khí của tên lửa được thiết kế lõm vào dưới thân tên lửa, nhằm cải thiện hình dáng và khả năng tàng hình.
Về khối chiến đấu, “Sea Breaker” được trang bị đầu đạn đa chức năng xuyên phá /nổ /mảnh với trọng lượng 113 kg, và sức công phá của nó, đủ để phá hủy một tàu khu trục nhỏ.
Về khối chiến đấu, “Sea Breaker” được trang bị đầu đạn đa chức năng xuyên phá /nổ /mảnh với trọng lượng 113 kg, và sức công phá của nó, đủ để phá hủy một tàu khu trục nhỏ.
Tên lửa “Sea Breaker” của Raphael là một loại vũ khí đa miền, hỗ trợ một khái niệm mới về chiến tranh trên biển, trên bộ; đồng thời với việc dùng chung bệ phóng với tên lửa SPYDER, điều này có nghĩa là là tên lửa phòng không, có thể được triển khai chung một bệ phóng với tên lửa hành trình.
Tên lửa “Sea Breaker” của Raphael là một loại vũ khí đa miền, hỗ trợ một khái niệm mới về chiến tranh trên biển, trên bộ; đồng thời với việc dùng chung bệ phóng với tên lửa SPYDER, điều này có nghĩa là là tên lửa phòng không, có thể được triển khai chung một bệ phóng với tên lửa hành trình.
Loại tên lửa hành trình “Sea Breaker”, sẽ được trang bị trên khu trục hạm SAAR 6 mới nhất của Israel, góp phần tăng sức mạnh và khả năng răn đe của Israel ở phía đông Địa Trung Hải.
Loại tên lửa hành trình “Sea Breaker”, sẽ được trang bị trên khu trục hạm SAAR 6 mới nhất của Israel, góp phần tăng sức mạnh và khả năng răn đe của Israel ở phía đông Địa Trung Hải.
“Sea Breaker” cũng là thế hệ tên lửa hành trình tiếp theo, nhấn mạnh yếu tố tàng hình và khả năng tác chiến tự động. Đại diện của Raphael cho biết, hệ thống tên lửa thế hệ thứ 5, được thiết kế để tấn công các mục tiêu di động trên biển, các mục tiêu gần bờ như sở chỉ huy, sân bay hoặc các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao.
“Sea Breaker” cũng là thế hệ tên lửa hành trình tiếp theo, nhấn mạnh yếu tố tàng hình và khả năng tác chiến tự động. Đại diện của Raphael cho biết, hệ thống tên lửa thế hệ thứ 5, được thiết kế để tấn công các mục tiêu di động trên biển, các mục tiêu gần bờ như sở chỉ huy, sân bay hoặc các mục tiêu có giá trị chiến thuật cao.
Tên lửa kết hợp trí thông minh nhân tạo, nhận dạng mục tiêu tự động, thiết bị tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại IIR tiên tiến, máy tính và con người, đảm bảo phát huy khả năng cao nhất của tên lửa.
Tên lửa kết hợp trí thông minh nhân tạo, nhận dạng mục tiêu tự động, thiết bị tìm kiếm hình ảnh hồng ngoại IIR tiên tiến, máy tính và con người, đảm bảo phát huy khả năng cao nhất của tên lửa.
Từ sự phát triển của tên lửa “Sea Breaker” thế hệ thứ năm của Israel, có thể thấy rằng, sự phát triển của tên lửa hành trình thế hệ tiếp theo, sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng thông minh và ra quyết định thông minh để đạt được khả năng tác chiến của tên lửa, trong môi trường chiến trường phức tạp mới.
Từ sự phát triển của tên lửa “Sea Breaker” thế hệ thứ năm của Israel, có thể thấy rằng, sự phát triển của tên lửa hành trình thế hệ tiếp theo, sẽ áp dụng các công nghệ tiên tiến như trí tuệ nhân tạo, nhận dạng thông minh và ra quyết định thông minh để đạt được khả năng tác chiến của tên lửa, trong môi trường chiến trường phức tạp mới.
Hiện nay Việt Nam là khách hàng quan trọng của công nghiệp quốc phòng Israel, trước đó nước ta đã mua hệ thống phòng không tầm trung SPYDER của Raphale và Việt Nam đã có kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng vũ khí khí tài có nguồn gốc Israel.
Hiện nay Việt Nam là khách hàng quan trọng của công nghiệp quốc phòng Israel, trước đó nước ta đã mua hệ thống phòng không tầm trung SPYDER của Raphale và Việt Nam đã có kinh nghiệm trong khai thác, sử dụng vũ khí khí tài có nguồn gốc Israel.
Với việc tên lửa hành trình “Sea Breaker”, dùng chung bệ phóng với tên lửa phòng không SPYDER, đây là một thuận lợi rất lớn; đây là lợi thế rất lớn đối với Việt Nam, khi có sẵn hạ tầng để khai thác loại vũ khí này. Nếu được trang bị, Việt Nam sẽ có thêm một loại vũ khí có tính năng răn đe cao, bổ sung vào kho vũ khí tiến công tầm xa của chúng ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Với việc tên lửa hành trình “Sea Breaker”, dùng chung bệ phóng với tên lửa phòng không SPYDER, đây là một thuận lợi rất lớn; đây là lợi thế rất lớn đối với Việt Nam, khi có sẵn hạ tầng để khai thác loại vũ khí này. Nếu được trang bị, Việt Nam sẽ có thêm một loại vũ khí có tính năng răn đe cao, bổ sung vào kho vũ khí tiến công tầm xa của chúng ta. Nguồn ảnh: Pinterest.
Cận cảnh tổ hợp tên lửa SPYDER của Việt Nam bắn đạn thật. Nguồn: QPVN.

Top tin bài hot nhất

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

Pháo nhiệt áp của Nga dội vào quân Ukraine ở Chasov Yar

15/05/2025 09:59
Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

Cuộc phản công thảm họa của quân đội Ukraine ở thành phố Toretsk

14/05/2025 19:33
Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

Ukraine “lao đao” nhận loạt tin xấu, quân Nga áp đảo mặt trận

15/05/2025 19:33
Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

Estonia bắt tàu chở dầu Nga, Su-35 lập tức xuất kích

16/05/2025 06:25
S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

S-400 giúp Ấn Độ đánh bật đòn phản công của Pakistan thế nào?

16/05/2025 10:03

Bạn có thể quan tâm

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Nga phát động chiến dịch, Ukraine vào thế “một cổ hai tròng”

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Mỹ cần hơn 1.500 tỷ USD xây dựng lá chắn tên lửa siêu vượt âm

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Campuchia - Trung Quốc triển khai tập trận chung Rồng Vàng 2025

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Chiến dịch Kursk 2.0 thất bại nặng, lính đánh thuê phương Tây không giúp được Ukraine

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Đàm phán bế tắc, Ukraine liều mình tấn công Kursk để đổi vận

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Chuyện khó tin, tiêm kích F-35 Mỹ suýt bị tên lửa Houthi bắn hạ

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status