Tàu sân bay TQ tự đóng sẽ làm Biển Đông điên đảo

(Kiến Thức) - Nhiều chuyên gia nhận định rằng, các tàu sân bay Trung Quốc tự đóng sẽ tăng cường khả năng chiến đấu cũng như làm tình hình Biển Đông thêm căng thẳng.

Vào tháng 1/2014, chính phủ Trung Quốc thông báo rằng, nước này đang đóng tàu sân bay thứ hai ở thành phố Đại Liên. Thêm vào đó, họ còn nêu kế hoạch đóng tiếp bốn tàu loại này.
Tau san bay TQ tu dong se lam Bien Dong dien dao
Tàu khu trục của Hạm đội Nam Hải Trung Quốc phóng tên lửa chống ngầm trong một cuộc tập trận.
Bài báo này cho biết, nhiệm vụ ưu tiên của phía Trung Quốc sẽ là đóng các tàu ngầm hạt nhân và một tàu sân bay. Bài viết trên khẳng định, tiến độ của những dự án này hiện khá ổn định.
Trước điều đó, nhiều chuyên gia nhận định, hạm đội tàu sân bay Trung Quốc tự đóng này sẽ mở rộng đáng kể khả năng của Trung Quốc trong việc bảo vệ những lợi ích ở các khu vực, như Biển Đông chẳng hạn.
Cho tới nay, Hải quân Trung Quốc mới chỉ có tàu sân bay Liêu Ninh (được cải tiến từ tàu tuần dương chở máy bay Varyag của Ukraine).
Theo dữ liệu chính thức, Trung Quốc tính mua lại con tàu sân bay của Ukraine cho một xưởng đóng tàu. Tuy nhiên, sau một loạt các cuộc thử nghiệm và sửa chữa, con tàu đã được bàn giao cho lực lượng Hải quân dưới cái tên Liêu Ninh và số hiệu CV-16.
Theo Lầu Năm Góc, tới năm 2030, Trung Quốc hướng tới việc mở rộng một hạm đội gồm bốn tới sáu tàu sân bay để hoạt động ở phía đông nước này và cả ở Biển Đông.
Lầu Năm Góc nhận định, các tàu sân bay do Trung Quốc tự đóng “có thể cải thiện sức chiến đấu và mang theo nhiều loại máy bay, bao gồm máy bay cảnh báo sớm, máy bay chống ngầm. Qua đó, nó giúp làm tăng sức mạnh tiềm tàng của nhóm tàu sân bay tác chiến của Hải quân Trung Quốc trong việc bảo vệ những lợi ích của nước này ở các vùng biển mở".

Trung Quốc không thể thắng Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay

(Kiến Thức) - Một chuyên gia Nga nhận định, Hải quân Trung Quốc không thể giành chiến thắng trong cuộc chiến tàu sân bay với Mỹ trong tương lai gần.

Theo chuyên gia phân tích quốc phòng Nga Konstatin Sivkov, ngay cả khi Trung Quốc nỗ lực phát triển tàu sân bay nội địa đầu tiên, Bắc Kinh vẫn không thể đánh bại Mỹ trong cuộc chiến tàu sân bay tương lai.
Trung Quoc khong the thang My trong cuoc chien tau san bay
Nhóm tàu tác chiến của tàu sân bay Liêu Ninh tập trận trên Biển Đông ngày 1/1/2014.
Chuyên gia Sivkov cho biết, Trung Quốc đã tân trang thành công tàu sân bay Liêu Ninh sau khi mua lại từ Ukraine. Hệ thống radar tìm kiếm trên không loại 382 Sea Eagle S/C cho phép tàu sân bay Liêu Ninh theo dõi cùng lúc 10 mục tiêu trên không. Ngoài ra, tàu sân bay Liêu Ninh còn được trang bị 4 radar quét mạng pha điện tử chủ động, giúp nó có khả năng phòng không tương tự tàu khu trục lớp Arleigh Burke.

Tàu ngầm Mỹ dễ dàng “xơi tái” tàu sân bay Liêu Ninh

Mạng tin quân sự Sina của Trung Quốc ngày 3/6 nhận định rằng nếu tàu ngầm Mỹ tấn công, nhiều khả năng Bắc Kinh sẽ mất toi tàu sân bay Liêu Ninh.

Hải quân Trung Quốc đã mất nhiều năm phát triển tên lửa đạn đạo chống hạm DF-21D để tấn công các hàng không mẫu hạm của Mỹ. Tuy nhiên, Mỹ lại có “sát thủ tàu sân bay”.
Tau ngam My de dang tieu diet tau san bay Lieu Ninh
Tàu sân bay Liêu Ninh, hàng không mẫu hạm đầu tiên của Trung Quốc.
Hải quân Mỹ hiện có 3 loại tàu ngầm tấn công được thiết kế để bắn chìm các tàu chiến. Như vậy, các tàu ngầm của Mỹ có thể gây tổn thất nghiêm trọng cho tàu sân bay Liêu Ninh, được đưa vào hoạt động từ năm 2012.

Đất nước Triều Tiên qua loạt ảnh mới nhất

(Kiến Thức) - Phóng viên Business Insider Elliott Davies đã ghi lại những hình ảnh mới nhất về đất nước Triều Tiên bị coi là khép kín trong chuyến du lịch 16 ngày.

Dat nuoc Trieu Tien qua loat anh moi nhat
 Bộ ảnh của Davies thể hiện cái nhìn mới mẻ về đất nước Triều Tiên bị coi là khép kín với thế giới bên ngoài. Trong ảnh, phóng viên Davies chụp ảnh cùng hai sĩ quan Triều Tiên  ở Khu phi quân sự (DMZ).