Tàu ngầm Scorpene Pháp sẽ đe dọa Nga ngay ở “sân nhà”?

(Kiến Thức) - Tàu ngầm Scorpene Pháp có thể hiện diện trên biển Baltic-nơi chịu nhiều ảnh hưởng của Nga nếu Ba Lan quyết định mua chúng.

Tạp chí Navyrecognition cho biết, Hải quân Ba Lan đang dành nhiều sự quan tâm đến phiên bản tàu ngầm sử dụng động cơ diesel - điện Scorpene thế hệ mới do công ty DCNS của Pháp phát triển.
Một đặc điểm trong việc Ba Lan quyết định mua các tàu ngầm Scorpene là biển Baltic mà nơi Hải quân Ba Lan đóng quân rất thích hợp cho hoạt động của lực lượng tàu ngầm. Các vùng nước sâu giúp tàu ngầm của Ba Lan khó bị phát hiện trước biện pháp trinh sát điện tử và vẫn giữ được khả năng tấn công chớp nhoáng khi cần thiết.
Tàu ngầm AIP Scorpene.
 Tàu ngầm AIP Scorpene.
Scorpene là mẫu tàu ngầm sử dụng động cơ diesel-điện được trang bị hệ thống động cơ đẩy không khí độc lập tuần hoàn (AIP) giúp cho tàu ngầm lặn trong thời gian lâu hơn tàu ngầm thông thường khác. Tàu ngầm Scorpene được trang bị vũ khí chính gồm các ngư lôi tiên tiến Black Shark và tên lửa chống hạm SM.39 Exocet.
Với phiên bản mới, Scorpene còn được thiết kế để mang theo các tên lửa hành trình Storm Shadow phiên bản hải quân được phát triển bởi hãng MBDA. Các phiên bản tàu ngầm Scorpene mới sẽ được trang bị hệ thống vũ khí tấn công tiên tiến nhất hiện nay do DCNS phát triển và nó có thể đáp ứng mọi nhu cầu của Hải quân Ba Lan đề ra.
Tuy nhiên giới hạn của hầu hết các tàu ngầm Scorpene là chúng chỉ được thiết kế để có thể mang theo một số lượng nhất định các tên lửa hành trình Storm Shadow và tên lửa chống hạm SM.39, bù lại nhược điểm trên các loại vũ khí mà Scorpene được trang bị có khả năng tấn công chính xác các mục tiêu từ ngay đợt tấn công đầu tiên.
Tên lửa hành trình Storm Shadow.
 Tên lửa hành trình Storm Shadow.
Hiện nay việc tích hợp tên lửa hành trình vào tàu ngầm Scorpene vẫn còn ở trong giai đoạn thiết kế và đây cũng sẽ là phiên bản tàu ngầm Scorpene mà DCNS sẽ đề xuất cho Ba Lan nếu hai bên đi tới các phiên thảo luận chính thức.
Bên cạnh đó, các tên lửa hành trình Storm Shadow phiên bản dành cho hải quân vẫn còn trong giai đoạn thử nghiệm và sẽ được đưa vào trang bị trong Quân đội Pháp vào năm 2015.
Việc trang bị các tàu ngầm mang theo tên lửa hành trình có khả năng tấn công các mục tiêu nằm sâu bên trong đất liền sẽ giúp Quân đội Ba Lan đủ khả năng bảo vệ nước này trước nguy cơ tấn công từ bên ngoài. Và nó còn là công cụ răn đe hiệu quả của Ba Lan trước các quốc gia đối địch, cũng như nâng tầm vị thế của Ba Lan trong trường quốc tế và khối liên minh quân sự NATO.
Scorpene có lượng giãn nước toàn tải khoảng 1.800-2.000 tấn, dài 61-75m (tùy biến thể), trang bị động cơ diesel-điện kết hợp hệ thống AIP cho tầm hoạt động 12.000km nếu bơi trên mặt nước và 1.020km nếu lặn, thời gian hoạt động lên tới 71 ngày (dùng AIP), lặn sâu tối đa 350m.

Xem Quân đội Mỹ đổ lính ồ ạt vào Ba Lan

(Kiến Thức) -Quân đội Mỹ đã huy động máy bay đưa 150 lính Mỹ tới căn cứ quân sự ở Ba Lan, được cho là nhắm đối phó với khủng hoảng Ukraine.

Ba Lan vừa đón 150 binh sĩ bộ binh Mỹ đến nước này tập trận vào ngày 23/4. Các binh sĩ Mỹ sẽ luân phiên đồn trú ở Ba Lan đến hết năm 2014.

Ba Lan vừa đón 150 binh sĩ bộ binh Mỹ đến nước này tập trận vào ngày 23/4. Các binh sĩ Mỹ sẽ luân phiên đồn trú ở Ba Lan đến hết năm 2014.

Mục kích cuộc thi tài giữa đặc nhiệm “sừng sỏ” Nga, Belarus

(Kiến Thức) - Cuộc thi 3 môn phối hợp các lực lượng đặc biệt (Triathlon 2014) với sự tham gia của 14 nhóm tới từ 11 lực lượng đặc biệt Nga, Belarus, Serbia.

Các đơn vị đặc nhiệm Nga, Belarus, Serbia vừa có cuộc thi tài 3 môn phối hợp vào những ngày cuối tháng 6. Tham gia cuộc thi đặc biệt này có sự góp mặt của hầu hết các đơn vị tác chiến đặc biệt, chống khủng bố tinh nhuệ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cơ quan Thi hành án Liên bang Nga (FSIN), đơn vị thuộc Bộ nội vụ Nga, Belarus, Serbia.
 Các đơn vị đặc nhiệm Nga, Belarus, Serbia vừa có cuộc thi tài 3 môn phối hợp vào những ngày cuối tháng 6. Tham gia cuộc thi đặc biệt này có sự góp mặt của hầu hết các đơn vị tác chiến đặc biệt, chống khủng bố tinh nhuệ của Cơ quan An ninh Liên bang Nga (FSB), cơ quan Thi hành án Liên bang Nga (FSIN), đơn vị thuộc Bộ nội vụ Nga, Belarus, Serbia.