Tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng đã về đến vịnh Cam Ranh

Tối 28/1, tàu ngầm HQ 184 Hải Phòng đã được tàu vận tải Rolldock Star của Hà Lan chở về đến vịnh Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

Theo kế hoạch, sáng 29/1 tàu ngầm sẽ hạ thủy và đưa vào Quân cảng Cam Ranh. HQ-184 Hải Phòng vừa về đến vịnh Cam Ranh là tàu ngầm thứ 3 trong 6 chiếc tàu ngầm chạy bằng động cơ điện - diesel lớp Varshavyanka 636.1 (NATO gọi là Kilo) mà Nga đóng cho Việt Nam. 
Tau ngam HQ-184 Hai Phong da ve den vinh Cam Ranh
 Tàu ngầm Kilo HQ-184 Hải Phòng đã được tàu vận tải Rolldock Star đưa về đến vịnh Cam Ranh.
Tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng được khởi đóng tại Nhà máy đóng tàu Admiralty ở Saint Petersburg (Nga) từ ngày 28/3/2012, hạ thuỷ ngày 28/8/2013. 
Ngày 18/12/2013, tàu ngầm Hải Phòng có chuyến thử nghiệm trên biển đầu tiên từ nhà máy đến nơi thử ở Kaliningrad. Sau nhiều chuyến thử nghiệm, ngày 14/3/2014, Việt Nam và Nga ký chứng chỉ bàn giao kỹ thuật tàu ngầm HQ-184 Hải Phòng. 
Theo trang thông tin hàng hải quốc tế marinetraffic, tàu vận tải Rolldock Star (Hà Lan) chở tàu ngầm Hải Phòng về Việt Nam khởi hành từ Saint Petersburg (Nga) vào rạng sáng 16/12/2014 (theo giờ Việt Nam).

Nỗi buồn máy bay, tàu ngầm tự chế Việt Nam xuất ngoại

"Tôi cũng muốn tàu ngầm của mình được sử dụng tại VN, nhưng trong hoàn cảnh này tôi đành bán cho nước ngoài để có điều kiện nghiên cứu tiếp".

Ông Phan Bội Trân, người chế tạo thành công tầu ngầm mini tại TP HCM cho biết, sau hai năm loay hoay, ông cũng đã tìm được hướng ra cho sản phẩm của mình. Một công ty kinh doanh du lịch tại Malaysia đã đặt hàng năm chiếc tàu ngầm do ông chế tạo để phục vụ du lịch.

Vẫn mong tàu ngầm được sử dụng trong nước

Chuyên gia bóc sự thật về máy bay, tàu ngầm “made in VN“

(Kiến Thức) - "Đây không phải là phát minh, mà chỉ là những cải tiến từ các máy móc của nước ngoài; bắt chước người ta nhưng chất lượng kém hơn…".

Câu chuyện tàu ngầm mini tại TP HCM của ông Phan Bội Trân không được sử dụng tại Việt Nam nhưng lại được một công ty kinh doanh du lịch tại Malaysia đặt hàng, cũng như chuyện chiếc máy bay VAM do ông Vimar Nguyễn và Hội Cơ học Việt Nam chế tạo cách đây gần 8 năm nằm bẹp trong nhà kho, vừa được một đối tác ở Campuchia quan tâm, đã khiến dư luận có nhiều ý kiến trái chiều. Tại sao tàu ngầm, máy bay và các máy móc khác do người Việt Nam sáng chế lại không được cấp giấy phép, không nhận được sự quan tâm của các cấp chính quyền trong nước nhưng lại được người nước ngoài đặt mua và chuẩn bị xuất khẩu? Vậy rào cản chính ở đây là gì nếu như không phải các cơ quan chức năng không quan tâm?
Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân.
 Tàu ngầm mini của ông Phan Bội Trân.