Tàu chở dầu bị tấn công: Quốc tế phản ứng trái chiều

(Kiến Thức) - Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) cùng nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Mỹ,...đồng loạt lên tiếng sau vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman hôm 13/6.

Ngày 13/6, hai tàu chở dầu Front Altair và Kokuka Courageous bị tấn công trên Vịnh Oman ở ngoài khơi bờ biển Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE), gần eo biển chiến lược Hormuz.
Ngay sau đó, Liên Hợp Quốc, Liên minh Châu Âu (EU) cùng nhiều quốc gia trên thế giới như Nga, Mỹ,...đã đưa ra những phản ứng trái chiều liên quan đến vụ việc.
Trong tuyên bố hôm 13/6, Tổng thư ký Liên hợp quốc Antonio Guterres kịch liệt lên án vụ tấn công, nhấn mạnh phải tìm ra thủ phạm đứng đằng sau vụ việc, đồng thời cảnh báo nguy cơ xung đột bùng phát tại Vùng Vịnh.
Ông Guterres cho biết thêm, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ tổ chức cuộc họp thảo luận về vụ hai tàu chở dầu bị tấn công trên Vịnh Oman
Tau cho dau bi tan cong: Quoc te phan ung trai chieu
Một tàu chở dầu bốc cháy trên Vịnh Oman. Ảnh: Reuters. 
Cao uỷ Liên minh Châu Âu về đối ngoại Federica Mogherini kêu gọi kiềm chế tối đa và tránh mọi hành động khiêu khích trong khu vực khi vụ việc vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Mỹ mới đây tố Iran đã thực hiện các vụ tấn công nhằm vào hai tàu chở dầu trên Vịnh Oman hôm 13/6. Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, Washington đưa ra cáo buộc này dựa trên thông tin tình báo, đánh giá về loại vũ khí đã được sử dụng trong vụ tấn công.
Trong diễn biến mới nhất, Mỹ thông báo triển khai tàu khu trục tên lửa dẫn đường USS Mason cùng tàu khu trục USS Bainbridge đến gần vị trí một trong những tàu chở dầu vừa bị tấn công trên Vịnh Oman.
Anh và Ả-rập Xê-út cũng đưa ra các tuyên bố quy trách nhiệm cho Tehran trong vụ việc.

Mời độc giả xem video về vụ tấn công tàu chở dầu trên Vịnh Oman (Nguồn: RT)

Bộ Ngoại giao Pháp kêu gọi kiềm chế và yêu cầu tôn trọng tự do hàng hải trong vùng biển vùng Vịnh. Đức cũng bày tỏ lo ngại về vụ tấn công và cho rằng bất kỳ sự leo thang nào đều nguy hiểm.
Được biết, Nhật Bản đã thành lập một lực lượng đặc nhiệm điều tra vụ việc này.
Về phần mình, Nga cảnh báo hành động quy chụp trong việc chỉ trích sự cố "khả nghi" xảy ra trên Vịnh Oman sáng 13/6, đồng thời cho rằng không nên lợi dụng vụ việc này để gia tăng áp lực với Tehran.
"Nhân đây, tôi cảnh báo về những kết luận vội vã, các nỗ lực muốn đổ lỗi cho những ai mà họ không thích. Chúng ta đang chứng kiến một chiến dịch gây áp lực về chính trị, tâm lý và quân sự đối với Iran", hãng thông tấn RIA của Nga dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov hôm 13/6.

Thời niên thiếu "dữ dội" của ông Kim Jong-un ở Thuỵ Sĩ

Nhà lãnh đạo Kim Jong Un đã trải qua những năm tháng niên thiếu nhiều khó khăn ở Thụy Sĩ. Cuốn sách mới của nhà báo The Washington Post hé lộ về khoảng thời gian này.

Trong cuốn sách mới phát hành trong tuần này, nhà lãnh đạo trẻ của Triều Tiên được mô tả với đời sống kín kẽ, nghị lực, thường nổi giận và cự lại ở các buổi học ngoại ngữ.

Cuốn sách đó mang tên "The Great Successor: The Divinely Perfect Destiny of Brilliant Comrade Kim Jong Un" (tạm dịch: Người kế vị vĩ đại: Số phận hoàn hảo tuyệt vời của ông Kim Jong Un) được chắp bút bởi trưởng văn phòng Bắc Kinh của tờ The Washington Post - bà Anna Fifield.

Chết lặng trước loạt ảnh lột tả sự tàn bạo của chiến tranh

Chiến tranh khiến những thành phố phát triển “biến dạng” thành những đống đổ nát hoang tàn, vùi lấp nhiều giá trị văn hóa, lịch sử quý giá.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh
 Thủ đô Warsaw của Ba Lan những năm 1930 trước khi bị quân Đức chiếm đóng từng là một thành phố thanh bình và xinh đẹp.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-2
Chiến tranh đã khiến thành phố Warsaw gần như bị san phẳng bởi các cuộc không kích và ném bom. 

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-3
Kabul - thủ đô của Afghanistan bình yên với cuộc sống thường ngày giản dị của người dân. 

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-4
 Một "bộ mặt" khác của Kabul sau chiến tranh và bạo lực liên miên.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-5
 Thánh đường Dormition ở Kiev, Ukraine những năm 1930.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-6
Công trình kiến trúc tuyệt đẹp này sau đó đã bị phá hủy tan hoang trong Thế chiến II

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-7
 Thành phố Nagasaki, Nhật Bản trước và sau khi bị thả bom nguyên tử.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-8
 Beirut trước những năm 1980 là một trung tâm kinh tế và văn hóa của Lebanon.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-9
 Vẫn là thành phố đấy nhưng là một khung cảnh khác sau cuộc nội chiến Lebanon.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-10
 Khách sạn De Ville, Arras, Pháp trước Thế chiến I.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-11
 Cảnh tượng hoang tàn ở Khách sạn De Ville, Arras, Pháp năm 1914.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-12
 Dresden, Đức - trung tâm kinh tế và văn hóa của châu Âu bình yên với những tòa nhà và những công trình kiến trúc tuyệt đẹp.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-13
 Năm 1945, sau những cuộc ném bom của quân Đồng minh, Dresden không còn gì ngoài đống đổ nát.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-14
 Homs trước và trong cuộc nội chiến ở Syria.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-15
 Khung cảnh ở Tokyo đầu những năm 1930.

Chet lang truoc loat anh lot ta su tan bao cua chien tranh-Hinh-16
 Một cảnh tượng hoàn toàn khác ở Tokyo sau khi bị dội bom năm 1945. *) Title bài viết do Kiến Thức biên tập lại