Đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ ở Biển Đông

(Kiến Thức) - Thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Rich Jarrett, dự đoán rằng đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ sẽ còn tiếp diễn nhiều lần ở Biển Đông.

Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng đối đầu tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông cách đây không lâu vào những ngày này lại có mặt trong cuộc tập trận hải quân Hoa Kỳ-Nhật Bản-Philippines.
Doi dau tau chien Trung-My o Bien Dong
Chiến hạm Mỹ USS Forth Worth từng va chạm với tàu khu trục Trung Quốc ở Biển Đông. 
Tuyên bố về đối đầu tàu chiến Trung-Mỹ vẫn còn tiếp diên nhiều lầnầu nhiều lần ở Biển Đông của thuyền trưởng Rich Jarrett  được đưa ra  đúng vào thời điểm cuộc đối thoại chiến lược Mỹ-Trung lần thứ 7 diễn ra tại Washington trong hai ngày 23-24 tháng Sáu, thảo luận một loạt vấn đề an ninh, kinh tế, biến đổi khí hậu, đề cập tới các liên lạc nhân đạo và đời sống quốc tế. Đối thoại của các đại diện chính phủ hai nước hàng đầu thế giới diễn ra trong bối cảnh giữa đôi bên tồn tại những mâu thuẫn gay gắt. Đặc biệt là tình hình Biển Đông. Chủ đề này đang ngày càng trở nên cấp bách trước xu thế tranh chấp lãnh thổ căng thẳng giữa Trung Quốc và các nước láng giềng, trong đó có Nhật Bản là quốc gia được Mỹ yểm hộ. Tình hình quân sự hóa tại khu vực là mối quan ngại không ngừng của Washington, bên một mặt e ngại việc đối đầu quân sự với Trung Quốc, mặt khác không thể không thực hiện đầy đủ cam kết an ninh trước các đồng minh.
Mặc dù trước thềm cuộc đối thoại, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khang đã tuyên bố rằng tranh chấp lãnh thổ ở Biển Đông không phải là vấn đề quan hệ Trung Quốc-Mỹ Kỳ, nhưng mâu thuẫn đã chuyển sang đối đầu giữa hải quân hai nước. Những tình tiết đụng độ sẽ xảy ra thường xuyên hơn.
Hoàn toàn đồng ý với nhận định của thuyền trưởng tàu tuần duyên Forth Worth, Giám đốc Trung tâm ASEAN (Nga)  Victor Sumsky nói: "Những tình tiết tương tự là điều khó thể tránh. Nguyên nhân là do Trung Quốc và Mỹ đã tranh chấp từ lâu, đấu trường chính của hai nước lúc này là khu vực Đông Á với Biển Đông như một trong các điểm huyệt. Lợi ích quốc gia của các nước lớn như Trung Quốc và Mỹ  không bao giờ có thể giống nhau, bất chấp mọi nỗ lực xoa dịu mâu thuẫn. Cả hai nước có tiến độ hoạt động kinh tế cao: Trung Quốc vươn lên rõ rệt, còn Mỹ tiềm ẩn nhiều vấn đề trở ngại hơn. Những điều này ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa hai nước, một mối quan hệ vốn hiện hữu cả tình tiết xung đột lẫn những khía cạnh tạo cơ hội hợp tác”.

Biển Đông: Mỹ “nói một đằng”, Trung Quốc ‘“nghe một nẻo“

Nhiều chuyên gia cho rằng, quanh vấn đề tranh chấp Biển Đông, chính quyền Mỹ "nói một đằng", nhưng Trung Quốc lại "nghe một nẻo", thậm chí còn không muốn nghe.

Vì sao Trung Quốc “đổi giọng” về Biển Đông?

(Kiến Thức) - Mặc dù Trung Quốc “đổi giọng” về Biển Đông, nhưng trên thực tế Bắc Kinh vẫn tiếp tục các hành động “phá vỡ nguyên trạng”, quyết đoán trong khẳng định chủ quyền.

Trong bốn tháng qua, người ta thấy Trung Quốc đổi giọng về Biển Đông, nhưng vẫn tiếp tục hành động “phá vỡ nguyên trạng”, “quân sự hóa” đã được lên kế hoạch từ trước.
Lúc đầu là biện minh cho mục đích hút cát đắp đảo nhân tạo trái phép ở quần đảo Trường Sa, sau đó thông báo rằng công đoạn đắp đảo sẽ sớm được tạm ngừng. Chỉ có điều, sự thay đổi của Trung Quốc trong lời nói không hề đi kèm với một sự thay đổi trong hành vi. Bắc Kinh vẫn  theo đuổi kế hoạch hoàn thành tất cả các công trình đã được lên kế hoạch, sau khi đắp xong “đảo nhân tạo”.