Tàu chiến Mỹ tiếp tục thách thức TQ ở Biển Đông?

(Kiến Thức) - Ngày 25/5, tàu chiến Mỹ USS Dewey đã tiến sát Đá Vành Khăn, rạn san hô trong quần đảo Trường Sa ở Biển Đông mà Trung Quốc đã trái phép biến thành đảo nhân tạo.

Trung Quốc đã chiếm rạn san hô này từ tay Philippines năm 1995. Năm 2015, Bắc Kinh bắt đầu ráo riết bồi đắp xây dựng trái phép, biến rạn san hô Đá Vành Khăn trước kia chìm dưới nước khi thủy triều lên thành một đảo nổi nhân tạo trên Biển Đông.
Tau chien My tiep tuc thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?
Trung Quốc đã xây dựng trái phép  trên Đá Vành Khăn đường băng, 4 nhà chứa lớn dành cho các máy bay ném bom, 24 nhà chứa nhỏ phục vụ các chiến đấu cơ, 4 hệ thống pháo cao xạ, 2 hệ thống radar... Ảnh: CSIS/AMTI 
Trên đảo nhân tạo này đã xuất hiện đường băng, 4 nhà chứa lớn dành cho các máy bay ném bom, 24 nhà chứa nhỏ phục vụ các chiến đấu cơ, 4 hệ thống pháo cao xạ, 2 hệ thống radar, một nhà máy xi măng và các bến tàu.
Đá Vành Khăn cách đảo Palawan của Philippines không quá 150 hải lý nên nằm trong vùng đặc quyền kinh tế Philippines. Nhưng Trung Quốc đã tuyên bố đá Vành Khăn là lãnh thổ chủ quyền cùng lãnh hải 12 hải lý. Với lý do này, Bắc Kinh cực lực phản đối việc tàu chiến Mỹ tuần tra khu vực. Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã cảnh báo Mỹ về hành động mạo hiểm có nguy cơ phá vỡ đàm phán giữa các bên liên quan ở Biển Đông và kêu gọi Hoa Kỳ kiềm chế các hoạt động tuần tra trong tương lai.
Hoạt động nhằm “đảm bảo tự do hàng hải" này diễn ra lần đầu sau 4 tháng ông Donald Trump bước vào Nhà Trắng. Trước đây, tất cả những đề nghị tương tự từ giới quân sự Mỹ đều bị Tổng thống Donald Trump từ chối. Thậm chí, các nhà phân tích kết luận chính sách của chính phủ Donald Trump là giảm bớt áp lực với Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông để có được sự tác động tới CHDCND Triều Tiên.
Theo các nhà phân tích, sự xuất hiện của tàu chiến Mỹ ở quần đảo Trường Sa sẽ trấn an các nước hy vọng được Mỹ ủng hộ trong cuộc đối đầu với Trung Quốc.
Báo Financial Times viết: "Hoạt động đảm bảo tự do hàng hải này bắt đầu một tuần trước cuộc họp quan trọng của các bộ trưởng quốc phòng Đông Nam Á ở Singapore và sẽ được phần lớn các nước trong khu vực an tâm đón nhận".
Báo này cũng dẫn nhận định của ông Andrew Shearer thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) ở Washington: "Tự do hàng hải ở phía tây Thái Bình Dương là yếu tố quá quan trọng để có thể đem đổi lấy những lời hứa hợp tác úp mở của Trung Quốc trong các vấn đề khác, dù cho quan trọng như vấn đề Bắc Triều Tiên”.
Tau chien My tiep tuc thach thuc Trung Quoc o Bien Dong?-Hinh-2
 "Tự do hàng hải ở phía tây Thái Bình Dương là yếu tố quá quan trọng để có thể đem đổi lấy những lời hứa hợp tác úp mở của Trung Quốc". Trong ảnh tàu khu trục USS Dewey tuần tra trên biển. Ảnh: WordPress.com
Nhưng vì sao Tổng thống Mỹ Donald Trump đột ngột đồng ý với việc điều động tàu đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông, điều mà ông đã từ chối suốt 4 tháng qua?
Rất có thể đó là phản ứng trước việc Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte xích gần lại với Bắc Kinh và Moscow, theo nhận định của giáo sư Dmitry Mosyakov - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các nước Đông Nam Á, Australia và Châu Đại Dương Viện Nghiên cứu phương Đông.
Giáo sư Dmitry Mosyakov nhận định: "Không phải ngẫu nhiên tàu khu trục Mỹ đã tiến gần Đá Vành Khăn vốn được Philippines nêu tên trong vụ kiện chống Trung Quốc tại Tòa Trọng tài quốc tế The Hague. Mặc dù Bắc Kinh phớt lờ phán quyết của Tòa án The Hague — không công nhận những tham vọng chủ quyền của Trung Quốc ở Biển Đông trong đó có đá Vành Khăn, nhưng chính sau phán quyết này, Trung Quốc đã bắt đầu thúc đẩy quan hệ song phương với các bên liên quan tranh chấp lãnh thổ, lôi kéo họ bằng những lợi ích từ hợp tác kinh tế. Điều này được áp dụng đối với Philippines cũng như Việt Nam. Mỹ không thể không có phản ứng trước thực tế như vậy… Việc Bắc Kinh nắm quyền chủ động trên thực tế không phải là điều khiến Washington hài lòng”.
Liệu Mỹ sẽ còn có những hành động mạnh mẽ ở Biển Đông?
Theo giáo sư Dmitry Mosyakov, tân Tổng thống Mỹ Donald Trump không tỏ rõ lập trường về vấn đề này cũng như khó thể nói ông có thể thay đổi quan điểm dưới ảnh hưởng của những sự kiện như thế nào. Đây là yếu tố rất nguy hiểm trong khuôn khổ sự đối đầu toàn cầu giữa hai cường quốc mạnh nhất, có thể dẫn thế giới vào cuộc xung đột nghiêm trọng.

Trung Quốc cảnh báo Mỹ về tuần tra Biển Đông

(Kiến Thức) - Phản ứng trước kế hoạch tuần tra Biển Đông mới của Hải quân Mỹ, ngày 15/2, Trung Quốc cảnh báo Washington chớ có thách thức chủ quyền của nước này.

Cuối tuần qua, báo The Navy Times đưa tin rằng các quan chức của Bộ Tư lệnh Thái Bình Dương và Hải quân Mỹ đang xem xét việc triển khai nhóm tàu sân bay tấn công Carl Vinson, có trụ sở tại San Diego, tiến hành tuần tra Biển Đông.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang nói rằng căng thẳng trong khu vực tranh chấp đã giảm bớt do sự hợp tác giữa Bắc Kinh và các nước trong khu vực Đông Nam Á và sự hiện diện của nước ngoài có thể làm căng thẳng leo thang.

Loạt ảnh hãi hùng về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9

(Kiến Thức) - Đây là 15 bức ảnh hãi hùng không thể nào quên về vụ tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 khiến toàn thế giới vẫn còn rùng mình đến tận ngày nay.

Loat anh hai hung ve vu tan cong khung bo ngay 11/9
 Bức ảnh vệ tinh chụp khoảng lúc 9h30 ngày 11/9/2001 định mệnh khi một vệ tinh quan trắc địa chất bay ngang qua thành phố New York. Bức ảnh này được thực hiện khoảng nửa tiếng sau khi máy bay thứ hai bị không tặc điều khiển lao vào tòa tháp phía nam của Trung tâm thương mại Thế giới (WTC).

8 chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ từ năm 2000

(Kiến Thức) - "Đất nước Iraq Tự do", "Tự do Bền vững" hay "Bình minh Odyssey",...là một số chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ trong những năm gần đây.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000
 Chiến tranh Iraq hay Chiến dịch "Đất nước Iraq Tự do" (2003-2011) là một trong những chiến dịch tốn kém nhất của Mỹ trong hơn 10 năm trở lại đây. Hàng trăm nghìn lính Mỹ đã thực hiện cuộc tấn công quy mô lớn vào Iraq khi cuộc chiến tranh bùng nổ năm 2003. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-2
Chiến dịch New Dawn (Bình minh mới) của Mỹ kéo dài từ năm 2010 đến 2011. Năm 2010, Mỹ tuyên bố “chiến thắng” trong cuộc chiến tranh Iraq và bắt đầu rút quân. Tuy nhiên, các lực lượng nổi dậy vẫn chưa được trấn áp hoàn toàn nên Mỹ đã để lại gần 50.000 quân nhân dưới tư cách cố vấn quân sự cho chính quyền Iraq mới. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-3
Ngày 7/10/2001, Mỹ đổ quân vào Afghanistan và chiến dịch "Enduring Freedom" (Tự do Bền vững) bắt đầu. Mục tiêu của chiến dịch quân sự này là đánh bại phiến quân Taliban, truy lùng và tiêu diệt trùm khủng bố Osama bin Laden. Có thể nói, Enduring Freedom là một trong những chiến dịch quân sự lớn nhất trong thế kỷ 21. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-4
Chiến dịch Odyssey Dawn (Bình minh Odyssey) ở Libya năm 2011. Chiến dịch do liên quân NATO và Mỹ phát động nhằm thực thi nghị quyết lập một vùng cấm bay trên bầu trời Libya của Liên Hợp Quốc. Ngày 19/3/2011, các lực lượng Pháp, Anh và Mỹ đã tiến hành hàng loạt đợt không kích vào Libya. Tàu chiến Mỹ đã nã hơn 100 tên lửa hành trình Tomahawk vào các căn cứ quân sự của nhà lãnh đạo độc tài Muammar Gaddafi. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-5
 Chiến dịch không kích mạng lưới khủng bố Al-Qaeda ở Yemen và không kích phiến quân Taliban tại Pakistan. Chiến dịch quân sự này bắt đầu từ năm 2010 và vẫn tiếp diễn. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-6
Năm 2006, khi Lebanon chìm vào cuộc chiến giữa Israel và phong trào Hezbollah, Tổng thống Mỹ khi đó là George W. Bush đã điều động Đơn vị viễn trinh hàng hải thứ 24 tới Lebanon để sơ tán các công dân Mỹ mắc kẹt tại quốc gia này. Ngoài ra, Mỹ còn điều động tàu USS Iwo Jima, tàu tấn công của Thủy quân Lục chiến Mỹ tham gia chiến dịch sơ tán công dân Mỹ ở Lebanon. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-7
Năm 2014, Mỹ đã điều hàng nghìn binh sĩ tham gia vào cuộc chiến chống phiến quân IS ở Iraq, Syria,...Trong đó, 4.100 binh sĩ đã được điều động tới Iraq và 2.100 lính tới Kuwait. Ngoài ra, liên quân do Mỹ cầm đầu còn tiến hành nhiều đợt không kích nhằm vào phiến quân IS ở Syria. Tàu sân bay U.S.S. Theodore Roosevelt cùng nhiều tàu chiến khác cũng được điều động tham gia vào chiến dịch quân sự này. Ảnh: The Richest.

8 chien dich ton kem nhat cua My tu nam 2000-Hinh-8
Năm 2013, tình hình bán đảo Triều Tiên căng thẳng khi Triều Tiên tiến hành vụ thử hạt nhân dưới lòng đất và đe dọa “phá hủy” Hàn Quốc. Chính vì vậy, Mỹ đã gia tăng số tên lửa chống tên lửa đạn đạo ở Alaska lên 44. Được biết, mỗi quả tên lửa này có trị giá hàng chục triệu USD. Ngoài ra, nhằm răn đe Triều Tiên, Mỹ đã điều hai máy bay ném bom tàng hình B-2 tới căn cứ ở Hàn Quốc. Ảnh: The Richest.