![]() |
Tàu khu trục USS John S. McCain của Hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
![]() |
Tàu khu trục USS John S. McCain của Hải quân Mỹ. Ảnh: Wikipedia |
Đó là nhận định của cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp.
![]() |
Cựu chuẩn tướng quân đội Jean-Vincent Brisset và hiện là giám đốc nghiên cứu của Viện Quan hệ Quốc tế và Chiến lược Pháp. |
“Luật Biển không thừa nhận những gì được xây dựng trên những thực thể không được coi là hòn đảo. Vì vậy, ...việc xây dựng trên những hòn đảo này cũng không làm tăng thêm cơ sở cho các đòi hỏi về chủ quyền, theo quy định quốc tế. Tuy nhiên, trên thực tế, việc xây cất thêm đó cho phép họ (Trung Quốc) tăng khả năng quân sự, tăng quyền lợi kinh tế (trong các vùng biển xung quanh)”.
“Tôi nghĩ rằng... sở hữu một thực thể không phải là một hòn đảo theo định nghĩa của Luật Biển (UNCLOS) - tức là không có cư dân, và không có tài nguyên riêng (đủ cho cư dân trên đảo đó sống được) - thì không có giá trị đòi chủ quyền vùng lãnh hải bao quanh. Vì vậy, việc tạo ra chủ quyền lãnh hải xung quanh các ‘hòn đảo’ này, bất kể diện tích là to hay nhỏ, là không đúng với những gì được quốc tế chấp nhận”.
Theo ông Brisset, về mặt quân sự, các "hòn đảo" chỉ có thể được coi là một cứ điểm nhỏ không mấy quan trọng. Lợi ích của nó chủ yếu là về kinh tế, đặc biệt cho ngư dân. Nhưng nếu diện tích vượt quá một ngưỡng nhất định - máy bay chiến đấu có thể hạ cánh được, có thể triển khai trên đó vũ khí hạng nặng, có cảng biển lớn đến mức tàu chiến có thể ghé vào lấy đồ tiếp tế... - thì lại là chuyện khác. Nguy cơ lúc đó sẽ là từ sở hữu về kinh tế, rồi sẽ mở rộng dần sang sở hữu lãnh thổ và chủ quyền. Và hành động đó tạo căng thẳng với các nước trong khu vực.
Liên quan đến phản ứng của các nước nhỏ ven Biển Đông như Philippines, chuyên gia người Pháp Brisset nói:
“Philippines đã chọn cách quốc tế hóa, kiện ra Tòa án quốc tế. Tôi nghĩ rằng đây là một cách tiếp cận khá thú vị. Bởi vì nếu chúng ta phân tích một cách đơn giản, thì Philippines có quyền hợp pháp để làm việc đó. Bây giờ, vấn đề là đã có quyền hợp pháp rồi, nhưng ngoài ra còn phải có thực lực nữa. Đó là vấn đề khó... Việt Nam, trên bình diện pháp luật và trên bình diện chiếm hữu thực tế một số đảo Trường Sa, có những lập luận vững chắc hơn, hơn cả lập luận của Philippines về chủ quyền do người Pháp chuyển giao lại. Bởi vì trong các tài liệu chính thức được công nhận, thì quốc gia có chủ quyền các hòn đảo này vào thời điểm năm 1933, là Pháp”.
“Trung Quốc không tham gia vụ kiện, bởi vì hiện nay chỉ có một đối thủ duy nhất tại tòa án quốc tế. Nếu có 3, 4 nước cùng kiện, Trung Quốc sẽ ngày càng phải đối mặt với thực tế. Chúng ta không quên rằng 40% của vận tải biển của toàn thế giới đi qua khu vực này”.
Về sự hiện hiện gần đây của Mỹ ở Biển Đông, ông Brisset nhận xét: “Sự hiện diện của Mỹ... không trái với luật pháp quốc tế trong tất cả các vùng biển của thế giới. Người Mỹ muốn đảm bảo tự do hàng hải ở Biển Đông. Người Mỹ quan niệm sự tự do hàng hải cũng giống như quyền tự do hàng không ở một số khu vực mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố cách đây không lâu tại Biển Hoa Đông. Trung Quốc coi đó là một sự khiêu khích. Nhưng Mỹ đã vận dụng đúng luật pháp quốc tế. Trung Quốc có thể tấn công một tàu Philippines, nhưng không bao giờ dám tấn công một tàu của Mỹ”.
Ông Bisset khẳng định: “Trung Quốc đang gián tiếp cản trở nỗ lực đạt Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) bằng cách, có thể nói trắng ra, là bỏ tiền ra mua một số quốc gia. Điều này đặc biệt rõ khi ghế chủ tịch luân phiên của ASEAN được trao cho Campuchia”.
Theo ông Brisset, có ba cơ sở để đấu tranh với Trung Quốc. Về mặt quân sự, là dựa vào hợp tác vùng hay hợp tác với Mỹ. Thứ hai là cơ sở pháp lý, mà tới nay mới chỉ có duy nhất Philippines chọn. Và cuối cùng là truyền thông, nhưng đáng tiếc là các nước hữu quan chưa khai thác triệt để sự lựa chọn này.
Video Hải quân Trung Quốc tập trận bắn đạn thật ở Biển Đông (Nguồn CCTV 13):![]() |
Reinhard Heydrich (bên trái) được trùm phát xít Hitler phong làm Phó Toàn quyền xứ "Böhmen und Mähren" (Cộng hòa Séc). Trong ảnh là lễ nhậm chức của Heydrich tại Praha ngày 27/9/1941. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
"Đao phủ của Đức Quốc xã" Reinhard Heydrich (thứ 2 bên trái) trong một cuộc gặp với trùm SS Heinrich Himmler ở Berlin năm 1936. Trên cương vị phụ trách an ninh của Đức Quốc xã, Reinhard Heydrich đã chỉ đạo nhiều vụ giết người hàng loạt của lực lượng SS ở các vùng lãnh thổ Liên Xô bị phát xít Đức chiếm đóng. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Nhà văn nổi tiếng Thomas Mann đã gọi Reinhard Heydrich là "Đao phủ của Đức Quốc xã", sau khi nghe tin trùm SS này bị ám sát tại Praha trong tháng 6/1942. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Tháng 9/1941, Hitler đã phong cho Reinhard Heydrich làm Phó toàn quyền xứ "Böhmen und Mähren" (Cộng hòa Séc). Trong ảnh, Tổng thống "Böhmen und Mähren" Emil Hácha (bên trái) long trọng đón tiếp Phó toàn quyền Heydrich. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Nhiệm vụ đầu tiên của Phó toàn quyền Heydrich ở Cộng hòa Séc là thúc đẩy việc xây dựng trại tập trung Theresienstadt. Đã có tới 30.000 tù nhân bỏ mạng tại trại tập trung khét tiếng này. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Ngày 27/5/1942, trùm SS Heydrich đã bị ám sát trên đường từ tư dinh đến trụ sở làm việc ở Praha. Trong ảnh là chiếc xe Mercedes-Cabriolet mui trần không có hộ tống chở Heydrich bị lựu đạn xé toang. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Sát thủ số 1 thực hiện vụ ám sát "đao phủ của Đức Quốc xã" Reinhard Heydrich là thợ sửa đồng hồ Jozef Gabcík (1912-1942), người đã được đào tạo thành điệp viên ở Anh trong năm 1941. Gabcík có nhiệm vụ hạ sát Heydrich bằng súng tiểu liên, nhưng chẳng may súng bị hỏng hóc vào thời điểm quyết định. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Sát thủ số 2 là Jan Kubis (1913-1942), người đã ném lựu đạn vào trong chiếc xe chở Heydrich. Các mảnh lựu đạn đã găm đầy mình Heydrich và khiến hắn bị chết sau đó mấy ngày. Jan Kubis cũng được đặc nhiệm Anh đào tạo về các hoạt động phá hoại ở hậu phương của Đức Quốc xã. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Tang lễ "đao phủ của Đức Quốc xã" trùm SS Reinhard Heydrich được thực hiện theo nghi lễ quốc tang và đích thân trùm phát xít Hitler đọc điếu văn. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Với nghi thức tang lễ cấp cao nhất, trùm SS Reinhard Heydrich được an táng ngày 9/6/1942 tại nghĩa trang Invaliden (Invalidenfriedhof) ở thủ đô Berlin. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Mộ của Heydrich vẫn nằm ở nghĩa trang Invaliden đến cuối Chiến tranh Thế giới thứ hai, nhưng bị mộ đã bị dập vỡ. (Nguồn: Spiegel.de) |
![]() |
Để báo thù cho "đao phủ Đức Quốc xã" Heydrich, ngày 10/6/1942, phát xít Đức đã thảm sát làng Lidice: bắn chết toàn bộ đàn ông và đưa tất cả phụ nữ trong làng vào trại tập trung Ravensbrück. (Nguồn: Spiegel.de) |