Tàu chấp pháp Việt Nam phát cảnh báo tới Trung Quốc

Trong cuộc đấu trí căng thẳng trên Biển Đông, tàu chấp pháp của Việt Nam đã phát cảnh báo tới Trung Quốc bằng 3 thứ tiếng Việt, Trung, Anh. 

 
Đã gần một tháng kể từ khi Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương 981, trong suốt thời gian đó, các lực lượng chấp pháp trên biển như cảnh sát biển, kiểm ngư và tàu cá Việt Nam đều cương quyết thực hiện nhiệm vụ của mình bằng giải pháp hòa bình.
Mặc dù số lượng tàu Trung Quốc đông gấp hàng chục lần, nhưng bằng sự mưu trí, các lực lượng chấp pháp của Việt Nam vẫn can đảm đấu trí.

Tàu Kiểm ngư áp sát giàn khoan trái phép Hải Dương 981

(Kiến Thức) - Dù bị tàu Trung Quốc ngăn cản quyết liệt, nhưng tàu kiểm ngư của Việt Nam trong ngày hôm nay đã tiếp cận giàn khoan trái phép Hải Dương 981 ở khoảng cách 2,8 hải lý.

Tàu quân sự Trung Quốc chia nhóm giữ giàn khoan trái phép

Tàu quân sự Trung Quốc chia thành 2 nhóm, một nhóm bảo vệ quanh giàn khoan Hải Dương 981. Nhóm còn lại bảo vệ vòng ngoài nhằm cản trở các tàu chấp pháp của Việt Nam.

Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?

(Kiến Thức) - GS Mark Beeson cho rằng, thật khó biết việc đặt giàn khoan “là chính sách phối hợp từ trên cao, hay các doanh nghiệp lớn, chính quyền địa phương và cả quân đội Trung Quốc xúc tiến việc này”.

Tuy nhiên, ông Mark Beeson - giáo sư về chính trị quốc tế và cũng là một chuyên gia về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, thuộc Đại học Murdoch University, Perth, Austrailia - cũng cho rằng: Dù ai đóng vai trò quyết định trong việc đặt giàn khoan thì “Việt Nam không phải là một nước dễ bị đánh ngã như lịch sử phức tạp giữa hai nước nhắc nhở chúng ta điều đó”.
TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
 TQ: Ai chủ mưu đặt giàn khoan Hải Dương 981 trên vùng biển VN?
Tiến sỹ Lee Jones - một nhà nghiên cứu về an ninh khu vực châu Á-Thái Bình Dương, Đại học Queen Mary, London, Anh, cũng bày tỏ quan điểm trên BBC News: Không nên xem Trung Quốc như là một thực thể thống nhất, kỹ lượng hoạch định, thực hiện mọi chính sách, đường lối.
“Thực tế, nhà nước Trung Quốc vẫn rất rời rạc với nhiều cơ quan trung ương và địa phương cạnh tranh nhau để nắm giữ các nguồn tài nguyên và giành quyền quyết định các chính sách về tài nguyên. Trong các cơ quan hay nhóm đó có Hải quân Trung Quốc, Kiểm ngư và Cảnh sát biển, chính quyền địa phương, các tập đoàn nhà nước và một bộ ngoại giao yếu ớt. Hầu hết các động thái của Trung Quốc tại Biển Hoa Đông đều phản ánh sự cạnh tranh này”, tiến sỹ Lee Jones nói.