Tàu cá vỏ thép đánh bắt thành công trong chuyến đầu tiên

(Kiến Thức) - Chuyến đầu tiên ra khơi đánh bắt ở ngư trường Trường sa của tàu cá vỏ thép mang tên Hoàng Anh 01 đã trở về an toàn và đạt kết quả tốt.

Ngày 16/6, ông Mai Thành Văn (Ngư dân ở huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) là chủ tàu cá vỏ thép mang tên Hoàng Anh 01 cho biết, chuyến đầu tiên ra khơi đánh bắt hải sản tại ngư trường Trường Sa (huyện đảo Trường Sa, tỉnh Khánh Hòa), đã trở về cảng cá Nha Trang an toàn và đạt kết quả tốt.
Tàu cá vỏ thép Hoàng Anh 01 vươn khơi ngày 23/5, trên tàu có 18 người (15 thuyền viên, 3 người của nhà máy đóng tàu) và trở về cảng cá Nha Trang ngày 3/6, lẽ ra tàu sẽ ra khơi luôn, nhưng do thời tiết xấu nên tuần tới tàu Hoàng Anh 01 sẽ lại vươn khơi chuyến thứ 2.
Tàu cá vỏ thép Hoàng Anh 01.
Tàu cá vỏ thép Hoàng Anh 01.
Ông Lê Dương Lâm - Giám đốc Công ty TNHH một thành viên đóng tàu Nha Trang cho biết, đây là chiếc tàu cá vỏ thép được đóng tại nhà máy có chiều dài hơn 25,2 m, rộng 7,5 m, cao 3,6 m, tổng công suất trên 903 CV. Trong đó, có 6 khoang chính chứa thủy sản, 2 khoang chứa thiết bị và ngư lưới cụ, 1 khoang chứa lương thực, thực phẩm, có máy dò cá, máy kéo lưới...Tổng giá trị tàu Hoàng Anh 01 (chưa trang bị ngư lưới cụ) là trên 6 tỉ đồng. Tàu cá này do Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam đầu tư, chủ tàu sẽ trả dần nợ gốc cho Tổng công ty trong thời gian từ 5 - 7 năm.
Theo các thông số kỹ thuật ban đầu về tàu Hoàng Anh 01 sau chuyến vươn khơi và trở về đều đạt kết quả tốt, những đề xuất của ngư dân sẽ được Nhà máy lắng nghe và hoàn thiện, giúp ngư dân an tâm bám biển Trường Sa, Hoàng Sa.

Việt Nam đóng 3.000 tàu cá vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ

Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã và đang đẩy nhanh triển khai chương trình đóng tàu cá vỏ sắt thay thế vỏ gỗ và một số tàu kiểm ngư.

Ông Nguyễn Ngọc Sự, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy (SBIC) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, để góp phần hỗ trợ ngư dân vươn khơi bám biển, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã và đang đẩy nhanh triển khai chương trình đóng tàu cá vỏ sắt thay thế vỏ gỗ và một số tàu kiểm ngư.

Mẫu tàu đánh cá lưới rê Hải Âu do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Nam Định.
Mẫu tàu đánh cá lưới rê Hải Âu do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Nam Định. 

Riêng chương trình tàu cá vỏ sắt đã được xây dựng cách đây nhiều năm, vừa qua đã được Chính phủ quan tâm, bố trí vốn triển khai thực hiện. Tại hội nghị phát triển thuỷ sản ở Đà Nẵng gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định chủ trương hoán đổi tàu cá vỏ sắt thay thế tàu vỏ gỗ cho 3.000 tàu cá đầu tiên trong tổng số hơn 130.000 tàu cá của cả nước. Tổng số vốn đầu tư cho đóng 3.000 tàu cá vỏ sắt đầu tiên là 10.000 tỷ đồng.

Trước đó, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy đã thí điểm đóng mẫu 6 tàu cá vỏ sắt từ cuối năm 2013. Đến nay, đã bàn giao 3 chiếc cho ngư dân hai tỉnh: Nam Định, Quảng Ngãi. Sau khi bàn giao, ngư dân đã đưa tàu đi đánh cá và khen ngợi, đánh giá cao mô hình tàu cá vỏ sắt. “Với lợi thế của tàu cá vỏ sắt hiện đại, ngư dân có thể thu hồi vốn trong vòng 3-5 năm, đủ chi trả cho đầu tư khoảng 4-5 tỷ đồng cho một tàu đóng mới. Với một số ngư dân làm ăn hiệu quả có thể thu hồi vốn ngay trong vòng 1-2 năm” – ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định và cho biết thêm: “Ban đầu một số ngư dân chưa quen tàu sắt, sợ tốn nhiên liệu vì công suất máy lớn, thường hơn 400 sức ngựa trở lên. Nhưng sau mấy chuyến đi biển về nhiều ngư dân đã thấy được tốc độ tàu nhanh hơn, lại tiết kiệm được 15% nhiên liệu. Tàu có khoang chứa lưới lớn, có khoang chứa ngư cụ, khoang bảo quản sản phẩm. Tàu cá vỏ sắt còn trang bị máy dò cá, hệ thống thông tin liên lạc hiện đại. Trước kia ngư dân đi tàu gỗ không bảo quản sản phẩm được lâu nay có thiết bị bảo ôn có thể bảo quản sản phẩm tốt, giúp đi biển được dài ngày hơn. Trước tàu gỗ chỉ đi được sóng cấp 4-5, nay sóng cấp 7,8 vẫn có thể đi biển được”.

Mẫu tàu đánh cá lưới vây Hoàng Anh do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Quảng Ngãi.
Mẫu tàu đánh cá lưới vây Hoàng Anh do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Quảng Ngãi. 

Lãnh đạo Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy cho biết, đến nay, rất nhiều địa phương có hiệp hội nghề cá đã đề xuất với Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy để sớm triển khai chương trình đóng tàu cá vỏ sắt, như: các tỉnh Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nam Định, Phú Yên, Quảng Ngãi, Bình Định, TP Hồ Chí Minh…

Ngày 12/6 tới đây, Tổng công ty Công nghiệp tàu thủy sẽ tổ chức cuộc hội thảo lớn ở Quảng Bình để giới thiệu các đội tàu cá và giới thiệu những ưu việt của sản phần tàu cá vỏ sắt. “Với năng lực của chúng tôi và nếu đủ nguồn tài chính thì một năm có thể đóng được 400 tàu cá vỏ sắt, cứ hai tháng ra một tàu, thậm chí nếu tập trung cao độ theo phương thức “gối đầu” thì có thể 5 ngày cho ra một tàu” – ông Nguyễn Ngọc Sự khẳng định.

Mẫu tàu đánh cá Bảo Duy do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Đà Nẵng.
Mẫu tàu đánh cá Bảo Duy do Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam đóng tại Đà Nẵng. 

Liên quan tới các dự án đóng tàu cá vỏ sắt, PGS.TS, Chuẩn đô đốc Lê Kế Lâm, Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Biển TP Hồ Chí Minh cho biết, vào ngày 7-6 tới, tại TP Hồ Chí Minh, Hội Khoa học kỹ thuật Biển TP Hồ Chí Minh sẽ tổ chức cuộc tọa đàm khoa học “Đóng tàu đánh cá vỏ thép” để trao đổi về ba phương án tàu mẫu dùng lưới rê, lưới vây và lưới kéo của Tổng Công ty Công nghiệp Đóng tàu Việt Nam.

Cháy tàu cá tại Hoàng Sa: 16 ngư dân được cứu sống

Trên đường ra ngư trường Hoàng Sa để khai thác hải sản, một tàu cá của ngư dân Lý Sơn bỗng nhiên bốc cháy dữ dội. 16 ngư dân trên tàu đã được kịp thời ứng cứu.

Đó là tàu cá QNg 96084 TS, do ngư dân Nguyễn Chí Thạnh (ở thôn Tây, xã An Hải, huyện đảo Lý Sơn) vừa là chủ tàu kiêm thuyền trưởng, trên tàu có 16 lao động đều là người địa phương.

Ông Nguyễn Chí Thanh - anh ruột của thuyền trưởng Thạnh - cho biết khoảng 10h ngày 10/6, ông nhận được thông tin do ngư dân Thạnh báo về tàu ông vừa bị nạn và được lực lượng thực thi pháp luật trên biển cứu sống.

Thời gian gần đây nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh: T.L.
 Thời gian gần đây nhiều tàu cá của ngư dân Lý Sơn bị cháy do nhiều nguyên nhân khác nhau - Ảnh: T.L.

“Vì ngọn lửa bốc cháy dữ dội và tàu chìm ngay sau đó nên toàn bộ máy móc, hệ thống Icom đều bị sóng biển nhấn chìm, khi lên được tàu cứu nạn Thạnh mượn điện thoại gọi về để thông báo cho gia đình biết, tọa độ tàu bị nạn là 15,36’ vĩ độ Bắc - 109,43’ kinh độ Đông trong khu vực quần đảo Hoàng Sa”, ông Thanh nói.

Ông Nguyễn Quốc Chinh, chủ tịch Nghiệp đoàn nghề cá An Hải, cho biết tàu cá QNg 96084 TS của ngư dân Nguyễn Chí Thạnh xuất bến rời đảo Lý Sơn ra ngư trường Hoàng Sa vào sáng 9/6. Đến 9h15 ngày 10/6, tàu bị nạn tại Hoàng Sa.

Hiện 16 lao động đi trên tàu cá bị nạn đang được tàu của lực lượng thực thi pháp luật trên biển của Việt Nam đưa về đảo Lý Sơn trong tối nay.

* Trước đó vào lúc 3h10 ngày 10/6, Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn hàng hải Việt Nam (Vietnam MRCC) nhận được thông tin từ gia đình chủ tàu QNg 98390 TS cho biết thuyền viên Huỳnh Tấn Cường (29 tuổi) bị máy tời cuốn đứt lìa cánh tay phải. Nạn nhân mất nhiều máu, tình trạng rất nguy kịch. Thời điểm xảy ra tai nạn tàu ở 16,14 độ vĩ Bắc - 108,25 độ kinh Đông (cách Đà Nẵng khoảng 15 hải lý về hướng tây).

Ngay sau khi nhận được thông tin, Vietnam MRCC đã nối máy cho tàu bị nạn với Trung tâm y tế 115 để tư vấn y tế, sơ cấp cứu ban đầu cho nạn nhân.

Cùng với việc hướng dẫn cho tàu QNg 98390 TS khẩn trương vào bờ, Vietnam MRCC đã điều động tàu SAR 274 đang thường trực tại Đà Nẵng đi cứu nạn khẩn cấp.

Sau 2 tiếng kể từ khi nhận được thông tin, tàu SAR 274 đã đưa nạn nhân vào bờ để đến bệnh viện chữa trị.

Tàu cá TQ lập hàng rào hung hăng chặn tàu Việt Nam

(Kiến Thức) - Các tàu cá vỏ sắt của Trung Quốc dàn hàng ngang, tạo thành hàng rào ở quanh khu vực hạ đặt trái phép giàn khoan để ngăn cản các tàu cá Việt Nam.