Tập ngay những thói quen đơn giản này để lưng thẳng dáng đẹp

Ít ai có thể ngờ rằng, việc duy trì một phương pháp hít thở đúng cũng có thể giúp chúng ta có được dáng đứng thẳng.

Tap ngay nhung thoi quen don gian nay de lung thang dang dep
Động tác yoga sẽ giúp chúng ta rèn luyện các nhóm cơ chủ chốt có chức năng hỗ trợ cho tư thế đứng chuẩn - Ảnh: Internet. 
Sử dụng gối khi nằm ngủ
Lựa chọn một chiếc gối thấp sẽ khiến đầu nâng không quá cao so với cổ khi nằm, cổ thẳng hàng với ngực và cột sống.
Điều này giúp bạn đỡ đau đầu khi thức dậy và ngăn ngừa việc phát triển nếp nhăn, bệnh đau cổ và các vấn đề liên quan đến cột sống. Một chiếc gối ngủ chuẩn cần đáp ứng các chỉ số: cao 8 - 15 cm, rộng 30 cm và dài 60 cm.
Học cách đứng đúng
Cố gắng đừng cúi người và càng thẳng lưng càng tốt. Hãy đứng thẳng lưng, chân rộng ngang vai, hông đẩy về phía trước một chút còn vai lại hơi ngả ra sau một chút. Đây là vị trí tối ưu để cột sống có thể đỡ được cả cơ thể. Không nên cho tay vào túi áo hay túi quần vì nó sẽ làm bạn phải cúi xuống.
Đặt gối phía dưới đầu gối và phần lưng
Đặt một chiếc gối ở phía dưới đầu gối sẽ giúp giảm đau trên cột sống và ngăn cơ thể lăn lộn khi ngủ. Phương pháp này giúp cải thiện lưu lượng máu luân chuyển giữa chân và cơ thể. Đặt gối dưới đầu gối còn giúp tránh được các nếp nhăn, giảm độ căng ở đầu gối. Cách này đặc biệt hữu ích cho người thường xuyên phải đi bộ nhiều.
Cầm điện thoại đúng cách
Hầu hết chúng ta đều cúi xuống vô thức khi sử dụng điện thoại thông minh hay laptop. Hãy cố gắng để điện thoại ngay trước mắt và đặt laptop ở vị trí tương đương với vị trí bàn làm việc bạn vẫn ngồi.
Tập luyện cải thiện tư thế
Dành thời gian 10 - 20 phút mỗi ngày tập luyện sẽ giúp cải thiện tư thế. Đừng quá căng thẳng vì sẽ chỉ làm cho tình hình tệ hơn. Nếu bạn là nhân viên văn phòng, đừng quên khởi động lưng, cổ và vai mỗi ngày.
Phương pháp hít thở
Ít ai có thể ngờ rằng, việc duy trì một phương pháp hít thở đúng cũng có thể giúp chúng ta có được dáng đứng thẳng. Mấu chốt ở chỗ, bạn cần sử dụng cơ hoành để thực hiện việc hít vào và thở ra. Phương pháp này không những giúp cho quá trình hô hấp diễn ra hiệu quả hơn mà đồng thời nó còn tác động và dần dần điều chỉnh cột sống về tư thế chuẩn.
Tập yoga
Các bài tập yoga có tác dụng rất tốt trong việc cải thiện và nâng cao tinh thần lẫn sức khỏe. Ngoài ra, thường xuyên thực hiện các động tác yoga sẽ giúp chúng ta rèn luyện các nhóm cơ chủ chốt có chức năng hỗ trợ cho tư thế đứng chuẩn của cơ thể.

Clip: Hướng dẫn những bài tập Yoga giúp tăng cường sự dẻo dai khi chơi golf

(Vietnamdaily) -Với những người mới chơi golf rất dễ gặp phải các chấn thương như đau cơ, chấn thương vùng cổ tay, lưng,...Để hạn chế các triệu chứng đau, chấn thương này, các bài tập yoga bổ trợ khi chơi golf sẽ giúp cho người chơi tăng cường sự dẻo dai và sự tập trung cần thiết khi chơi môn thể thao này.

 

Bài tập 10 phút giúp 'vai u thịt bắp' hóa bờ vai gợi cảm

Cổ và vai là nơi đặc biệt, thể hiện đường nét nữ tính của con gái. Nếu không may mắn sở hữu vai u thịt bắp, hãy luyện tập những bài tập sau đây để mau chóng lột xác với bờ vai mong manh, gợi cảm.

Bai tap 10 phut giup 'vai u thit bap' hoa bo vai goi cam

Thường xuyên tập những bài tập cho vai và cổ mỗi ngày, bạn gái sớm có được bờ vai mỏng manh, chứng đau cổ, đau vai cũng giảm đi nhanh chóng.

Bai tap 10 phut giup 'vai u thit bap' hoa bo vai goi cam-Hinh-2
Bài tập 1: Bài tập 1 sẽ giúp bạn tập khởi động cho cơ vai và cổ. Bởi các cơ cổ, vai thường mỏng manh, nếu bạn không tập khởi động sẽ dễ gây căng cơ. Khi bắt đầu, hãy xoay cổ 5 lần theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ.
Bai tap 10 phut giup 'vai u thit bap' hoa bo vai goi cam-Hinh-3
Bài tập 2: Bài tập 2 bắt đầu với các ngón tay ở phía sau đầu, lòng bàn tay từ từ đưa thẳng lên và sau đó giữ hai cánh tay sau tai. Đây là bài tập rèn luyện cơ cổ và cơ vai hiệu quả. Tuy nhiên, khi tập bài tập này nên chú ý không cúi đầu vì có thể làm tổn thương đốt sống cổ. Sau 1 phút, trở về tư thế ban đầu. Bài tập này cần được thực hiện 3 lần.
Bai tap 10 phut giup 'vai u thit bap' hoa bo vai goi cam-Hinh-4
Bài tập 3: Bài tập vai có thể giúp cơ cổ, cơ vai dẻo dai hơn. Hãy xoay vai theo chiều kim đồng hồng hồ rồi ngược chiều kim đồng hồ. Hãy tập động tác này trong 50 lần, mỗi lần trong 10 giây.
Bai tap 10 phut giup 'vai u thit bap' hoa bo vai goi cam-Hinh-5
Bài tập 4: Bài tập này giúp cơ vai được duỗi căng, tăng tính linh hoạt. Hãy bắt đầy từ tay phải, nghiêng sang bên phải, mắt hướng lên trần nhà, giữ trong 30 giây sau đó đổi bên.
Bai tap 10 phut giup 'vai u thit bap' hoa bo vai goi cam-Hinh-6
Bài tập 5: Hãy dựa lưng vào bức tường, dang cánh tay song song với mặt đất, sau đó uốn cong cánh tay vuông góc rồi từ từ giơ tay lên cao sau đó đổi bên. Tập bài tập này thường xuyên, bạn sẽ thấy bờ vai của mình thon nhỏ, dáng người của bạn cũng được cải thiện rõ rệt. 
 

Những người này có nguy cơ đột quỵ khi tập gym

Thời gian gần đây, các trường hợp tập luyện bị chấn thương nặng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt đột quỵ,...

Thời gian gần đây, các trường hợp tập luyện bị chấn thương nặng, dẫn đến thoát vị đĩa đệm, thoái hóa đốt sống cổ, đặc biệt đột quỵ,... không còn là hiện tượng hiếm gặp. Nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ tập luyện sai cách, không phù hợp với sức khỏe. Vậy nên tập luyện thế nào để phòng ngừa đột quỵ?

Theo các thông tin đăng tải, các trường hợp đột quỵ đều còn rất trẻ. Trong lúc đang tập gym tại một phòng tập gần nhà, nam thanh niên 17 tuổi (ngụ Bình Chánh, TP.HCM) bất ngờ bị đột quỵ, nhập viện trong tình trạng xuất huyết não nghiêm trọng, được cứu sống ngoạn mục.

Rồi trường hợp đang tập gym tại phòng tập, nam thanh niên 23 tuổi, quốc tịch Australia, bị đột quỵ, ngừng tuần hoàn. Một sự việc đau lòng khác xảy ra cách đây không lâu tại Thanh Hóa, một nam sinh lớp 12 đã tử vong ngay tại phòng tập gym. Nguyên nhân ban đầu được xác định nam thanh niên này bị đột quỵ.

Nhung nguoi nay co nguy co dot quy khi tap gym
Nên tập theo bài tập mà huấn luyện viên đưa ra để phù hợp sức khỏe và không nên tập luyện quá sức. 

Đột quỵ còn được gọi là tai biến mạch máu não, xảy ra khi một phần não bộ bị tổn thương do tắc mạch máu đi nuôi não gây đột quỵ, hoặc nhồi máu não hay vỡ mạch máu não làm đột quỵ xuất huyết não. Não không được cung cấp oxy, đột ngột ngưng trệ trong vài phút, tế bào não bắt đầu chết dần, có thể tử vong bất cứ lúc nào.

Khi tập luyện, nhịp tim sẽ thay đổi, đập nhanh hơn. Nếu không thường xuyên tập luyện để kiểm soát nhịp tim, sẽ rất nguy hiểm khi nhịp tim tăng nhanh, huyết áp cũng tăng cao, kèm theo đó là các cơn thiếu máu não, thường chỉ thoáng qua, kéo dài trong vài phút sau đó người bệnh trở lại trạng thái bình thường.

Nhưng đó lại dự báo những cơn đột quỵ sau này. Các dấu hiệu của đột quỵ có thể nhận thấy như: Đau đầu dữ dội, choáng váng, cứng cổ và buồn nôn. Gặp khó khăn trong việc nói và hiểu người khác nói gì. Mắt mờ hoặc mù một bên, thấy hình nhân đôi. Mất ý thức: người bệnh sững sờ, không biết gì, khó đánh thức hoặc đột ngột, đôi khi tử vong ngay.

Những người mắc các bệnh liên quan đến tim mạch, tăng huyết áp hoặc huyết áp thấp, bệnh về hô hấp, hen suyễn, nghiện rượu bia, thuốc lá, người cao tuổi đang có rối loạn về nhận thức là những đối tượng dễ gặp đột quỵ khi tập gym.

Tập luyện trong phòng gym phù hợp hầu hết mọi đối tượng. Tuy nhiên, thể trạng của mỗi người không giống nhau, nên phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe để điều chỉnh lượng bài tập, chế độ dinh dưỡng sao cho hợp lý.

Khi tập luyện, người mắc các bệnh trên cần cẩn thận, tránh vận động quá sức, tốt nhất nên có huấn luyện viên quan sát và kiểm tra nhịp tim liên tục để đảm bảo sự an toàn. Người mắc các bệnh mạn tính liên quan đến tim mạch, hô hấp cần lưu ý chế độ tập luyện, dinh dưỡng sau: Luôn kiểm tra nhịp tim và giữ nhịp tim ở vùng an toàn khi tập luyện (<75% nhịp tim tối đa).

Kiểm tra huyết áp mỗi ngày (huyết áp luôn giữ ổn định ở mức 120/80mmHg). Luôn mang theo thuốc xịt hen suyễn (phòng khi bị lên cơn trong lúc tập luyện). Nên điều chỉnh trọng lượng cơ thể để tránh béo phì ảnh hưởng đến các bệnh về tim mạch. Ngủ đủ 7-8 tiếng mỗi ngày.

Tập luyện 3-5 ngày/tuần để cải thiện và duy trì tình trạng sức khỏe tốt. Không nên ăn quá mặn, giảm lượng muối không quá 1,5g/ngày. Tránh thức ăn có lượng cholesterol cao. Không uống nhiều rượu bia, không hút thuốc lá. Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.

Để an toàn khi tập gym, bạn nên kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi tập để đảm bảo mình hoàn toàn khỏe mạnh để chịu được môn thể thao gắng sức và tìm đến một huấn luyện viên thể hình hướng dẫn các bước tập ban đầu, phù hợp với sức khỏe của bạn.

Tập luyện với tư thế chuẩn, kể cả chi tiết nhỏ nhất. Nên tập các bài tập có tác dụng tăng sức khỏe cho hệ tim mạch. Khi tập luyện, chỉ nên chạm ngưỡng cao nhất là mức độ hơi khó thở nhưng vẫn có thể trò chuyện được. Không lao vào tập gắng sức liên miên mà nên đan xen các khoảng nghỉ.

Nguyên tắc là chỉ tập hiệp tiếp theo khi nhịp tim, hơi thở và huyết áp đã trở lại ổn định. Tập luyện ở những nơi thoáng khí, cố gắng ra ngoài hít thở thật nhiều oxy nếu bạn đang phải tập ở nơi thiếu oxy.

Nếu ngày hôm đó tập luyện mà bạn bị mệt hoặc cảm thấy có dấu hiệu khác thường, hãy dừng việc tập luyện ngay lập tức và nghỉ ngơi trong ít nhất 3 ngày. Nên đi khám bác sĩ ngay nếu thấy các dấu hiệu của đột quỵ ngày một rõ nét.