
Gỗ hóa ngọc (hay còn gọi gỗ hóa thạch) là kết quả của quá trình hóa thạch diễn ra hàng triệu năm, trong đó thân cây bị chôn vùi dưới nham thạch sau các đợt phun trào núi lửa. Ảnh minh họa

Trong quá trình này, khoáng chất như thạch anh, opal và canxedon thẩm thấu vào mao mạch gỗ, thay thế dần cấu trúc hữu cơ ban đầu. Qua đó, biến gỗ thành đá với độ cứng cao, chỉ đứng sau kim cương. Ảnh: Nhasan

Gỗ hóa ngọc có màu sắc đa dạng, từ xám, nâu đến đỏ, cam vàng...trong đó, màu xanh ngọc bích được coi là quý hiếm nhất. Ảnh: ANTĐ

Gỗ hóa ngọc được định giá dựa trên độ tinh xảo, kích thước và màu sắc. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, một khối gỗ hoá ngọc dài 30,5m, chu vi khoảng 6m từng được định giá lên tới 55 tỷ kyat (hơn 600 tỷ đồng). Ảnh minh họa

Cây gỗ quý được phát hiện tại làng Bibinsan, thị trấn Magway, thuộc tỉnh Magway (Myanmar) do một người nông dân tình cờ tìm thấy trong lúc đào ruộng. Ảnh: Internet

Gỗ hóa thạch được tìm thấy ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, gỗ hóa ngọc được tìm thấy ở Lạng Sơn, Tây Nguyên, Phú Yên. Ảnh: Báo ảnh Việt Nam

Tuy nhiên, việc khai thác gỗ hóa ngọc không đơn giản. Chúng thường nằm sâu trong lõi các khối đá lớn, thậm chí cả những ngọn núi đá đồ sộ, khiến quá trình tìm kiếm và khai thác vô cùng khó khăn. Ảnh: Dân Việt

Theo nhận định của chuyên gia, các khối gỗ hóa thạch không giống nhau. Chúng có dáng vẻ, giá trị khác nhau, thường vài trăm triệu đồng/khối. Ảnh: Internet

Gỗ hóa ngọc được sử dụng để làm đồ trang sức, bàn ghế. Ảnh: Internet