Tận mục sự sống kỳ ảo dưới thềm băng dày ở Nam Cực

Bên dưới các thềm băng dày ở Nam Cực, các nhà khoa học vô cùng bất ngờ khi phát hiện sự sống đa dạng ở một nơi ánh sáng mặt trời không thể chiếu đến như vậy.

Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc
 Sâu bên dưới các thềm băng của Nam Cực, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra sự sống đang phát triển mạnh mẽ - mức độ đa dạng loài chưa từng có đối với một môi trường không được tiếp xúc với ánh sáng mặt trời.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-2
 Ở bên dưới lớp băng ở Nam Cực, nơi bị che chắn khỏi các tia năng lượng mặt trời, sự sống có thể tồn tại nhưng được cho là rất hiếm.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-3
 Bởi lẽ hầu hết các hệ sinh thái được xây dựng dựa trên nền tảng của các sinh vật quang hợp như thực vật hoặc tảo, nên ở những cõi tối tăm như vậy sẽ không có đủ thức ăn để hỗ trợ cho sự sống. 
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-4
Nhưng khi hai nhà nghiên cứu Gerhard Kuhn và Raphael Gromig thuộc Viện Alfred Wegener (Đức) tiến hành khoan qua 200m băng trên thềm băng Ekström vào năm 2018, họ đã rất ngạc nhiên bởi những gì thu thập được bắt đầu từ độ sâu 100m.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-5
 Trong một môi trường tối tăm và không thích hợp như vậy, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy các mảnh vỡ của các sinh vật sống.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-6
 Khi soi các mảnh vỡ dưới kính hiển vi, David Barnes, nhà sinh vật học biển thuộc Cơ quan Khảo sát Nam Cực của Anh đã xác định được 77 loài khác nhau, nhiều hơn so với những gì ông mong đợi.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-7
 Trên thực tế, nó thậm chí còn đa dạng hơn rất nhiều mẫu được tìm thấy ở phần thềm lục địa, nơi nông hơn và có nhiều nguồn thức ăn hơn.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-8
Nhiều loài được xác định là bryozoan (loài ăn lọc tĩnh trông giống não), bọt biển và sứa. Về lý thuyết, các loài này khó có thể sống được ở đây; vì chúng ăn tảo, và tảo cần ánh sáng mặt trời và vì chúng được cho là quá "mỏng manh" đối với nhiệt độ khắc nghiệt này.
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-9
 Nhưng hóa ra những loài sinh vật này đang ăn các vi sinh vật như ciliates và tảo hai roi bị dòng nước biển cuốn vào bên dưới thềm băng. 

Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-10
Đồng tác giả, Tiến sĩ Gerhard Kuhn (AWI), cho biết: "Một điều đáng ngạc nhiên khác là việc tìm ra sự sống đã tồn tại ở đây bao lâu. Theo nghiên cứu, niên đại các-bon của các loài động vật dưới đáy biển này có vẻ như đã có từ 5.800 năm trước. Những mẫu vật từ đáy biển bên dưới thềm băng trôi đã kể cho chúng ta nghe câu chuyện về lịch sử".  
Tan muc su song ky ao duoi them bang day o Nam Cuc-Hinh-11
“Việc phát hiện ra rất nhiều sự sống trong điều kiện khắc nghiệt này là một điều hoàn toàn bất ngờ và nhắc nhở chúng ta rằng sinh vật biển Nam Cực độc đáo và đặc biệt như thế nào”. Tiến sĩ David Barnes chia sẻ. Nghiên cứu này đã được công bố ngày 20 tháng 12 vừa qua.

Cận cảnh cuộc sống của các nhà nghiên cứu ở nơi khắc nghiệt nhất thế giới

(VietnamDaily) - Nhiều cư dân ở Nam Cực là những nhà khoa học làm việc trong các trạm nghiên cứu.

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi
Theo Insider, mỗi năm, khoảng 1.000 nhà khoa học làm việc trong các trạm nghiên cứu ở Nam Cực. (Nguồn ảnh: Insider) 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-2
Vì không có dân bản địa và các nhà nghiên cứu đến từ khắp nơi trên thế giới, Nam Cực còn được đặt biệt danh là "lục địa quốc tế". 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-3
Các nhà khoa học đến đây để nghiên cứu về nhiều lĩnh vực khác nhau. Chẳng hạn như họ nghiên cứu về việc tìm ra các sinh vật mới, dữ liệu liên quan tới lịch sử khí hậu của Trái Đất và các dấu hiệu môi trường đang thay đổi,... 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-4
Nhiều người tập trung vào nghiên cứu biến đổi khí hậu vì những thay đổi môi trường trên lục địa này gây ra những tác động toàn cầu. 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-5
 Năm nay, Nam Cực ghi nhận nhiệt độ cao nhất từ trước đến nay, khoảng 20,7 độ C. Nếu tất cả lớp băng ở Nam Cực tan chảy, mực nước biển toàn cầu sẽ tăng khoảng 61 m.
Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-6
 Số khác đến Nam Cực để tìm hiểu về hệ sinh thái của nó.

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-7
Khoa học thực địa ở Nam Cực rất tốn kém, vì vậy, các nhà nghiên cứu chỉ mạo hiểm đến lục địa này nếu công việc không thể thực hiện được ở bất kỳ nơi nào khác trên thế giới. 
Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-8
Họ phải đối mặt với khí hậu khắc nghiệt ở lục địa xa xôi này. 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-9
Dù vậy, các nhà khoa học hiếm khi đơn độc. Họ sống, ngủ, ăn và làm việc cùng nhau trong các cơ sở nghiên cứu nhỏ. 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-10
Nhiều người đến đây bằng tàu lớn, được thiết kế có khả năng phá vỡ lớp băng dày. 
Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-11
Một khi ở trên châu lục này, các nhà nghiên cứu phải đối mặt với những thách thức lớn. Alex Gaffikin, một nhà khí tượng học đã làm việc hai năm rưỡi tại một trạm nghiên cứu của Anh, nói với Reuters rằng mùa đông có nghĩa là bóng tối liên tục. Tuy nhiên, Nam Cực cũng mang đến những phần thưởng. "Tôi yêu Nam Cực vì đây là nơi xa lạ và kỳ diệu", Gaffikin nói. 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-12
Với nhiệt độ ở mức đóng băng và gió mạnh, các nhiệm vụ hàng ngày có thể trở nên khó khăn hơn. Điều kiện thời tiết khắc nghiệt đồng nghĩa với việc vận chuyển thực phẩm và nguồn cung cấp bị hạn chế. 

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-13
"Bạn phải sử dụng những gì bạn có trong cửa hàng như đồ đông lạnh, đồ đóng hộp và đồ khô", Alan Sherwood, đầu bếp tại cơ sở Rothera, nói với hãng Reuters. Nhiều thập kỷ trước, các nhà khoa học thậm chí săn bắt động vật để làm thức ăn. 
Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-14
 Nước cũng là nguồn tài nguyên quý giá trên lục địa này. Mặc dù khoảng 90% băng trên thế giới nằm ở Nam Cực, việc sống tại đây lại giống như trên sa mạc. Cư dân không có nguồn cung cấp nước dồi dào, họ phải làm tan tuyết trong mùa đông. Vào mùa hè, họ sử dụng các đường ống để lấy nước từ những đầm phá nhân tạo.

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-15
 Đa số các nhà khoa học ở Nam Cực tiếp xúc với tia UV gấp 5 lần giới hạn khuyến nghị.

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-16
 Nghiên cứu thực địa không chỉ được thực hiện trên đất liền, một số nhà nghiên cứu tập trung vào biển, tảo biển hay động vật không xương sống. Khi không có mặt tại hiện trường, họ dành cả ngày bên trong các trạm nghiên cứu để hiểu rõ hơn một số bí ẩn của Nam Cực.
Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-17
 Trên lục địa này có hàng trăm công nhân để duy trì dịch vụ Internet và điện thoại. Họ tiếp cận những địa điểm xa bằng máy bay trực thăng để đảm bảo tất cả thiết bị hoạt động tốt. Họ cũng hỗ trợ các nhà khoa học, sửa chữa những thiết bị như bếp hay xe trượt tuyết cho các nhiệm vụ thực địa.

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-18
 Mặc dù công việc nghiên cứu ở Nam Cực đòi hỏi nhiều khả năng thích nghi với điều kiện khắc nghiệt, cuộc sống bên trong căn cứ vẫn tương đối bình thường.

Can canh cuoc song cua cac nha nghien cuu o noi khac nghiet nhat the gioi-Hinh-19
 Nhiều nhà nghiên cứu tập luyện để giữ sức khỏe. Họ thậm chí tham gia vào các hoạt động như bỏ phiếu, đón Giáng sinh...

Vì sao lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa?

Theo các chuyên gia, lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng tối đa trong tuần qua. Kích thước của lỗ thủng lớn hơn cả diện tích vùng Nam Cực. Hiện các nhà khoa học chưa tìm ra lý do gây ra hiện tượng này. 

Vi sao lo thung tang ozone o Nam Cuc da mo rong toi da?
 Các chuyên gia mới công bố phát hiện đáng lo ngại về lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực. Theo họ, lỗ thủng tại đây đã đạt kích thước tối đa từ giữa tháng 9 tới giữa tháng 10 hàng năm. Không những vậy, kích thước của lỗ thủng tầng ozone ở Nam Cực đã mở rộng trong tuần qua và hiện lớn hơn diện tích vùng Nam Cực.

Quốc Cường Gia Lai phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư dự án Phước Kiển lại từ đầu

Tại ĐHĐCĐ thường niên 2021 vào ngày 31/12/2021, bà Nguyễn Thị Như Loan – Tổng Giám đốc CTCP Quốc Cường Gia Lai đánh giá cao về lợi nhuận mà dự án Phước Kiển có thể đem lại.

Quoc Cuong Gia Lai phai xin chap thuan chu truong dau tu du an Phuoc Kien lai tu dau

ĐHĐCĐ thường niên 2021 của QCG được tổ chức vào chiều ngày 31/12/2021

Tiến độ của dự án Phước Kiển vẫn còn bỏ ngỏ

Trả lời cổ đông về tiến độ dự án Phước Kiển 51 ha liên quan đến Công ty Tân Thuận, bà Loan cho biết chủ trương đầu tư của dự án đã hết hạn từ tháng 8/2020 và QCG sẽ phải xin chấp thuận chủ trương đầu tư lại từ đầu.

Giải thích về nguyên nhân dự án này bị đình trệ suốt những năm qua, bà Loan cho biết năm 2017, QCG có gửi văn bản đến Sở Tài nguyên và Môi trường yêu cầu giao đất để thực hiện dự án do đền bù theo dạng hạ tầng đã đạt 100% nhưng phía Sở đã không có phản hồi chính thức.

Đến năm 2020, khi chủ trương đầu tư hạ tầng đã hết hạn, phía cơ quan chức năng đề nghị sẽ giao đất cho QCG, tuy nhiên, Nhà nước sẽ không hoàn lại tiền đầu tư. Đồng thời, do mục đích sử dụng đất chuyển từ dạng đất thô sang dạng có hạ tầng nên tiền sử dụng đất mà QCG phải đóng cũng sẽ tăng gấp 10 lần.

Ngoài ra, muốn đạt được chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự án trên 50ha như Phước Kiển thì chủ đầu tư dự án phải trình Thủ tướng Chính phủ, tuy nhiên điều kiện là dự án phải hoàn thành đền bù 100%. Hiện tại, dự án Phước Kiển vẫn còn 5% diện tích chưa đền bù do người dân đòi bồi thường quá cao. Phía QCG có khả năng tập trung nguồn lực tài chính để giải quyết chuyện đền bù nhưng áp lực trả lãi vay sẽ rất lớn trong bối cảnh vấn đề pháp lý vẫn còn bỏ ngõ.

Nhận định về dự án, bà Loan cho rằng dự án Phước Kiển mang lại giá trị rất lớn, nếu dự án được hoàn thành thì giá cổ phiếu QCG có thể lên 100,000-200,000 đồng/cp. Còn trong tương lai gần, bà Loan hứa chắc chắn QCG sẽ thực hiện chia cổ tức năm 2022.

Vụ kiện với Sunny sẽ sớm có kết quả

Đối với vụ kiện với Sunny Island liên quan đến dự án Phước Kiển 91.6 ha, bà Loan cho biết phía Sunny đã đầu tư 2,882 tỷ đồng vào dự án Phước Kiển nhưng thời hạn thanh toán không đúng theo hợp đồng nên QCG có quyền kiện ra VIAC. Phía VIAC đã tổ chức tranh tụng lần thứ nhất nhưng do vấn đề dịch bệnh nên ngày tổ chức tranh tụng lần hai vẫn chưa được quyết định, dự kiến phán quyết sẽ được đưa ra trước hoặc sau Tết Nguyên Đán.

Bà Loan cho biết thêm trước khi đưa ra VIAC, QGC đã đề nghị trả lại toàn bộ phần vốn đầu tư của Sunny nhưng đơn vị này muốn lấy phần đất tại dự án Phước Kiển có diện tích tương ứng số tiền đã đầu tư (19% tổng diện tích). Tuy nhiên, phía QGC không đồng ý do việc chia đất sẽ ảnh hưởng đến các tiện ích có sẵn tại dự án.

Theo hợp đồng giữa hai bên, nếu lỗi thuộc về QCG, Công ty sẽ phải trả lại toàn bộ số tiền Sunny đã đầu tư cộng thêm 50%, tương đương khoảng 4,200 tỷ đồng. Ngược lại, nếu lỗi thuộc về Sunny, đơn vị này chỉ được lấy lại 50% số tiền đã đầu tư, tương đương hơn 1,400 tỷ đồng.

Ngoài những dự án Phước Kiển, “vận rủi” của QCG còn xuất hiện ở một số dự án khác. Đối với dự án Khu dân cư 6B Phạm Hùng (huyện Bình Chánh, TP.HCM), hiện QCG chỉ mới xây dựng một block chung cư có diện tích 3,500 m2, vẫn còn 76 nền đang chờ đợi chỉ đạo của cơ quan chức năng để chuyển thành nhà ở xã hội hoặc nhà ở thương mại.

Trong khi đó, dự án Long Phước, quận 9 do bị hút trộm cát nên diện tích đã giảm đáng kể, hiện đang trong tình trạng đã hoàn thiện pháp lý nhưng không có đất để làm. QCG đã làm thủ tục khôi phục lại phần đất và đang chờ phản hồi từ phía cơ quan quản lý.

Chia sẻ về các mảng kinh doanh khác ngoài bất động sản, bà Loan cho biết hiện nay, mảng thủy điện hàng năm đóng góp 10% lợi nhuận c QCG, tuy nhiên phần lợi nhuận này sẽ dùng để trả nợ gốc các khoản vay thực hiện dự án. Trong 3 nhà máy thủy điện của QCG, hiện đã có 1 nhà máy hoàn tất trả nợ, 2 nhà máy còn lại dự kiến sẽ hoàn tất trả nợ trong 5-6 năm nữa.

Còn với mảng cao su, những năm trước thua lỗ nhưng từ năm 2020 đến nay đã khả quan hơn và có lãi. Về triển vọng của mảng này, bà Loan cho biết do diện tích trồng cao su hiện nay đã bị thu hẹp do nông dân dần chuyển sang trồng các loại cây khác nên QCG có thể sẽ hướng đến việc bán gỗ và sử dụng đất để kinh doanh bất động sản.

Trong năm 2022, QCG dự kiến cho phát hành gần 62 triệu cp theo dạng phát hành thêm cổ phiếu cho cổ đông và hoán đổi công nợ, giá phát hành 11,000 đồng/cp. Bà Loan cho biết mục đích tăng vốn là để giảm áp lực lãi vay, hạ mức nợ vay để thu hút đầu tư. Khi hành lang pháp lý tại các dự án được giải quyết, QCG sẽ tiếp tục tổ chức tăng vốn.

Năm 2021, ĐHĐCĐ QCG đã thông qua mục tiêu doanh thu đạt 1,000 tỷ đồng và lãi trước thuế 100 tỷ đồng. Tuy nhiên, sau 9 tháng đầu năm, Công ty chỉ mới đem về 774 tỷ đồng doanh thu và 53 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tương đương hơn 77% và 53% kế hoạch.

Như vậy, để hoàn thành mục tiêu đề ra, QCG cần có doanh thu ít nhất 226 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 47 tỷ đồng trong quý cuối năm. Con số 47 tỷ đồng tương đối thách thức nếu nhìn vào kết 8 quý gần đây đều không vượt quá 40 tỷ đồng.

Lợi nhuận trước thuế 8 quý gần đây của QCG. Đvt: Tỷ đồng

Quoc Cuong Gia Lai phai xin chap thuan chu truong dau tu du an Phuoc Kien lai tu dau-Hinh-2