Tận mắt vận hành pháo 2S1 mà Việt Nam có trang bị

(Kiến Thức) - Cùng xem những hình ảnh thao tác vận hành nạp đạn khai hỏa pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Quân đội Nga, lực lượng pháo binh Việt Nam cũng có trang bị. 

Pháo tự hành 2S1 Gvozdika (nghĩa là “hoa cẩm chướng) do Liên Xô phát triển từ những năm 1970 nhằm gia tăng sức mạnh cho các binh đoàn xe tăng và cơ giới hóa của Quân đội Liên Xô. Mỗi sư đoàn xe tăng Liên Xô được biên chế 36 pháo tự hành 2S1, trong khi mỗi sư đoàn bộ binh cơ giới có 72 xe.
Pháo 2S1 được thiết kế sử dụng khung bệ xe bọc thép đa dụng MT-LB. Đóa “hoa cẩm chướng” này nặng 15,7 tấn, dài 7,3m, rộng 2,85m và cao 2,4m, với kíp lái 4 người.
Pháo tự hành 2S1 Gvozdika.
 Pháo tự hành 2S1 Gvozdika.
Do phải hạn chế trọng lượng và kích thước, để có thể vận chuyển bằng các loại máy bay vận tải như An-12, An-124 hay IL-76, nên 2S1 chỉ được bọc giáp mỏng từ 15-20mm, đủ để chống lại vũ khí hạng nhẹ và mảnh bom, pháo. Bù lại, với động cơ diesel JMZ-238M công suất 300 mã lực, 2S1 có tính việt dã cao, đạt tốc độ tối đa 60km/h, bơi với tốc độ 5km/h, vượt lũy cao 0,8m, hố sâu 2,2m và có tầm hoạt động lên đến 500km.
Vũ khí chính của 2S1 là lựu pháo D-32 cỡ nòng 122mm, với chiều dài gấp 35 lần cỡ nòng, rất hiệu quả trong chống công sự cũng như các mục tiêu khác, kể cả xe tăng. 2S1 bắn được nhiều loại đạn, và thường mang theo cơ số đạn 40 viên gồm 35 viên đạn nổ, phá mảnh và 5 viên đạn nổ lõm chống tăng. Ngoài ra, 2S1 còn có một súng máy 7,62mm với 300 viên đạn.
Khai hỏa pháo 122mm.
Khai hỏa pháo 122mm.
Trong chiến đấu, pháo 2S1 có thể đạt tốc độ bắn lên đến 5 phát/phút. Kíp lái được hỗ trợ bởi kính ngắm PG-2 và kính ngắm quang học dẫn bắn trực tiếp OP5-37.
Để chống tăng, 2S1 sử dụng đạn nổ lõm với đầu đạn BP-1, sơ tốc đầu đạn 740m/s, tầm bắn 2km, xuyên giáp 180mm. Khi bắn đạn đạn nổ, tầm bắn tối đa là 15km. Khi sử dụng kiểu đạn tăng tầm, tầm bắn đạt tới 21,9km.
Hiện lực lượng pháo binh Việt Nam trang bị một số lượng nhỏ 2S1 Gvozdika với tên gọi khác là SU-122 (có thể để đồng bộ với cách gọi pháo SU-100 mà Việt Nam còn sử dụng).
Dưới đây là clip thao tác nạp đạn, bắn pháo 122mm bên trong pháo tự hành 2S1 Gvozdika của Nga:

Tiêm kích hạm Su-33 Nga “áp sát” Ukraine

(Kiến Thức) - Các máy bay tiêm kích hạm Su-33 và máy bay tuần tra chống ngầm Il-38 đã được nhìn thấy ở căn cứ thành phố Yeisk, vùng Krasnodar gần lãnh thổ Ukraine. 

Các nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh 4 tiêm kích hạm Su-33 thuộc phi đội tiêm kích 279 Hạm đội Biển Bắc hạ cánh xuống căn cứ không quân hải quân ở thành phố cảng Yeisk (vùng Karasnodar) nằm bên bờ biển Azov ngăn cách Nga và Ukraine, ngày 10/3.
 Các nhiếp ảnh gia đã chụp được những bức ảnh 4 tiêm kích hạm Su-33 thuộc phi đội tiêm kích 279 Hạm đội Biển Bắc hạ cánh xuống căn cứ không quân hải quân ở thành phố cảng Yeisk (vùng Karasnodar) nằm bên bờ biển Azov ngăn cách Nga và Ukraine, ngày 10/3.

Giải mã sức mạnh “đại bác tự hành” SU của Việt Nam

(Kiến Thức) - SU-100, SU-122, SU-152 là 3 khẩu pháo tự hành tấn công tốt nhất mà Việt Nam có trong trang bị.

8 pháo tự hành “khủng” nhất Đông Nam Á

Pháo tự hành M107 được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ từ quân đội Sài Gòn sau 1975. Đây là loại pháo do Mỹ sản xuất, thiết kế với một nòng pháo cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn xa tới 34km với đạn thông thường. Xét về cỡ nòng thì M107 được coi là pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất Đông Nam Á. Ngày nay, M107 phục vụ hạn chế trong lực lượng pháo binh Việt Nam.
Pháo tự hành M107  được Quân đội Nhân dân Việt Nam thu giữ từ quân đội Sài Gòn sau 1975. Đây là loại pháo do Mỹ sản xuất, thiết kế với một nòng pháo cỡ 175mm có thể đạt tầm bắn xa tới 34km với đạn thông thường. Xét về cỡ nòng thì M107 được coi là pháo tự hành cỡ nòng lớn nhất Đông Nam Á. Ngày nay, M107 phục vụ hạn chế trong lực lượng pháo binh Việt Nam.

Ngoài M107, lực lượng pháo binh Việt Nam còn có sự phục vụ của số lượng pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn Pháo binh 45.
Ngoài M107, lực lượng pháo binh Việt Nam còn có sự phục vụ của số lượng pháo tự hành 2S3 Akatsiya (Việt Nam gọi là SU-152) được Liên Xô viện trợ từ những năm 1980. Trong ảnh là đội hình xe tập hợp chuẩn bị chiếm lĩnh trận địa trong cuộc diễn tập tại Lữ đoàn Pháo binh 45.

Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km.
Pháo tự hành 2S3 Akatsiya được đặt trên khung gầm cơ sở xe bánh xích Object 123, trang bị pháo cỡ nòng 152mm D-22 đạt tầm bắn 18,5km.

Cùng với 2S3 Akatsiya, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122). Ảnh minh họa
Cùng với 2S3 Akatsiya, Việt Nam cũng nhận được từ Liên Xô pháo tự hành 2S1 Gvozdika (Việt Nam gọi là SU-122). Ảnh minh họa

Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Ảnh minh họa
Gvozdika thiết kế đặt trên khung gầm cơ sở xe bọc thép MT-LB, trang bị pháo 2A18 cỡ 122mm có tầm bắn xa 15,3km. Ảnh minh họa

Pháo tự hành M109A5 (Mỹ sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (20 khẩu). Ảnh minh họa
Pháo tự hành M109A5 (Mỹ sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (20 khẩu). Ảnh minh họa

Pháo tự hành M109A5 trang bị pháo cỡ 155mm M284 bắn xa 23,5km. Ảnh minh họa
Pháo tự hành M109A5 trang bị pháo cỡ 155mm M284 bắn xa 23,5km. Ảnh minh họa

Pháo tự hành CAESAR (Pháp sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (6 khẩu) và Quân đội Indonesia (37 khẩu). Ảnh minh họa
Pháo tự hành CAESAR (Pháp sản xuất) trang bị chủ yếu trong pháo binh Quân đội Hoàng gia Thái Lan (6 khẩu) và Quân đội Indonesia (37 khẩu). Ảnh minh họa

CAESAR thiết kế đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Renault Sherpa 10, trang bị pháo cỡ 155mm có thể đạt tầm bắn xa 42km với đạn tăng tầm (đạn pháo được lắp động cơ đẩy phụ). Ảnh minh họa
CAESAR thiết kế đặt trên khung gầm xe vận tải bánh lốp Renault Sherpa 10, trang bị pháo cỡ 155mm có thể đạt tầm bắn xa 42km với đạn tăng tầm (đạn pháo được lắp động cơ đẩy phụ). Ảnh minh họa

Pháo tự hành SH-1 do Trung Quốc sản xuất, được trang bị chủ yếu trong Quân đội Myanmar. Trong ảnh là đội hình pháo SH-1 tại cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar năm 2013.
Pháo tự hành SH-1 do Trung Quốc sản xuất, được trang bị chủ yếu trong Quân đội Myanmar. Trong ảnh là đội hình pháo SH-1 tại cuộc duyệt binh của Quân đội Myanmar năm 2013.

Pháo tự hành SH-1 thiết kế dùng khung gầm xe vận tải bánh lốp. SH-1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn loại đạn tăng tầm đạt cự ly xa tới 53km. Ảnh minh họa
Pháo tự hành SH-1 thiết kế dùng khung gầm xe vận tải bánh lốp. SH-1 trang bị pháo cỡ nòng 155mm có khả năng bắn loại đạn tăng tầm đạt cự ly xa tới 53km. Ảnh minh họa

Ngoài SH-1, pháo binh Myanmar còn trang bị 30 pháo tự hành NORA B-52 do Serbian chế tạo. NORA B-52 trang bị pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 20km với đạn thường hoặc 41km với đạn tăng tầm.
Ngoài SH-1, pháo binh Myanmar còn trang bị 30 pháo tự hành NORA B-52 do Serbian chế tạo. NORA B-52 trang bị pháo cỡ 155mm đạt tầm bắn 20km với đạn thường hoặc 41km với đạn tăng tầm.

Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore chế tạo dựa trên công nghệ pháo M109 của Mỹ. Primus trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 19km với đạn thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.
Pháo tự hành SSPH-1 Primus do Singapore chế tạo dựa trên công nghệ pháo M109 của Mỹ. Primus trang bị pháo cỡ nòng 155mm đạt tầm bắn 19km với đạn thường hoặc 30km với đạn tăng tầm.