Tâm sự rơi nước mắt của cậu bé tố cáo bố để bảo vệ mẹ

(Kiến Thức) - Suy nghĩ “nát” óc, cháu không biết mình sai ở chỗ nào mà khiến ngay cả mẹ mình cùng cả họ nhất loạt quay lưng.

"Bà nội cũng là phụ nữ sao lại có thể vô tâm như vậy?
Đáng trách nhất, bà ngoại là mẹ ruột của mẹ, tại sao bà lại coi việc người khác đánh con mình hiển nhiên như vậy?
Chả nhẽ chỉ cần mẹ cháu không có ý định tố cáo thì bạo lực gia đình là hợp pháp ạ?"
Đó là những câu hỏi đầy uất ức của một cậu bé 15 tuổi hàng ngày phải chứng kiến cảnh bố say rượu về đánh đập, bạo hành mẹ. Khi không thể chấp nhận để mẹ phải chịu cảnh sống địa ngục, cậu bé đã quyết định tố cáo bố mình, nhưng điều cậu nhận lại được là sự trách móc của mẹ, đòn roi của bố và sự ghẻ lạnh của cả hai bên nội ngoại...
Có lẽ nào bạo lực gia đình và sự cam chịu là điều mà người phụ nữ phải chấp nhận để giữ cho cuộc sống hôn nhân "êm ấm"? Kiến Thức xin chia sẻ câu chuyện của cậu bé, chắc hản sẽ khiến không ít bậc làm cha mẹ, ông bà phải xem lại quan điểm và cách ứng xử với bạo hành gia đình:
Cháu chào các cô chú, năm nay cháu vừa 15 tuổi. Đáng lẽ giờ này cháu nên tập trung bài vở, ôn luyện chuẩn bị cho bài thi cuối kỳ thay vì lên đây chia sẻ câu chuyện gia đình mình. Viết lên những dòng này, cháu hi vọng các cô chú với kinh nghiệm sống của mình có thể cho cháu lời khuyên để giải quyết chuyện vốn chẳng hay ho của gia đình mình. Quả thực, suy nghĩ “nát” óc, cháu không biết mình sai ở chỗ nào mà khiến ngay cả mẹ mình cùng cả họ quay lưng.
Tam su roi nuoc mat cua cau be to cao bo de bao ve me
 Tìm cách bảo vệ, vậy mà cháu còn bị mẹ mắng: "Tại sao mày lại làm thế? Tao đâu mượn...". Ảnh minh họa.
Bố cháu là người có trách nhiệm với gia đình, hiếu thuận cả nội lẫn ngoại, hết mực yêu thương con cái. Bố không lăng nhăng, không cờ bạc. Mọi chuyện sẽ chẳng có gì nếu bố không uống rượu và có tính vũ phu. Những lúc tỉnh, bố điềm đạm, dịu dàng bao nhiêu thì mỗi khi làm bạn với “ma men” thì ông như biến thành con người khác. Không biết bao lần cháu phải cắn răng chứng kiến những trận đòn roi vô cớ trút lên người mẹ. Là thanh niên sức dài vai rộng, không ít lần cháu lao vào can bố nhưng đổi lại ông càng trở nên hung hãn, đánh mẹ quyết liệt hơn.
Đỉnh điểm, tối chủ nhật tuần trước, bố giận chuyện vặt với bác trưởng thôn lại lôi rượu ra uống. Mẹ đi làm về thấy vậy lựa lời khuyên bố dăm ba câu. Chẳng ngờ, ông sẵn tay đổ ụp luôn đĩa rau lên đầu mẹ. Đã vậy, bố còn chạy nhanh ra lấy cây chắn cửa đánh tới tấp vào người mẹ trong khi bà chỉ biết ôm đầu van xin. Cháu càng can thì bố càng đánh tợn.
Không thể để chuyện này tiếp diễn mãi, sáng hôm sau cháu viết một lá đơn rồi trốn học chạy ra xã với ý nghĩ tố cáo bạo lực gia đình. Kết quả là, bố bị mời ra xã làm việc. Ngay chiều hôm ấy, bà nội tất tả chạy sang mắng cháu là đồ bất hiếu, chửi mẹ có mỗi việc ăn thôi mà không biết dạy dỗ con cái. Nói rồi, bà cầm gậy đánh đuổi hai mẹ con ra khỏi nhà.
Cứ tưởng “giọt máu đào hơn ao nước lã”, ông bà ngoại sẽ dang tay đón hai mẹ con. Nào ngờ, vừa vào tới sân, ngoại kéo cháu lại rồi nói: “Bố có đánh mẹ thì cháu cũng chỉ có thể xoa thuốc, an ủi mẹ thôi", trong mắt ngoại, bố là rể thảo, điềm đạm, dịu dàng, mẹ phải như nào bố mới đánh như vậy.
Bất ngờ nhất, mẹ cháu về tới nhà liền trốn vào toilet mà khóc. Mẹ hỏi: “Tại sao mày lại làm vậy? Tao đâu mượn? Mày xem, do mày mà 2 bên nội ngoại đều mắng tao?", sau khi khóc xong mẹ đưa cháu về nội rồi đi bảo lãnh bố.
Vừa về nhà, bố xông thẳng vào nhà tát cháu 1 cái, bố quát "Tao cho mày ăn học để mày viết đơn tố cáo tao à? Mày cút khỏi mắt tao" vừa nói vừa vứt đồ cháu ra ngoài, xé sách vở của cháu.
Lúc đó, mẹ chỉ biết quỳ xuống xin bố. Nào ngờ, bố thẳng tay tát mẹ chúi ngủi. Bà nội im lặng, mẹ khóc lóc, bố thì vẫn tiếp tục xé sách vở. Cháu vừa giận vừa uất ức cháu quát vào mẹ cháu "Con đang bảo vệ mẹ, tại sao mẹ lại mắng con? Những gì con làm là sai hả mẹ?".
Cháu đã gần 4 ngày không về nhà và cũng không đi học, sách vở bố đã xé nát cả rồi, cháu ở nhờ nhà trọ của bạn. Cho đến tận bây giờ, cháu thật sự không hiểu, mình cố bảo vệ mẹ là sai sao??? Bà nội cũng là phụ nữ sao lại có thể vô tâm như vậy? Đáng trách nhất, bà ngoại là mẹ ruột của mẹ, tại sao bà lại coi việc người khác đánh con mình hiển nhiên như vậy? Tại sao chính quyền không truy cứu bố cháu? Chả nhẽ chỉ cần mẹ cháu không có ý định tố cáo thì bạo lực gia đình là hợp pháp ạ? Cháu tố cáo bố mình là sai ạ?

4 lời khuyên "rút ruột rút gan" của phụ nữ 50 tuổi đã ly hôn

Hãy đọc và ngẫm thật kỹ những lời khuyên này nhé chị em, rất ý nghĩa đó.

Đừng bao giờ trông chờ người đàn ông sẽ nuôi mình

Nhiều người phụ nữ tin rằng chỉ cần cưới được một người chồng giàu có là mặc nhiên cả đời mình sẽ sung sướng. Những năm tháng làm vợ sẽ không cực nhọc bươn chải kiếm tiền. Liệu những người phụ nữ “ở nhà chồng nuôi” có thật sự sung sướng và hạnh phúc như họ từng nghĩ?

Hạnh phúc không khi cuộc sống của mình hàng ngày chỉ quanh quẩn trong bốn bức tường nhà bếp? Dù chồng giàu có cỡ nào thì muốn mua gì cũng ngửa tay xin tiền từ chồng, đàn bà có thấy vui? Thỉnh thoảng, lại được nghe những từ như: Ăn bám, cô ấy đâu có làm gì… từ chồng, đàn bà có thấy mình vô dụng?

Nhiều người phụ nữ sau khi có chồng sinh con, chấp nhận ở nhà chăm con mà nghỉ việc. Giai đoạn chăm con nhỏ vô cùng vất vả và mệt mỏi với hàng tá công việc không tên. Không ít đàn ông đi làm về thấy vợ chăm con mọn không giúp đỡ được gì lại còn mặt nặng mày nhẹ khi cơm không lành, canh không ngọt, nhà cửa bề bộn.

4 loi khuyen

Ảnh minh họa. Đàn bà à, đàn ông biết tôn trọng vợ sẽ không bao giờ nói những câu đại loại như: “Anh sẽ nuôi em cả đời”, “Cưới anh rồi, em chẳng cần phải đi làm”… Hoặc ép buộc vợ phải ở nhà chăm con, làm trọn phận làm vợ, làm mẹ. Đàn ông tôn trọng vợ sẽ tin rằng, vợ mình thật sự có năng lực ngoài xã hội. Họ biết, ngoài gia đình người đàn bà cần một vùng trời khác để tự do khẳng định mình, được vui vẻ với những mối quan hệ xã hội.
Đàn ông tính nóng hơn bản lĩnh, nhất định phải tránh xa

Tính nóng hơn bản lĩnh, chính là người đàn ông tệ nhất.

Những người như vậy vô cùng coi trọng mặt mũi và tôn nghiêm của mình dù không ra gì, hễ bị xúc phạm thì luôn trút giận vào vợ yếu con thơ, để được thỏa mãn tâm lý.

Hơn nữa, bạo hành gia đình chỉ có 2 loại là: không có và luôn có, chỉ cần xảy ra một lần thì các lần sau sẽ luôn tiếp diễn, nên hành động mà bạn cho là nhẫn nhịn, thấu hiểu của bạn không những không cảm hóa được anh ấy, mà còn khiến anh ấy nghĩ bạn nhu nhược, đê tiện, trở nên càng đánh càng hăng.

Do đó, người đàn ông nóng tính thích bạo hành, nhất định phải dứt khoát tránh xa.

Trong hôn nhân, có gì hãy nói rõ

Thật ra trong hôn nhân cái đáng sợ không phải là cãi vã, đôi khi hai bên bộc lộ được bức xúc của mình, vậy mà lại có lợi cho việc hiểu rõ đối phương và dễ thông cảm cho nhau.

4 loi khuyen

Điều đáng sợ nhất trong hôn nhân, chính là im lặng, chiến tranh lạnh, vì bản chất của hành động này chính là đang né tránh.

Vốn dĩ chỉ là một hiểu lầm cỏn con, anh không nói, tôi cũng không, hai bên đều để dồn trong lòng, vấn đề từ từ nhem nhuống trở thành oán hận nhau.

Phụ nữ phải có ranh giới của mình trong hôn nhân

Một hôn nhân tốt sẽ khiến hai người trở nên tốt hơn, là một cái kết thắng lợi của cả hai bên, tuyệt đối không phải là hy sinh đơn phương từ một phía. Một hôn nhân mà bạn phải bỏ đi sự tôn nghiêm của mình, không ngừng hy sinh vì người còn lại, đa số là hôn nhân có vấn đề không thể dựa vào.

Rất nhiều người vì muốn giữ lớp vỏ ngoài của một cuộc hôn nhân hạnh phúc, không muốn bị người ta đàm tiếu, vì muốn “cho con mình một gia đình nguyên vẹn”, thường hay lựa chọn chịu đựng sự bạo hành và chì chiết của đối phương. Nhưng đến cuối cùng, việc nhẫn nhịn của bạn không hề cứu vãn được tình hình, mà chỉ làm tổn thương bạn thêm, thậm chí tổn thương con bạn.

Vợ, cũng là một con người độc lập, không phải cái máy đẻ của nhà ai đó, cũng không phải là con sen giúp việc cho nhà ai đó. Cô ấy hoàn toàn xứng đáng được thông cảm, được tôn trọng, đây là ranh giới ít nhất của một con người.

Chồng đánh vợ cũ dã man ở Phú Yên: Vì sao phụ nữ mãi khổ?

(Kiến Thức) - Mới đây, trường hợp một người phụ nữ ở Phú Yên bị chồng cũ đánh, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, gây không ít bất bình trong dư luận. Tại sao có quá nhiều phụ nữ bị bạo hành, và tình trạng này, dù được cảnh báo nhưng ngày ngày vẫn đang điễn ra…