Tại sao Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị áp dụng hình phạt nghiêm khắc?

(Kiến Thức) - Trong số 21 bị can, chỉ có Trịnh Xuân Thanh bị đề nghị áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc do khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội.

Ngày 8/1/2018 tới đây, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Đáng chú ý, trong số 21 bị can, Trịnh Xuân Thanh – nguyên Chủ tịch HĐQT PVC bị đề nghị áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
Cáo trạng của VKSND tối cao nêu rõ, hành vi của Trịnh Xuân Thanh phạm vào các tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” quy định tại khoản 3 điều 165 và “Tham ô tài sản” quy định tại khoản 4 điều 278 Bộ luật hình sự 1999.
Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: cafef
 Trịnh Xuân Thanh. Ảnh: cafef
“Quá trình điều tra, bị can khai báo không thành khẩn, quanh co chối tội, sau khi phạm tội, bị can đã bỏ trốn gây khó khăn, cản trở cho quá trình điều tra là những tình tiết cần xem xét để áp dụng mức hình phạt nghiêm khắc” – cáo trạng nêu rõ.
Cáo trạng của VKSND Tối cao nêu rõ, trong quá trình thực hiện dự án NMNĐ Thái Bình 2 giữ vai trò là Chủ tịch HĐQT PVC, Trịnh Xuân Thanh đã có hành vi chỉ đạo bị can Vũ Đức Thuận ký HĐ EPC số 33 để PVC được nhận tạm ứng 6.6 triệu USD và 1.312 tỷ đồng. Quyết định sử dụng 1.115 tỷ đồng trong số tiền tạm ứng vào mục đích khác, không đưa vào dự án NMNĐ Thái Bình 2 gây thiệt hại cho nhà nước số tiền hơn 119.8 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, bị can Trịnh Xuân Thanh đã đề ra chủ trương cùng bị can Vũ Đức Thuận chỉ đạo Nguyễn Anh Minh và Lương Văn Hòa lập khống hồ sơ, rút 13 tỷ đồng từ Ban điều hành dự án Vũng Áng- Quảng Trạch để chia nhau sử dụng cá nhân, trong đó Trịnh Xuân Thanh được ăn chia 4 tỷ đồng và chịu trách nhiệm cùng các bị can Vũ Đức Thuận, Nguyễn Anh Minh và Bùi Mạnh Hiển trong việc sử dụng chung khoản tiền 1,5 tỷ đồng.

Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú có là tình tiết giảm nhẹ hay không?

(Kiến Thức) - Ông Trịnh Xuân Thanh vừa ra đầu thú sau 1 năm bỏ trốn và bị truy nã. Hành động này có giúp nguyên chủ tịch HĐQT PVC hưởng tình tiết giảm nhẹ?

Sau một năm bỏ trốn và bị truy nã, ngày 31/7, ông Trịnh Xuân Thanh (sinh năm 1966) – Nguyên chủ tịch HĐQT Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) đã ra đầu thú. Trước đó, tháng 9/2016, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố bị can Trịnh Xuân Thanh về tội Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Theo kết luận của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Trịnh Xuân Thanh và nhóm cán bộ có liên quan của PVC đã thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo, quản lý điều hành, thiếu kiểm tra, giám sát và làm trái các quy định nhà nước về quản lý kinh tế gây thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng (giai đoạn 2011-2013).

Đưa vụ án Trịnh Xuân Thanh ra xét xử vào đầu năm 2018

(Kiến Thức) - Thông tin thời gian xét xử vụ án Trịnh Xuân Thanh được Chánh án TAND Nguyễn Hữu Chính đưa ra tại Kỳ họp thứ 5 - HĐND TP Hà Nội sáng nay. 

Sáng nay (4/12), Kỳ họp thứ 5, HĐND TP Hà Nội khóa XV, nhiệm kỳ 2016 - 2021 chính thức khai mạc tại trụ sở HĐND - UBND TP Hà Nội.
Báo cáo tại phiên họp, Chánh án tòa án nhân dân (TAND) Nguyễn Hữu Chính cho biết, trong phương hướng nhiệm vụ năm 2018, TAND Thành phố sẽ tích cực phối hợp với VKSND cùng cấp và các cơ quan liên quan tập trung khẩn trương đưa ra tuy tố xét xử theo thẩm quyền vụ án Trịnh Xuân Thanh và vụ góp vốn 800 tỷ đồng của Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam vào Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đại Dương trong Quý I năm 2018.