Tại sao không nên uống cà phê vào ngày trời lạnh?

Khi nhiệt độ giảm, một tách cà phê bốc hơi nghi ngút có vẻ là sự khởi đầu đầy hưng phấn cho một ngày mới. Tuy nhiên, hóa ra thứ đồ uống này có thể chống lại bạn, theo tạp chí Wall Street Journal.

Tai sao khong nen uong ca phe vao ngay troi lanh?
 Tại sao không nên uống cà phê vào ngày trời lạnh? - Ảnh 1Ảnh minh hoạ.
Tại sao? Thường thì cơ thể của chúng ta sẽ ấm hơn môi trường xung quanh và tỏa nhiệt. Tuy nhiên, khi trời lạnh, cơ thể phản ứng lại bằng cách run, tạo ra nhiều nhiệt hơn cho vùng lõi.
Uống một ly cà phê vào ngày trời lạnh có thể sẽ khiến bạn đi tiểu nhiều vì caffein là chất lợi tiểu. Và đó là “một cách khác để mất nhiệt vì chất lỏng đó ấm hơn nhiều so với môi trường xung quanh”, Alan Hedge, giám đốc Labo yếu tố con người và Ergonomics, Đại học Cornell nói.
Có thứ đồ uống nào khác không làm ấm cơ thể không? Có, đó là rượu. một chất lợi tiểu nữa làm cho các mạch máu giãn ra. Đó là lý do tại sao một số người uống đồ uống có cồn khi trời lạnh có thể bị hạ thân nhiệt.
Vậy bạn có thể uống gì để làm ấm cơ thể? Câu trả lời đến từ Mông Cổ. Từ thời Thành Cát Tư Hãn, người dân ở đây vẫn sưởi ấm cơ thể bằng cách uống một loại đồ uống có chứa bơ từ bò lông dài Tây Tạng. Người Mông Cổ uống sữa ngựa tươi, ấm, mang lại cho họ khả năng có chế độ ăn nhiều calo bền vững, ấm áp, giữ nhiệt cao, giữ ấm cho cơ thể.
Do đó bạn có thể tiếp tục gọi một cốc sô cô la hoặc latte nóng – chỉ cần đảm bảo rằng nó không chứa caffein. Nếu bạn không phải là tín đồ của sữa? Hãy thử một loại đồ uống không chứa caffein nằm trong khoảng 37độ C (nhiệt độ cơ thể bình thường) đến 46,1 độ C. Nghiên cứu cho thấy đồ uống trong phạm vi nhiệt độ này đó sẽ khiến cơ thể cảm thấy ấm hơn khoảng 2,6 độ C, tờ Wall Street Journal đưa tin. Một tách trà hoa cúc thơm ngát chính là bí quyết.

6 công thức pha cà phê cực lạ nhưng hữu ích cho sức khỏe

(Kiến Thức) - Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc bổ sung vitamin, chất chống oxy hóa và dinh dưỡng vào ly cà phê sáng, vừa giúp bạn tỉnh táo vừa tăng cường sức khỏe? Hãy thử một trong 6 công thức cà phê lạ mà bổ dưỡng này nhé.

6 cong thuc pha ca phe cuc la nhung huu ich cho suc khoe
1. Thêm quế cho tim khỏe mạnh
Quế là một trong những loại gia vị giàu chất chống oxy hóa nhất. Hãy thêm một chút quế vào ly cà phê sáng để tăng cường chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ tim và não bộ. Nghiên cứu cũng cho thấy quế giúp làm giảm nguy cơ ung thư, và tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn. 

11 vật dụng cá nhân tuyệt đối không dùng chung để tránh rước bệnh vào người

(Kiến Thức) - Một số vật dụng cá nhân tuyệt đối không nên sử dụng chung với những người khác nếu không muốn rước thêm bệnh vào người.

11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi

Bấm móng tay: Có một lượng lớn vi khuẩn, vi rút và vi sinh vật nấm trên ngón tay và móng tay của con người. Do đó, việc dùng chung bấm móng tay có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm nấm, vi rút.

11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-2
Hoa tai: Có nhiều mạch máu trong tai. Đó là lý do tại sao rất dễ bị nhiễm các bệnh truyền qua đường máu khi bạn đeo đôi hoa tai của người khác. Lần tới khi bạn muốn mượn vật dụng cá nhân này, hãy lau chúng bằng cồn.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-3
Son dưỡng môi: Virus herpes có thể được truyền từ người này sang người khác khi dùng chung son dưỡng hoặc son môi, ngay cả khi người mang mầm bệnh không có triệu chứng rõ ràng của bệnh.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-4
Nhíp nhổ lông mày: Nếu bạn sử dụng nhíp của người khác để nhổ thêm một vài sợi lông thì không có gì đáng sợ. Tuy nhiên, nếu bạn sử dụng chúng để loại bỏ những sợi lông mọc ngược và chảy máu, nhíp có thể là vật mang mầm bệnh gây ra các bệnh nghiêm trọng trong tương lai.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-5
Lăn khử mùi: Dùng chung lăn khử mùi có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng, đặc biệt là nếu vi khuẩn xâm nhập vào vết thương nhỏ sau khi cạo lông nách. Khử mùi chỉ che giấu mùi hôi nhưng không ngăn chặn sự nhân lên của vi khuẩn. Do đó, hãy chọn lăn khử mùi có thành phần kháng khuẩn và không nên dùng chung.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-6
Bánh xà phòng: Vi sinh vật bao phủ bánh xà phòng sau mỗi lần sử dụng. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, sử dụng xà phòng lỏng trong chai.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-7
Lược: Đừng bao giờ đưa lược chải tóc của bạn cho bất cứ ai và không nên sử dụng của người khác. Nó làm tăng nguy cơ lây nhiễm ký sinh trùng như chấy, ghẻ và thậm chí là nhiễm trùng tụ cầu khuẩn. Nếu bạn dùng chung bàn chải tóc, hãy làm sạch ngay bằng chất khử trùng. 
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-8

Khăn: Phụ kiện này là nơi sinh sản của vi trùng, đặc biệt là khi nó treo trong phòng tắm có độ ẩm cao. Nếu khăn của bạn có mùi mốc, điều đó có nghĩa là có sự phát triển của nấm mốc và vi khuẩn. Tốt nhất là bạn không dùng chung khăn với bất cứ ai.

11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-9
Xơ mướp hay bông tắm: Các loại bông tắm thường không có thời gian để khô hoàn toàn giữa các lần sử dụng. Do vậy, nó khá dễ tích tụ các vi khuẩn. Hãy nhớ làm khô xơ mướp thật kỹ và đừng dùng chung với bất cứ ai.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-10
Cọ trang điểm: Tránh dùng chung các sản phẩm trang điểm tiếp xúc với chất lỏng cơ thể như nước mắt, niêm mạc mũi, nước bọt, máu hoặc mụn mủ. Điều này có nghĩa là không nên dùng chung bút kẻ mắt, phấn mắt, mascara, kem che khuyết điểm, phấn trang điểm, son môi và phấn mắt.
11 vat dung ca nhan tuyet doi khong dung chung de tranh ruoc benh vao nguoi-Hinh-11
Tai nghe: Dùng tai nghe của người khác có thể gây ra sự phát triển của vi khuẩn trong tai. Nếu bạn vẫn muốn dùng tai nghe của ai đó, hãy lau nó bằng tăm bông nhúng vào cồn. Ảnh: BS.