Tại sao hươu cao cổ có cổ dài?

Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng hươu cao cổ có chiếc cổ dài đặc biệt từ 2-3m để xoay tốt hơn chiếc đầu nặng nề của chúng giống như vũ khí trong các cuộc “tán tỉnh”.

Mặc dù quá trình chính xác dẫn đến sự tiến hóa của chiếc cổ dài của hươu cao cổ vẫn chưa chắc chắn, nhưng người ta luôn cho rằng động lực là sự tiến hóa để tìm nguồn thức ăn, giúp chúng với được tới các tán lá cao.

Tuy nhiên, đây có thể là một suy đoán sai lầm, một nghiên cứu mới đã chỉ ra khả năng tìm nguồn thức ăn ở trên cao có lẽ chỉ là ngẫu nhiên.

Thay vào đó, các nhà nghiên cứu đã đề xuất rằng hươu cao cổ phát triển cổ dài để tạo cho mình vũ khí tốt hơn trong khi cạnh tranh tán tỉnh bạn tình. Điều này chủ yếu dựa trên tổ tiên xa xưa của chúng có chiếc “mũ bảo hiểm” hình đĩa trên đầu mà chúng dùng để húc nhau.

Tai sao huou cao co co co dai?

Trong nghiên cứu của mình, giáo sư cổ sinh vật học Tao Deng thuộc Viện Cổ sinh vật học có xương sống và Cổ sinh vật học (IVPP) ở Bắc Kinh và các đồng nghiệp của ông đã nghiên cứu một loài hươu cao cổ có ngoại hình kỳ lạ và có tên là Discokeryx xiezhi, sống cách đây 16,9 triệu năm.

Cụ thể, nhóm nghiên cứu đã phân tích hóa thạch của D.xiezhi được khai quật ở rìa phía bắc của Lưu vực Junggar ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc, nó có một hộp sọ hoàn chỉnh và 4 đốt sống cổ.

Tai sao huou cao co co co dai?-Hinh-2

Giáo sư Deng cho biết: “Discokeryx xiezhi có nhiều đặc điểm độc đáo trong số các loài động vật có vú, bao gồm cả sự phát triển của một cục sừng lớn "ossicones" giống như cái đĩa ở giữa đầu của nó”.

Ossicones là cấu trúc xương được bao phủ bởi da, bề ngoài tương tự như sừng, có thể được tìm thấy trên đầu của hươu cao cổ hiện đại và hươi đùi vằn (okapi) đực. Trong khi Xiezhi trong tiếng Hoa có nghĩa là "tỳ hưu", là loài vật thần thoại có một sừng.

Tai sao huou cao co co co dai?-Hinh-3

Nhóm nghiên cứu lưu ý rằng các đốt sống cổ của D. xiezhi rất mập mạp và có các khớp nối phức tạp nhất so với bất kỳ loài động vật có vú nào được biết đến giữa cả đầu và cổ và giữa các đốt sống.

“Các đặc điểm trên rất lý tưởng để D. xiezhi giao tranh với nhau bằng cách húc trực diện bằng đầu khi giành vị trí đầu đàn hoặc quyền giao phối với con cái”, theo nghiên cứu.

Chính sự cạnh tranh khốc liệt này đã thúc đẩy loài hươu cao cổ hiện đại tiến hóa với chiếc cổ dài và xương hộp sọ nhỏ hơn, nhằm hạn chế những cuộc chiến tay đôi có thể khiến chúng bỏ mạng.

Bí ẩn loại thép dùng chế tạo những thanh kiếm ngàn năm sắc lẹm

Theo các nhà nghiên cứu, thép Damascus - loại thép được sử dụng ở Ấn Độ từ hơn 2.000 năm trước. Nó được người xưa dùng để rèn kiếm. Những thanh kiếm rèn từ thép Damascus vô cùng sắc bén và cực bền.

Bi an loai thep dung che tao nhung thanh kiem ngan nam sac lem
Vào thời Trung cổ, những thanh kiếm rèn từ thép Damascus - loại thép siêu cứng xuất hiện phổ biến trên các chiến trường châu Âu thời Trung cổ. Những thanh kiếm này vô cùng sắc bén và có độ bền cao. 

Sư tử đoạt mạng hươu cao cổ trong chớp mắt

Chỉ sau ít giây truy sát, con sư tử đã dễ dàng tóm gọn được chú hươu cao cổ chưa trưởng thành trước khi giết chết con mồi để giúp cả bầy có được bữa tiệc thịnh soạn.

Thông thường, sư tử rất ít khi săn hươu cao cổ làm thức ăn, bởi loài động vật này không chỉ to lớn, mà còn sở hữu những cú đá đáng sợ. Thế nhưng, khi “cơn đói kêu gọi” thì mọi chuyện lại diễn ra theo chiều hướng khác, nhất là khi trước mặt “con mèo lớn” chỉ là chú hươu cao cổ chưa trưởng thành.

Sư tử săn hươu cao cổ.