Tại sao Hà Nội trải qua những ngày “nóng phát điên“?

2 ngày liên tiếp vừa qua, nắng nóng làm nhiệt độ tại thủ đô Hà Nội và các tỉnh miền Bắc liên tiếp phá kỷ lục nhiệt độ mùa hè 46 năm qua.

Tại Hà Nội, ngày 2/6 ở quận Hà Đông nắng nóng ghi nhận mốc chưa từng có là 41,5 độ C. Chiều qua, con số này đã đạt kỷ lục mới 42 độ. khi mức nhiệt cao nhất tại đây ghi nhận mới dừng ở 39,8 độ (năm 2008) và mức cao nhất tại Hà Nội nói chung mới dừng ở 40,4 độ (1971).
Điều đặc biệt, trong hầu hết các đợt nắng nóng, các tỉnh Tây Bắc Bộ hay Bắc Trung Bộ mới là "chảo lửa" thì lần này, thủ đô Hà Nội và các tỉnh Bắc Bộ là những nơi nóng nhất.
Ông Lê Thanh Hải, Phó TGĐ Trung tâm Khí tượng thủy văn quốc gia giải thích, những lần trước, chủ yếu là áp thấp nóng phía Tây, nên trọng tâm nắng nóng thường đổ về các tỉnh Điện Biên, Sơn La và các huyện Tương Dương, Quỳ Hợp, Con Cuông (Nghệ An).
Tai sao Ha Noi trai qua nhung ngay "nong phat dien"?
Hiệu ứng bê tông, thiếu cây xanh trong thành phố là nguyên nhân khiến nắng nóng Hà Nội thêm "đổ lửa". Ảnh: aFamily 
Lần này sở dĩ có sự "bất thường" do một vùng áp thấp nóng hình thành ngay trên Bắc Bộ, tạo ra nắng nóng gay gắt.
"Trong đợt này, Hà Đông là điểm nóng nhất. Nhiệt độ quan trắc được lên tới 42 độ là vô tiền khoáng hậu", ông Hải nhận định.
Tuy nhiên ông Hải cho rằng, khi so sánh nhiệt độ phải có sự đồng nhất về môi trường. Tại trạm Hà Đông cách đây 20 năm là giữa cánh đồng, giờ xung quanh toàn nhà cao tầng nên nhiệt độ sẽ cao hơn do hiệu ứng đô thị.
Ông cho biết, ngay ở Hà Nội, nếu so nội thành với các vùng ven, ngoại ô cũng đã có thể chênh lệch từ 0,5-1 độ C do trong thành phố nhiều nhà bê tông, mặt đường nhựa, ít cây xanh.
Nếu so với các vùng núi cao như Ba Vì hay những khu vực có nhiều hồ nước lẫn cây xanh thì nhiệt độ tại đây có thể thấp hơn nội thị từ 2-3 độ C.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn trung ương cho biết, nguyên của đợt nắng nóng đặc biệt gay gắt này là do tác động của vùng áp thấp nóng phía Tây kết hợp với hiệu ứng gió phơn (hay còn gọi là gió fơn, gió Lào) hoạt động mạnh.
Ngoài ra, do tác động của hiệu ứng bê tông, nhà kính, thiếu cây xanh trong thành phố mà sức nóng ở Hà Nội còn tăng thêm nhiều. Gạch, bê tông, đường nhựa... hấp thụ bức xạ Mặt trời rất tốt. Khi hấp thụ nhiệt, chúng sẽ nóng lên và toả lại nhiệt vào không khí.
Cùng với việc lưu thông không khí trong thành phố kém (do nhiều nhà cao tầng mọc lên) nên sẽ làm giảm sự phân tán nhiệt, khiến không khí vừa nóng lại khô hơn.
Bên cạnh đó, một nguyên nhân khác nữa khiến Hà Nội phải chịu nắng nóng cực gay gắt là bởi nồng độ khí thải CO2 trong khí quyển không ngừng gia tăng. Nguyên nhân của điều này chủ yếu là do con người đốt nhiên liệu hóa thạch, nguồn thải công nghiệp và nông nghiệp.

Hàng trăm nhà dân bị nứt do thi công kè biển

Sau những nhát búa máy đóng cọc bê tông, nhà dân lại rung lắc như có động đất. Đến nay đã có hàng trăm căn nhà dân bị nứt tường, mái và có nguy cơ sụp đổ bất cứ lúc nào.

Sự việc này đang xảy ra tại phường Hòa Hiệp Bắc, quận Liên Chiểu, TP Đà Nẵng, nơi thi công dự án đê, kè biển Liên Chiểu - Kim Liên chắn sóng, cống sạt lở có chiều dài 1,7 km. Công trình bắt đầu từ Nhà máy xi măng Hải Vân đến gần kho xăng dầu K83, đi qua 11 tổ của phường Hòa Hiệp Bắc, tổng kinh phí là gần 100 tỉ đồng do UBND quận Liên Chiểu làm chủ đầu tư.
Đa số nhà của các hộ dân trong hành lang cách tuyến kè đang thi công từ 50 m trở lại đều là nhà cấp 4. Vì vậy, quá trình đóng cọc diễn ra cả ngày khiến hàng trăm hộ dân nơi đây như “ngồi trên đống lửa”.

Miền Bắc mưa dông diện rộng, chấm dứt đợt nắng nóng khủng khiếp

(Kiến Thức) - Do ảnh hưởng của rãnh áp thấp bị nén bởi áp cao lục địa, ngày 6/6 và 7/6, Bắc Bộ có mưa rào và dông, chấm dứt đợt nắng nóng khủng khiếp đầu mùa hè.

Theo Trung tâm khí tượng Thủy văn Trung ương, ngày 6/6, rãnh áp thấp có trục vào khoảng 22-24 độ vĩ Bắc tiếp tục bị nén bởi áp cao lục địa ở phía Bắc.