Ở kỳ ngắn hạn dưới 6 tháng, hầu hết các ngân hàng đều áp mức trần mà Ngân hàng Nhà nước đưa ra là 5%/năm, chỉ riêng các "ông lớn" Nhà nước như Agribank, BIDV, Vietcombank, Vietinbank áp mức 4,8%/năm cho kỳ hạn 3 tháng.
Với kỳ hạn 6 và 9 tháng, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) đang có mức lãi suất cao nhất trong khối các ngân hàng khi áp tới 7,9% và 7,96%/năm với phương thức nhận lãi vào cuối kỳ. Mức lãi suất cao nhất mà NCB áp dụng là kỳ hạn 36 tháng với 8,3%/năm, đây là mức cao nhất trong hệ thống.
Xét ở kỳ hạn 12 tháng, NCB với mức lãi suất 7,98%/năm không thể vượt qua được Ngân hàng Bắc Á (BacABank) với lãi suất tiền gửi là 8%/năm. Đây cũng là mức lãi suất mà Bắc Á áp dụng cho các kỳ hạn từ 18 đến 36 tháng. Còn kỳ hạn 6 tháng, nhà băng này áp mức 7,7%/năm, thấp hơn NCB.
|
Tiền gửi kỳ hạn 18 tháng ở NCB có mức lãi 8,1%/năm. |
Tiền gửi ở kỳ hạn 18 tháng, NCB lại vươn lên dẫn đầu với 8,1%/năm, trong khi Bắc Á thấp hơn một chút với 8%. Các nhà băng khác áp mức lãi suất cho kỳ hạn này quanh mức 6,8%/năm (Agribank, BIDV), 7,2%-7,8%/năm (Oceanbank, MBBank, OCB, ACB, Bảo Việt, Maritimebank, Đông Á, Nam Á...). Thấp nhất là Vietinbank chỉ 6,7%.
Trong những tháng cuối năm 2019, Ngân hàng Nhà nước đã phê chuẩn một số quy định mới có hiệu lực từ cuối năm 2019 hoặc đầu năm 2020, không chỉ nhằm nâng cao chất lượng tài sản của ngàng ngân hàng mà còn hướng đến giảm lãi suất.
Tác động của sự điều chỉnh này thường có độ trễ và sẽ được ghi nhận trong quý 1/2020.
Theo Chứng khoán Rồng Việt, nhìn chung lãi suất sẽ giảm nhẹ (ít nhất 50 điểm phần trăm) trong năm 2020 để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng cả năm.