SSI Research: Rủi ro với ngân hàng là 65% trái phiếu bất động sản đến hạn năm 2023 và 2024

(Vietnamdaily) - Rủi ro tiềm ẩn của ngành ngân hàng liên quan đến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2023.

SSI Research vừa công bố báo cáo vĩ mô với nhận định rằng chính sách vĩ mô trong nửa cuối năm 2022 là sự kết hợp giữa chính sách tài khóa mở rộng (khi Chương trình phục hồi và phát triển – sẽ được thực hiện trong giai đoạn 2022-2023) và chính sách tiền tệ thận trọng hơn.
Cụ thể, SSI Research cho rằng chính sách tiền tệ sẽ vẫn hướng đến hỗ trợ các lĩnh vực ưu tiên, tuy nhiên hạn mức tăng trưởng tín dụng sẽ được điều chỉnh một cách thận trọng và các khoản vay tới các lĩnh vực rủi ro sẽ được giám sát chặt chẽ hơn.
Trong nửa đầu năm 2022, NHNN đã chọn cách tiếp cận thận trọng và trì hoãn việc tăng lãi suất nhằm có thể hỗ trợ nền kinh tế hậu Covid. Tuy nhiên, với việc áp lực lạm phát đang gia tăng, NHNN có thể sẽ áp dụng các biện pháp linh hoạt để ổn định tỷ giá trước xu hướng tăng lãi suất trên toàn cầu.
SSI Research: Rui ro voi ngan hang la 65% trai phieu bat dong san den han nam 2023 va 2024
 
Tiền Đồng có thể sẽ mất giá 2,2% vào cuối năm 2022
Về năm 2023, SSI Research đưa ra 3 kịch bản kinh tế.
Thứ nhất, kịch bản khả quan: Triển vọng hạ cánh mềm cho nền kinh tế toàn cầu, xung đột Ukraine-Nga kết thúc vào năm 2022 và Trung Quốc bãi bỏ chính sách Zero Covid. Trong nước, Việt Nam thực hiện thành công Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế trong năm 2023, với giải ngân đầu tư công cải thiện mạnh so với năm 2022.
Thứ hai, kịch bản cơ sở: Nền kinh tế toàn cầu phải trải qua cuộc “hạ cánh cứng” (nhưng không phải là một cuộc suy thoái kéo dài), căng thẳng địa chính trị hạ nhiệt đáng kể, trong khi giãn cách xã hội tại Trung Quốc được nới lỏng dần.
Thứ ba, kịch bản kém khả quan: Nền kinh tế toàn cầu phải trải qua cuộc “hạ cánh cứng” và cuộc suy thoái kéo dài. Cần thêm thời gian để giải quyết tất cả các vấn đề toàn cầu. Trong nước, chiến dịch lành mạnh hoá nền kinh tế tiếp tục diễn ra, làm trì hoãn việc thực hiện các chính sách hỗ trợ, dẫn đến tăng trưởng thấp hơn so với tiềm năng.
Bên cạnh áp lực lạm phát, việc điều hành chính sách tiền tệ của NHNN sẽ là tâm điểm chú ý trong nửa cuối năm 2022, do mục tiêu điều hành của NHNN là sự cân bằng giữa tốc độ tăng lãi suất và chính sách tăng trưởng tín dụng. 
SSI Research kỳ vọng NHNN sẽ thận trọng hơn trong điều hành chính sách tiền tệ, đưa lãi suất VND ở mức hợp lý so với lãi suất USD. Tiền Đồng có thể sẽ mất giá 2,2% vào cuối năm 2022. Đồng thời, NHNN cũng có thể sẽ thận trọng hơn trong việc nâng hạn mức tín dụng cho các NHTM trong nửa cuối năm nay. SSI Research kỳ vọng tăng trưởng tín dụng của năm 2022 có thể dao động trong khoảng 15% -16%, giảm tốc so với mức 17% so với cùng kỳ trong 6 tháng đầu năm 2022.
65% trái phiếu bất động sản sẽ đến hạn vào năm 2023 và 2024
SSI Research có quan điểm tích cực trong ngắn hạn đối với ngành ngân hàng. Rủi ro từ nợ tái cấu trúc do Covid có thể không đáng lo ngại tại các ngân hàng lớn. SSI Research dự báo tăng trưởng lợi nhuận 6 tháng cuối năm 2022 của các ngân hàng trong phạm vi nghiên cứu ở mức 38-39%.
Tuy nhiên, rủi ro tiềm ẩn của ngành ngân hàng liên quan đến thị trường bất động sản và trái phiếu doanh nghiệp sẽ trở nên rõ ràng hơn vào năm 2023.
Theo ước tính của SSI Research, một phần tư tổng số trái phiếu bất động sản đã phát hành sẽ đáo hạn vào năm 2022, trong khi 65% sẽ đến hạn vào năm 2023 và 2024. Rủi ro này sẽ thể hiện rõ hơn vào chất lượng tài sản của các ngân hàng từ năm 2023. Chi phí huy động vốn của doanh nghiệp bất động sản đang tăng lên, trong khi các khoản vay mua nhà có thời gian ân hạn 2020-2022 sẽ hết thời gian ưu đãi và có rủi ro trở thành nợ xấu vào năm 2023 khi các khoản thanh toán gốc và lãi đến hạn (trong bối cảnh thanh khoản thị trường bất động sản bị thắt chặt).

ROS bật trần dù nhận tin sẽ bị đình chỉ giao dịch do chưa nộp BCTC

(Vietnamdaily) - Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM vừa cho biết sẽ thực hiện đưa cổ phiếu ROS vào diện đình chỉ giao dịch theo quy định.

Theo Sở giao dịch chứng khoán TPHCM, CTCP Xây dựng FLC Faros (HoSE: ROS) đã chậm nộp báo cáo tài chính quý 2/2022, do vậy Sở sẽ thực hiện đưa cổ phiếu ROS vào diện đình chỉ giao dịch theo quy định điểm c Khoản 1 Điều 41 Quy chế Niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành theo Quyết định số 17/QĐ-HĐTV ngày 31/03/2022 của Hội đồng Thành viên Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Tiệc chia tay giám đốc nghỉ hưu: CDC Quảng Ninh giải trình thế nào

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Quảng Ninh vừa có văn bản giải trình về thông tin “những bữa tiệc chia tay” ông Ninh Văn Chủ - Giám đốc đơn vị này vừa nghỉ hưu.

Theo CDC Quảng Ninh, ông Ninh Văn Chủ - Giám đốc CDC Quảng Ninh được nghỉ hưu theo chế độ từ ngày 01/8/2022 theo Quyết định số 568/QĐ-SYT ngày 29/4/2022 của Sở Y tế tỉnh Quảng Ninh.
CDC Quảng Ninh cho biết, đến thời điểm giải trình, đơn vị chưa tổ chức hoạt động chia tay đối với Giám đốc.

Lương của Chủ tịch, CEO Vietnam Airlines ra sao mà HVN "giấu" thuyết minh thù lao?

(Vietnamdaily) - Người nhận mức tiền lương, thù lao cao nhất HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là Tổng giám đốc ông Lê Hồng Hà. 

Giữa tháng 7, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước phạt Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines, HVN) số tiền 20 triệu đồng vì trong BCTC năm 2021 đã được kiểm toán, hãng bay này không thuyết minh chi tiết thù lao của từng thành viên HĐQT, tiền lương của Ban Tổng giám đốc.

Báo cáo tài chính hợp nhất giữa niên độ vừa mới công bố của Vietnam Airlines đã xuất hiện phần thuyết minh về tiền lương và thù lao của HĐQT, Ban Kiểm soát và Ban Điều hành.

Luong cua Chu tich, CEO Vietnam Airlines ra sao ma HVN
 

Theo đó, tổng tiền lương, thù lao của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành 6 tháng đầu năm của hãng hàng không quốc gia bằng 51,6% so với cả năm 2021. Tiền lương bình quân của HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là 60,8 triệu đồng/người/tháng. Thù lao bình quân của HĐQT, Ban Kiểm soát là 10,5 triệu đồng/người/tháng.

Đáng chú ý, người nhận mức tiền lương, thù lao cao nhất HĐQT, Ban Kiểm soát, Ban Điều hành là Tổng giám đốc ông Lê Hồng Hà. Ông Hà nhận 466 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm, tương đương gần 78 triệu đồng/tháng.

Chủ tịch HĐQT ông Đặng Ngọc Hòa chỉ đứng thứ hai với 414 triệu đồng, tương đương 69 triệu đồng/tháng, trong khi con số cùng kỳ năm 2021 là 269 triệu đồng.

Trong khi đó, Trưởng Ban Kiểm soát bà Nguyễn Thị Thiên Kim nhận lương, thù lao 341 triệu đồng trong 6 tháng đầu năm, tức trung bình gần 57 triệu đồng/tháng; Kế toán trưởng Trần Thanh Hiền nhận 375 triệu đồng, tăng hơn 144 triệu so với cùng kỳ năm ngoái.

Cũng nhận được mức lương 375 triệu còn 3 Phó Tổng giám đốc của HVN là ông Trịnh Ngọc Thành, ông Trịnh Hồng Quang và ông Nguyễn Chiến Thắng.

Luong cua Chu tich, CEO Vietnam Airlines ra sao ma HVN
 Bảng lương của ban lãnh đạo HVN bán niên 2022.

Tại phiên họp thường niên diễn ra vào cuối tháng 6, đại hội đồng cổ đông Vietnam Airlines dự kiến quỹ tiền lương, thù lao của lãnh đạo doanh nghiệp trong năm nay ở mức 4,15 tỷ đồng. Trong đó, quỹ tiền lương là hơn 3,6 tỷ đồng, còn quỹ thù lao là 552 triệu đồng.

Trong tài liệu bổ sung, Vietnam Airlines cho biết tổng quỹ tiền lương và thù lao cho Hội đồng quản trị (HĐQT), Ban Kiểm soát (BKS) và Ban Tổng Giám đốc trong năm 2021 là hơn 8 tỷ đồng, tăng 23,5% so với năm 2020.

Trong đó, Chủ tịch HĐQT Đặng Ngọc Hòa dẫn đầu với thù lao cao nhất đạt tới 993 triệu đồng trong cả năm, ứng với gần 83 triệu đồng/tháng. Thành viên HĐQT kiêm Tổng Giám đốc Lê Hồng Hà nhận về 988 triệu đồng, đứng thứ 2.

Luong cua Chu tich, CEO Vietnam Airlines ra sao ma HVN
 Bảng lương lãnh đạo HVN trong năm 2020 và 2021.

Các Phó Tổng Giám đốc, thành viên HĐQT, kế toán trưởng, Trưởng Ban Kiểm soát… đều có mức lương xấp xỉ 800 triệu đồng như ông Trịnh Ngọc Thành, Trịnh Hồng Quang Tạ Mạnh Hùng, Trần thanh Hiền, Lê Trường Giang, bà Nguyễn Thị Thiên Kim…

Một số lãnh đạo của Vietnam Airlines ghi nhận thu nhập tăng mạnh so với 2020 do thay đổi vị trí công tác. Cụ thể, ông Đặng Ngọc Hòa làm Phó Tổng Giám đốc đến ngày 9/8/2020, sau đó được bầu làm Chủ tịch HĐQT thay cho ông Phạm Ngọc Minh đến tuổi về hưu.

Hay như ông Lê Hồng Hà làm Phó Tổng Giám đốc từ tháng 4/2015 đến 31/12/2020. Kể từ 1/1/2021, ông Hà được bổ nhiệm vào chức Tổng Giám đốc thay cho ông Dương Trí Thành nghỉ hưu.