Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank, UPCoM: ABB) quý 2/2023 với thu nhập lãi thuần giảm 20% so cùng kỳ về mức 776,5 tỷ đồng.
Lãi thuần từ dịch vụ lại tăng vọt 79% lên 154 tỷ đồng. Lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư đều khắc phục được con số lỗ của cùng kỳ để có lãi lần lượt 5 tỷ và 81 tỷ đồng trong kỳ này. Lãi thuần từ dịch vụ cũng tăng vọt 79% lên 154 tỷ đồng.
Ngược lại lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối lại giảm 51% về còn 236 tỷ đồng và lãi thuần từ hoạt động khác cũng giảm mạnh 71% về còn 62 tỷ đồng.
Lợi nhuận thuần do đó cũng giảm 39% về gần 765 tỷ đồng. Thêm vào đó, kỳ này chi phí dự phòng rủi ro tín dụng của ABBank vọt gấp 4 lần lên 698 tỷ đồng.
|
Kết quả kinh doanh quý 2/2023 của ABBank |
Do đó lợi nhuận sau thuế của ABBank ngày càng teo tóp về vỏn vẹn 52,5 tỷ đồng, lao dốc 94% so cùng kỳ.
Tính chung 6 tháng, nguồn thu chính của ABBank tiếp tục giảm 13% về mức 1.567 tỷ đồng. Dự phòng rủi ro tín dụng tiếp tục gấp 2,7 lần lên 815 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế 6 tháng của ABBank giảm 59% về còn 541 tỷ đồng so cùng kỳ.
Theo ABBank, nguyên nhân lợi nhuận quý 2/2023 giảm chủ yếu dó chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng từ việc trích lập dự phòng tín dụng theo Thông tư 11/2021/TT-NHNN. Việc tăng nguồn dự phòng rủi ro sẽ giúp cho ngân hàng chủ động hơn trong việc xử lý rủi ro trong thời gian tới.
Tại thời điểm cuối quý 2/2023, tổng tài sản của ABBank tăng 19% lên 154.447 tỷ đồng. Trong đó, cho vay khách hàng tăng nhẹ 2,4% so đầu kỳ, lên 84.020 tỷ đồng.
Tiền gửi khách hàng cũng tăng 3,9% lên 87.481 tỷ đồng.
Về chất lượng nợ cho vay, tổng nợ xấu của ABBank kỳ này tăng 61% lên 3.820 tỷ đồng. Trong đó nợ có khả năng mất vốn giảm 20% về còn 1.123 tỷ đồng; Nợ nghi ngờ gấp 3 lần khi chiếm 1.311 tỷ; Nợ dưới tiêu chuẩn gấp 2,5 lần lên 1.385 tỷ đồng. Tương ứng tỷ lệ nợ xấu tăng vọt từ mức 2,88% của đầu kỳ lên mức 4,55%.