Doanh thu tăng 110 tỷ đồng, tại sao Bia Thanh Hóa vẫn lỗ?

Dù doanh thu tăng 110 tỷ đồng trong 6 tháng đầu năm 2024, Bia Thanh Hóa vẫn lỗ hơn 3,8 tỷ đồng do chi phí sản xuất tăng cao và cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Doanh thu tang 110 ty dong, tai sao Bia Thanh Hoa van lo?
Doanh thu tăng 110 tỷ đồng, tại sao Bia Thanh Hóa vẫn thua lỗ? 
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2024, Công ty CP Bia Hà Nội - Thanh Hóa (Bia Thanh Hóa) tiếp tục gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Dù được chuyển giao công nghệ và thương hiệu "bia hơi Hà Nội" từ công ty mẹ Habeco, song, lợi nhuận lũy kế 6 tháng đầu năm 2024 của công ty này vẫn không mấy khả quan.
Trong 6 tháng đầu năm, Bia Thanh Hóa ghi nhận doanh thu 727 tỷ đồng, tăng gần 110 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2023. Tuy nhiên, mức tăng này không mang lại nhiều kết quả tích cực khi giá vốn tăng tương ứng khoảng 106 tỷ đồng, đạt hơn 667 tỷ đồng. Lợi nhuận gộp chỉ còn lại hơn 50 tỷ đồng, tăng nhẹ 3 tỷ đồng so với cùng kỳ, nhưng không đủ để bù đắp cho các khoản chi phí gia tăng.
Cụ thể, trong nửa đầu năm 2024, chi phí bán hàng của Bia Thanh Hóa đạt 64,3 tỷ đồng, tăng khoảng 18%, trong khi chi phí quản lý doanh nghiệp là 18,2 tỷ đồng, tăng 1,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Kết quả là lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của Bia Thanh Hóa âm 31,7 tỷ đồng, thâm hụt hơn 7 tỷ đồng so với cùng kỳ. Đây là quý thứ 3 liên tiếp công ty ghi nhận lợi nhuận thuần âm trong 6 tháng đầu năm, sau khi đã âm 18 tỷ đồng năm 2022 và âm 24 tỷ đồng năm 2023.
Lũy kế 6 tháng đầu năm 2024, Bia Thanh Hóa báo lỗ hơn 3,8 tỷ đồng, giảm thêm gần 1,8 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Tình hình kinh doanh ảm đạm kéo dài nhiều năm, với lợi nhuận thuần từ hoạt động sản xuất kinh doanh liên tục thua lỗ.
Tính đến 30/6/2024, nợ phải trả của Bia Thanh Hóa là 162 tỷ đồng, giảm 6,5 tỷ đồng so với đầu năm, chủ yếu do giảm khoản phải trả ngắn hạn khác từ 56,7 tỷ đồng xuống còn 44,8 tỷ đồng.
Tài sản dài hạn của công ty đạt hơn 62,6 tỷ đồng, trong khi tài sản ngắn hạn là hơn 243 tỷ đồng, bao gồm tiền và các khoản đầu tư 90 tỷ đồng, hàng tồn kho hơn 58 tỷ đồng, và các khoản phải thu 94 tỷ đồng.
Được biết, cổ đông lớn nhất của Bia Thanh Hóa vẫn là Công ty CP Bia Rượu và NGK Hà Nội (Habeco), chiếm khoảng 55% vốn. Công ty này thường xuyên phát sinh giao dịch hàng nghìn tỷ đồng với Habeco, chủ yếu mua hàng hóa từ công ty mẹ.
Doanh thu tang 110 ty dong, tai sao Bia Thanh Hoa van lo?-Hinh-2
 Habeco là công ty mẹ của Bia Thanh Hóa, chiếm khoảng 55% vốn
Trong năm 2023, Bia Thanh Hóa phải trả cho Habeco hơn 0,483 tỷ đồng phí chuyển giao công nghệ và thương hiệu bia hơi Hà Nội.
Bia Thanh Hóa hiện đang sở hữu 100% cổ phần của Công ty TNHH Thương mại Habeco miền Trung. Theo Nghị quyết Đại hội Cổ đông năm 2024, công ty đặt mục tiêu đạt lợi nhuận sau thuế hơn 3,5 tỷ đồng trong năm nay.
Quỳnh Ái

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN