Về giá trị và tình trạng pháp lý của tài sản bán đấu giá, DATC sẽ cung cấp khi hoàn thành việc xác định giá trị phần vốn góp của DATC tại Haprosimex.
Tiêu chí lựa chọn tổ chức tư vấn bán đấu giá là công ty chứng khoán đã được Ủy ban chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động; Đáp ứng đầy đủ điều kiện về vốn; Có mức phí, phương án tổ chức đấu giá hợp lý với yêu cầu của DATC trên cơ sở xem xét các văn bản chào phí tư vấn bán đấu giá. Thời gian nộp hồ sơ từ ngày 24/10/2019 đến ngày 28/10/2019.
Haprosimex liên tục thua lỗ và nguồn cơn DATC 'vào cuộc'
Tập đoàn Haprosimex tiền thân là doanh nghiệp Nhà nước với tên gọi Công ty TNHH MTV Haprosimex.
Năm 2009 do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế và đầu tư dàn trải, thiếu vốn lưu động nên các hoạt động sản xuất và kinh doanh của Công ty chững lại.
Năm 2010, chi nhánh HCM hoạt động thua lỗ và gần như chấm dứt hoạt động do bị khách hàng chiếm dụng vốn. Năm 2010, toàn bộ các ngân hàng cho vay hoạt động sản xuất và kinh doanh đột ngột cắt tín dụng nên hoạt động càng khó khăn hơn.
Từ năm 2012 đến 2015, Công ty hoạt động cầm chừng, các hoạt động chính như mặt hàng nông sản, lâm sản, thủy hải sản đã bị dừng hoạt động. Hoạt động xuất khẩu hàng thủ công mỹ nghệ bị đình đốn.
Cụ thể, liên tục trong giai đoạn được Haprosimex công bố thì đều thua lỗ lần lượt là 28 tỷ (2012), 34 tỷ (2013) và 282 tỷ (2014), 9 tỷ (2015).
Do đó, UBND TP Hà Nội quyết đinh tái cơ cấu để chuyển thành công ty cổ phần. Năm 2016, Haprosimex tiến hành bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng với hơn 3,8 triệu cổ phần, tương ứng 31,96% vốn. Dự kiến sau khi IPO, Haprosimex có vốn điều lệ 120 tỷ đồng, trong đó DATC chiếm tới 66,67% vốn, tương ứng 8 triệu cổ phần.
Tại thời điểm năm 2015, tổng tài sản của Haprosimex là 340 tỷ đồng theo số liệu sổ sách, nhưng nợ thực tế phải trả lên tới 656 tỷ đồng, tức gấp đôi tổng tài sản. Chính điều này khiến giá trị phần vốn Nhà nước tại đây âm 335 tỷ đồng.
Theo phương án xử lý tài chính của HaproSimex có hai giai đoạn. Giai đoạn 1 là xử lý âm vốn chủ sở hữu để Haprosimex đủ điều kiện tái cơ cấu. DATC dùng nợ lãi vay và nợ gốc vay giảm trừ một phần nợ tương ứng với phần âm vốn Nhà nước là 265 tỷ đồng.
Giai đoạn 2, từ thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp vào tháng 7/2015 đến khi chuyển đổi thành công ty cổ phần, nếu Công ty có phát sinh lỗ thì DATC thực hiện xử lý theo quy định.
Trong khi đó gần đây, Sở Tài chính Tp Hà Nội cũng đã có công văn đề nghị DATC chỉ đạo và phối hợp với Haprosimex nộp các khoản nợ trước ngày 31/5/2019. Sở Lao động Thương binh & Xã hội Tp Hà Nội cũng có văn bản yêu cầu Haprosimex trả lương, đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động, kết quả báo cáo về Sở trước ngày 6/9/2019.
Cựu lãnh đạo vướng vào lao lý do 'rút ruột' Haprosimex
Trước đó, vào ngày 18/12/2018, TAND Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Cự Tẩm, cựu Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng giám đốc công ty TNHH MTV Haprosimex) án 17 năm tù về hai tội Tham ô tài sản và Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Đồng phạm giúp sức là cựu kế toán Phạm Thị Minh Phương bị tuyên phạt bốn năm tù do Tham ô tài sản.
Theo bản án, thời gian đương chức tại Haprosimex, Nguyễn Cự Tẩm tự ra quyết định chi trả phụ cấp trái quy định cho bản thân hơn 1 tỷ đồng; cùng Phương còn lập khống chứng từ để thu khoản vay 600 triệu đồng; sai Phương tự hạch toán khoản lãi hơn 200 triệu đồng sau đó đòi thủ quỹ chi tiền...
Cuối năm 2017, Haprosimex phải tái cơ cấu, đồng thời chuyển loại hình hoạt động sang CTCP Tập đoàn Haprosimex. Hành vi của Nguyễn Cự Tẩm bị phát giác.
Bản án sơ thẩm nhận định, Nguyễn Cự Tẩm đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái công vụ và trục lợi cá nhân hơn một 1 đồng. Với số tiền hơn hơn 300 triệu đồng chiếm đoạt từ khoản vay của công ty, tạm ứng cho cá nhân, Tòa xác định bị cáo đã tham ô.