Chứng khoán thực chiến: Tôi đã thua thương vụ HPG như thế đấy!

'Khi số đông thấy đó là mỏ vàng thì chẳng còn miếng vàng nào cho chúng ta đâu'.
Hòa Phát là một doanh nghiệp đầu ngành thép. Trong cú 'tắm máu' lần này, không chỉ HPG mà cả ngành thép 'đi bụi', như HSG, NKG, TVN, TLH...
Tuổi trẻ nông nỗi, máu chiến lúc đó mua HPG nên bài nói riêng HPG. 
Sẽ có người đặt câu hỏi tại sao? Khi mà báo cáo tài chính quý 3/2021 đẹp lung linh, lợi nhuận dòng đạt kỷ lục hơn 10.000 tỷ bất chấp đại dịch, rồi thì anh Long (ông Trần Đình Long - Chủ tịch HPG) với phát ngôn kinh điển "thị trường có sập thì Hòa Phát sập cuối cùng"…
Chúng ta mải nhìn vào con số khủng khiếp của việc kinh doanh quý 3. Chúng ta mải nhìn vào giá nguyên liệu quặng thế giới chạm đáy trong khi giá thép tăng. Chúng ta mải nhìn vào việc Trung Quốc thiếu điện và nhu cầu thép thế giới tăng cao. Chúng ta mải nhìn vào những điều tốt đẹp một cách quá sớm mà quên đi điểm chí tử của HPG ở điều này!
Đó là: Vòng Quay Lưu Chuyển Hàng Tồn Kho.
Giá thép đang bị điều chỉnh giảm, trong khi đầu vào than cốc lại tăng giá. Chết ở đoạn không nhìn ra.
Và mình đã thua thương vụ này trong ngắn hạn như thế này đây!
Chung khoan thuc chien: Toi da thua thuong vu HPG nhu the day!
 
Tức là sao:
Cái thời điểm mà giá nguyên liệu quặng giảm mạnh, thì doanh nghiệp được mua giá quặng rẻ. Tuy nhiên ở thời điểm giá quặng rẻ, giá thép cao thì HPG chưa đưa số lượng quặng mua giá rẻ này vào để sản xuất! Vì hàng tồn kho của doanh nghiệp lúc này sử dụng quặng mua trước đó ở giá cao hơn để làm thép!
Lượng hàng tồn kho quặng giá rẻ này phải đợi đến chu kì của nó, khi lượng quặng trước đó được dùng xong mới đến lượt lượng quặng này cho vào lo đốt.
Đó là 1 điểm sai.
Điểm tiếp theo, nhà nước giảm thuế thép nhập khẩu vào Việt Nam, điều này tạo lợi thế cho đối thủ canh tranh của HPG trên thị trường nội địa. Nói dễ hiểu khi HPG phải giảm giá thép bán ra để tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp ngoại trong nước.
Mà việc giảm giá này có 2 yếu tố, lượng quặng cũ mua ở giá cao tức là chi phí sản xuất thép cao, trong khi lại phải bán ra giá rẻ để canh tranh. Nó làm cho biên lợi nhuận thuần của mảng thép bị giảm đi. Vậy nên giá gãy là đúng thôi.
Chưa hết. Khi mà BCTC quý 3 ra báo lãi đến 10.000 tỷ đồng, đẹp không? Đẹp chứ! Lời to không? Lời ác quá! Quá kinh, quá đã.
Nhưng ta sai lầm ở chỗ, con số đấy là của quý 3. Không phải quý 4. Đầu tư là kỳ vọng. Chứng khoán là kỳ vọng của nền kinh tế. Nên chính điều này tưởng ngon mà lại là điểm chí tử.
Báo lãi 10.000 tỷ đấy là cơ sở để chúng ta kỳ vọng một doanh số khủng hơn ở quý 4 mà thôi, nhưng có ai lật lại xem công suất của nhà máy thép Dung Quất 1 đã đạt full >80% rồi còn đâu.
Tức là làm bở hơi tai rồi mới kiếm được 10.000 tỷ, không thể cố được nữa… Vậy thì lấy gì mà kỳ vọng nữa đây? Tức là lúc này con số này cho thấy HPG đã hết kỳ vọng. Gãy cũng phải thôi… Và cả ngành thép dẹo ở chỗ này đây.
Xét về mặt kỹ thuật, HPG có 2 phiên break. Là phiên ngày 6/9 và 28/9. Vol lớn, break thành công để đẩy giá.
Nhưng ta mải nhìn vào 2 phiên tiền vào đẩy giá đó mà không nhìn về phiên 12/7 khi mà cọc vol bán quá khủng khiếp. Áp đảo lại hoàn toàn 2 cọc vol của 2 phiên break này.
Điều này nghĩa là sao?
Nó cho thấy rằng lượng cung ra còn rất nhiều từ phía nhỏ lẻ, mà lượng cầu bên phía tạo lập không thể áp đảo lại được. Trong nỗ lực đánh lên này, nhỏ lẻ còn bám rất nhiều nên buộc tạo lập phải rũ hàng ra cho 1 nhịp đánh lên mới.
Mẫu hình rất đẹp, breakout rất tốt nhưng khối lượng không đạt kỳ vọng. Cung còn quá nhiều, tạo lập không làm chủ cung được thì họ phải đè đầu nhỏ lẻ ra để ép bán.
Điều này cũng bị ảnh hưởng bới chính sách margin gần đây của các công ty chứng khoán, khi mà hạn mức margin bị giảm xuống, nên tạo lập phải rũ sâu, không thể đánh sốc 1 - 2 để ép margin ra được.
Nói thì nói thế thôi, chúng ta là nhà đầu tư, thua thì ta phải chấp nhận thua, ta không đổ lỗi, không bào chữa. Ta phải nhìn nhận lại cái sai để rút kinh nghiệm. Ta phải chấp nhận 1 sự thật đã hiện ra trước mắt rằng chúng ta đã thua trong ngắn hạn với HPG nhịp này.
Nhưng đừng vì thế là sợ, mà bi quan.
Dung Quất 2 còn đó, lượng hàng tồn kho quặng giá rẻ còn đó, nhu cầu thép còn lớn thì còn kỳ vọng mà! Đầu phải ta thua toàn tập đâu. Nên anh chị em cổ đông HPG chớ có lo nhé. 
Nếu anh chị nào lướt ngắn hạn, thì canh nhịp hồi phục kỹ thuật tới để cơ cấu ra hàng, chấp nhận lỗ để tìm cơ hội khác. Vì đoạn này HPG cũng về sát nút hỗ trợ cứng ngay bên dưới rồi.
Còn anh chị nào đầu tư trung và dài hạn thì lạc quan lên. Trên hành trình về bờ vĩ đại này có mình đồng hành với những cơ sở và lập luận như trên. Dư địa trong tương lai của HPG còn đó, kỳ vọng dài hạn còn đó. Ta không sợ.
Đây là bài học trong đầu tư, thua thì thua nhưng đừng vì thế mà nản. Kệ thiên hạ nói gì thì nói. Ai là người thắng lợi cuối cùng mới là quan trọng. Thua cho ta bài học, thắng cho ta niềm tin.
Thắng không kiêu, không ảo tưởng. Khi thua không nản, vẫn lạc quan. Thì từ ấy mới có bản lĩnh đứng trên thị trường như các Fn đi trước.
Viết tới đây thôi, buồn chứ, đau chứ. Nhưng cái gì đúng, cái gì sai mình vẫn phải nhìn nhận thẳng vào vấn đề, không trốn tránh.
Nếu anh chị nào có nghe mình và mua HPG thời gian qua thì thành thật gửi lời xin lỗi, do một sự cố chấp cùng niềm tin và kì vọng quá lớn mà quên đi những cái chi tiết chí tử. 
Chúc anh chị em có được những thành quả rực rỡ ở ngành khác. Mình ngồi 'ngoài đảo' uống trà đợi về bờ với các cổ đông thép đây.
Nhà đầu tư Thắng Phạm

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN