Chứng khoán ngày 27/1: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 27/1.

Khuyến nghị mua VHC với giá 60.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Vĩnh Hoàn công bố đã tăng cổ phần tại CTCP Sa Giang (SGC) lên 51,29% cổ phần sau khi thâu tóm 48,89% cổ phần từ Tổng CT Đầu tư Vốn Nhà nước (SCIC) vào cuối tháng 01/2021. Theo ban lãnh đạo, VHC đã thanh toán 370 tỷ đồng cho lượng cổ phần của SCIC, tương ứng với P/E trượt 28,6 lần cho Sa Giang.

SGC là công ty hàng đầu mảng bánh phồng tôm của Việt Nam với thị phần hiện tại 80%. Trong năm 2020, SGC đạt 311 tỷ đồng doanh thu và 31 tỷ đồng LNST sau lợi ích CĐTS so với LNST sau lợi ích CĐTS 705 tỷ đồng của VHC.

Bánh phồng tôm chiếm 80% doanh thu của SGC năm 2020. Ngoài ra, 51% doanh thu của SGC đến từ xuất khẩu, chủ yếu là thị trường Mỹ và EU. T

heo VHC, ngoài tham gia vào thị trường bánh phồng tôm, thương vụ thâu tóm này có thể giúp VHC thâm nhập tốt hơn vào mảng kinh doanh bán lẻ tại thị trường nước ngoài khi tận dụng hệ thống phân phối sẵn có của SGC.

Trong khi đó, ngày 25/01/2021, VHC công bố sẽ hợp tác chiến lược với công ty công nghệ sinh học thịt nhân tạo Avant Meats (Avant) và VHC đã mua cổ phần thiểu số tại Avant. Ban lãnh đạo cho biết VHC sẽ hợp tác với Avant để thương mại hóa sản phẩm protein cá nuôi cây nhân tạo của Avant cho thực phẩm và thực phẩm chức năng.

Theo thông cáo báo chí của Avant, công ty được thành lập năm 2018 này phát triển các công nghệ sản xuất protein cá được nuôi cấy từ tế bào trong phòng thí nghiệm. Các sản phẩm đáng chú ý của Avant bao gồm phi lê cá, bong bóng cá và hải sâm nuôi cấy nhân tạo.

VCSC hiện có khuyến nghị mua dành cho VHC với giá mục tiêu 60.600 đồng/cp, tương ứng với tổng mức sinh lời 44,9%, bao gồm lợi suất cổ tức 2,4%.

Chung khoan ngay 27/1: Nhung co phieu nao duoc khuyen nghi?
Chọn cổ phiếu nào phiên 27/1? 

Ngưỡng hỗ trợ của HBC nằm tại mốc 15.000 đồng/cp

CTCK BIDV (BSC): HBC đang ở trong trạng thái tăng giá sau khi có nhịp điều chỉnh về vùng giá hỗ trợ 15. Thanh khoản tăng cao trong phiên 26/1 đã giúp cổ phiếu đóng cửa ở 18.9 tăng gần 6% so với phiên 25/1.

Các chỉ báo xu hướng hiện đang ở trong trạng thái khả quan. Thêm vào đó chỉ báo động lượng RSI ở trên giá trị 50 nhưng chưa đi vào vùng quá mua cùng với đường MACD vừa cắt lên trên đường tín hiệu nên cổ phiếu sẽ tiếp tục củng cố đà tăng.

Ngưỡng hỗ trợ gần nhất của HBC nằm tại khu vực xung quanh 15. Mục tiêu chốt lãi của cổ phiếu nằm tại mức 22.9, cắt lỗ nếu ngưỡng 14.7 bị xuyên thủng.

Khuyến nghị khả quan CTR với giá mục tiêu 96.400 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị khả quan cho CTR với giá mục tiêu 96.400 đồng/cp. Tổng CTCP Công trình Viettel (CTR) là nhà thầu và vận hành hạ tầng viễn thông hàng đầu Việt Nam, có lợi thế cạnh tranh về chi phí trong khi thừa hưởng lợi thế kinh doanh của công ty mẹ – công ty viễn thông số 1 Việt Nam Viettel.

VCSC tin rằng CTR sẽ tận dụng tốt đà tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động ngày càng tăng của Việt Nam, đặc biệt với sự tham gia vào mảng cho thuê hạ tầng (towerco) hấp dẫn.

Mảng Towerco – nơi CTR xây trạm phát sóng và cho các nhà khai thác mạng di động (MNOs) thuê - có doanh thu ổn định và biên lợi nhuận cao (biên EBITDA ước tính khoảng 74%+ cho CTR), tiềm năng để tập trung thị trường cao nhờ vòng lặp tích cực giữa lợi thế quy mô và chi phí thấp, và tiềm năng tăng trưởng nhanh chóng nhờ xu hướng thuê ngoài và chia sẻ hạ tầng giữa các MNOs.

Dự báo tốc độ tăng trưởng kép bình quân (CAGR) EBITDA (lợi nhuận trước thuế, khấu hao và lãi vay) đạt 36% giai đoạn 2020-2023 - dẫn đầu bởi 143% CAGR ở mảng towerco - khi dự báo CTR sẽ mở rộng số trạm tự sở hữu của mình từ 1.500 cuối 2020 (YE2020) lên 6.000 tại YE2023. VCSC dự báo đóng góp EBITDA của Towerco sẽ tăng từ 9% vào năm 2020 lên 52% vào năm 2023.

Giá mục tiêu (TP) bao gồm EV/EBITDA mục tiêu 16x cho mảng towerco - dựa trên mức trung bình 5 năm của các towerco tương tự tại các thị trường mới nổi châu Á - và 7x-9x cho các mảng khác.

Các yếu tố tiềm năng hỗ trợ giá cổ phiếu: Hiện thực hóa kế hoạch Tập đoàn Viettel ("Viettel") chuyển giao 10,000 trong số 40,000 trạm viễn thông hiện có sang CTR trong giai đoạn 2021-2025 (trang 35); triển khai 5G nhanh chóng thúc đẩy nhu cầu small cell.

Rủi ro cho quan điểm tích cực: tăng trưởng tiêu thụ dữ liệu di động chậm; Viettel ưu tiên tự sở hữu trạm viễn thông thay vì thuê ngoài từ CTR; các MNOs không muốn chia sẻ trạm viễn thông.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN