Chứng khoán ngày 19/12: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 19/12.

Khuyến nghị khả quan BVH với giá mục tiêu 57.200 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm 8,6% giá mục tiêu xuống 57.200 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN đối với Tập đoàn Bảo Việt (BVH).

Giá mục tiêu thấp hơn là do (1) mức giảm 21,8%/25,0% trong dự báo cho LNST 2022/2023 và (2) điều chỉnh giảm P/B mục tiêu từ 2,0 xuống 1,9 lần, ảnh hưởng đến tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023.

VCSC điều chỉnh giảm dự báo lợi nhuận sau thế năm 2022 xuống 21,8% do (1) thu nhập tài chính ròng giảm 2,6% và (2) lỗ hoạt động kinh doanh bảo hiểm tăng 5,6%. Dự báo mức lỗ HĐKD bảo hiểm cao hơn là do mức giảm 4% trong dự báo phí bảo hiểm gốc năm 2022 ảnh hưởng nhiều hơn mức giảm 9,6% trong dự báo chi phí HĐKD bảo hiểm và chi phí quản lý.

VCSC kỳ vọng đợt tăng lãi suất gần đây vào tháng 9 - tháng 10/2022 sẽ tác động tích cực đến doanh thu tài chính của BVH trong năm 2023.

Yếu tố hỗ trợ: (1) Biên lợi nhuận gộp thấp hơn kỳ vọng; (2) tăng trưởng phí bảo hiểm cao hơn. Rủi ro: Cạnh tranh gay gắt trong lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ và/hoặc phi nhân thọ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng của BVH.

Rủi ro đối với quan điểm tích cực: Các đợt mở bán lẻ chậm hơn dự kiến tại các đại dự án mới.

Chung khoan ngay 19/12: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 CTCK khuyến nghị cổ phiếu nào phiên 19/12?

Khuyến nghị mua SSI với giá mục tiêu 23.600 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm 19,7% giá mục tiêu cho CTCP Chứng khoán (SSI) xuống 23.600 đồng/cổ phiếu nhưng duy trì khuyến nghị MUA.

Giá mục tiêu thấp hơn đến từ (1) mức giảm 27,9% trong dự báo cho tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 và (2) tăng giả định đối với chi phí vốn chủ sở hữu của SSI từ 13,0% lên 16,7%, được bù đắp một phần bởi tác động tích cực của việc cập nhật mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023. VCSC giảm hệ số P/B mục tiêu cho SSI từ 2,25 xuống 2,15 lần.

VCSC giảm 18,0% LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 xuống còn 1,7 nghìn tỷ đồng (-34,3% YoY) do (1) dự báo doanh thu môi giới giảm 15,9% sau khi điều chỉnh giảm các giả định của chúng tôi về giá trị giao dịch trung bình hàng ngày (ADTV) năm 2022 và thị phần của SSI trên 3 sàn giao dịch của Việt Nam, (2) lãi từ HTM giảm 46,7% và (3) lãi từ FVTPL giảm 5,6%, được bù đắp một phần bằng mức giảm 17,6% trong lỗ từ FVTPL và giảm 8,6% trong chi phí vay.

VCSC giảm 27,9% tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2022-2026 do (1) tổng doanh thu cho vay ký quỹ giảm 10,3% sau khi giảm dự phóng dư nợ cho vay ký quỹ trung bình của SSI, phần nào được bù đắp bởi giả định cao hơn trong lãi suất cho vay ký quỹ và (2) tổng doanh thu môi giới giảm 37,6% do giả định thấp hơn của chúng tôi đối với trung bình ADTV của thị trường và thị phần của SSI.

Yếu tố hỗ trợ/(rủi ro): Thanh khoản thị trường và cho vay ký quỹ cao hơn/(thấp hơn) so với dự kiến; lãi/(lỗ) ròng lớn trong danh mục FVTPL của SSI.

Khuyến nghị mua VTP với giá mục tiêu 33.900 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): Điều chỉnh giảm 46% giá mục tiêu xuống 33.900 đồng/CP nhưng duy trì khuyến nghị KHẢ QUAN cho Tổng CTCP Bưu chính Viettel (VTP) do giá cổ phiếu đã giảm 48% trong 3 tháng qua.

Giá mục tiêu thấp hơn là do (1) nâng giả định WACC thêm 90 điểm cơ bản lên 12,0%, (2) điều chỉnh giảm 56% P/E mục tiêu xuống 11,0 lần và (3) điều chỉnh giảm 5% dự báo tổng LNST sau lợi ích CĐTS giai đoạn 2023-2025, được bù đắp một phần nhờ hiệu ứng tích cực từ việc cập nhập mô hình định giá mục tiêu đến cuối năm 2023.

Dự phóng doanh thu năm 2023 đạt 26 nghìn tỷ đồng (+10% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 405 tỷ đồng (+12% YoY). VCSC dự báo mảng dịch vụ chuyển phát sẽ dẫn dắt tăng trưởng doanh thu nhờ đà tăng trưởng mạnh của mảng thương mại điện tử, bị ảnh hưởng một phần khi chúng tôi dự phóng sức tiêu dùng yếu hơn trong năm 2023. VCSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận sẽ chững lại do sự cạnh tranh gay gắt và biên lợi nhuận thấp của mảng dịch vụ chuyển phát thương mại điện tử.

Dự phóng tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) EPS là 13% trong giai đoạn 2023- 2026 do (1) mảng thương mại điện tử tăng trưởng mạnh tại Việt Nam nhờ vào mức độ tiếp cận thương mại điện tử của khách hàng ngày càng tăng, (2) VTP cải thiện hiệu quả cơ cấu chi phí và (3) mảng dịch vụ chuyển phát phục hồi hoàn toàn trong khi chi phí vận hành giảm.

Rủi ro: Sự cạnh tranh về giá kéo dài trong ngành chuyển phát nhanh; đầu tư vào các mảng kinh doanh mới kém hiệu quả; nền kinh tế chững lại ảnh hưởng tiêu cực cao hơn mong đợi đối với sức tiêu dùng.

Anh Nhi

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN