Khuyến nghị mua CII với giá mục tiêu 25.800 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Duy trì khuyến nghị mua cho CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh (CII) và tăng giá mục tiêu thêm 7,5% lên 25.800 đồng/CP, tương ứng tổng mức sinh lời dự phóng 26,8%, bao gồm lợi suất cổ tức 5,6%.
Giá mục tiêu cao hơn chủ yếu phản ánh định giá cao hơn cho dự án BOT Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận (TL-MT), một phần bị ảnh hưởng bởi khung thời gian thu phí kéo dài hơn dự kiến cho dự án BOT Mở rộng Xa lộ Hà Nội (Xa lộ Hà Nội) từ quý 1/2021 trước đây sang đầu quý 2/2021 và dự án TL-MT từ quý 2/2021 trước đây sang đầu quý 3/2021.
Định giá cao hơn cho dự án TL-MT chủ yếu do VCSC điều chỉnh dự báo cho tăng trưởng lưu lượng giao thông mỗi năm từ 5% lên 8%, phù hợp với dự báo của chủ đầu tư và dẫn đến việc chúng tôi nâng dự báo doanh thu trung bình hàng năm cho dự án này trong giai đoạn 2021-2033 thêm 33% lên 2 nghìn tỷ đồng với mức 1,5 nghìn tỷ đồng trước đây.
Theo dự báo điều chỉnh đối với các dự án BOT Xa lộ Hà Nội và TL-MT, VCSC giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2021 thêm 20%. VCSC cũng giảm dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2022 thêm 22% trong khi tăng dự báo năm 2023 thêm 14% khi kéo dài khung thời gian ghi nhận dự án Riverpark Giai đoạn 2 từ năm 2022 trước đây sang giai đoạn 2022-2023.
Trong năm 2021, VCSC dự báo doanh thu đạt 5,8 nghìn tỷ đồng (+7,5% YoY) và LNST sau lợi ích CĐTS đạt 414 tỷ đồng (+41% YoY). Lợi nhuận dự kiến tích cực chủ yếu được dẫn dắt bởi việc thu phí từ hai dự án BOT lớn nói trên.
Dự báo LNST sau lợi ích CĐTS của CII sẽ tăng mạnh 180% YoY lên 1,15 nghìn tỷ đồng vào năm 2022, chủ yếu nhờ dự án Riverpark Giai đoạn 2 tại Quận 2, TP.HCM.
Kỳ vọng dòng tiền ổn định đến từ các dự án BOT lớn của CII, cải thiện tình hình tài chính của công ty. Trong khi đó, các dự án bất động sản nhà ở của CII tại TP.HCM sẽ là động lực thúc đẩy lợi nhuận mạnh mẽ trong trung hạn khi các thách thức liên quan đến pháp lý dự kiến sẽ giảm.
Rủi ro: Trì hoãn dự án, tiếp tục trì hoãn thanh toán cổ tức để hỗ trợ vốn XDCB.
|
Chú ý cổ phiếu nào phiên 18/3? |
Mở vị thế mua FRT quanh vùng giá 30.250 đồng/cp
CTCK BIDV (BSC): FRT đã hình thành xu hướng tăng giá sau khi tích lũy quanh ngưỡng 28.0. Thanh khoản cổ phiếu nằm trên giao dịch trung bình 20 phiên đồng thuận với nhịp tăng giá cổ phiếu.
Chỉ báo RSI và chỉ báo MACD đều ủng hộ xu hướng tăng giá cổ phiếu. Đường giá cổ phiếu đã cắt lên dải mây Ichimoku báo hiệu xu hướng tăng giá trung hạn hình thành.
Nhà đầu tư có thể cân nhắc mở vị thế quanh vùng giá 30.25 và chốt lãi khi cổ phiếu tiếp cận đỉnh cũ 36.0. Cắt lỗ nếu mất ngưỡng hỗ trợ 28.0.
Khuyến nghị mua DHC với giá mục tiêu 100.700 đồng/cp
CTCK Bản Việt (VCSC): Khuyến nghị mua dành cho CTCP Đông Hải Bến Tre (DHC) với giá mục tiêu 100.700 đồng/cp, đến từ khả năng công ty tận dụng đà tăng trưởng tiêu thụ giấy bao bì tại Việt Nam thông qua năng lực đã được chứng minh và khả năng mở rộng công suất trong tương lai.
VCSC tăng giá mục tiêu thêm 24% khi điều chỉnh tăng tổng LNST sau lợi ích CĐTS 2021-2023 thêm 17% do nhu cầu giấy bao bì cao hơn dự kiến làm gia tăng sản lượng và giá bán.
VCSC nâng biên LN gộp giai đoạn 2021-2023 trung bình thêm 1,2 điểm %, nhờ giá bán trung bình dự phóng cao hơn dù giá thùng cacton cũ (OCC) đã tăng 28% tính từ đầu năm trong bối cảnh các gián đoạn do dịch COVID-19 ảnh hưởng đến hệ thống thu gom giấy cũ.
Dự báo EPS sẽ tăng 36% trong năm 2021 và ghi nhận tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) 8% trong các năm 2022 & 2023 – mức CAGR chủ yếu đến từ việc giá OCC quay trở lại mức thông thường khi chúng tôi ước tính công suất giấy hiện tại của DHC sẽ được đạt 100% trong năm 2021, vốn sẽ giới hạn tăng trưởng sản lượng sau năm 2021.
Dự báo của VCSC chưa tính đến nhà máy Giao Long 3 đi vào hoạt động do thời gian triển khai chưa chắc chắn – vốn sẽ gia tăng công suất giấy của DHC thêm ít nhất 120%.
Mức giá mục tiêu cho DHC 2021 đạt 10,8 lần, phần lớn phù hợp với trung vị ngành 5 năm là P/E trượt 10,9 lần. Rủi ro cho quan điểm tích cực: Giá bán giấy hạ nhiệt do các đối thủ cạnh tranh gia tăng công suất.