Chứng khoán ngày 14/8: HAH, ACV và SZC được đánh giá ra sao?

Các công ty chứng khoán đưa ra khuyến nghị gì cho các cổ phiếu HAH, ACV và SZC trước phiên ngày 14/8?
Khuyến nghị Nắm giữ HAH với giá mục tiêu 46.000 đồng/cp
Chứng khoán Agribank: CTCP Vận tải và Xếp dỡ Hải An (HOSE: HAH) là một trong những doanh nghiệp sở hữu đội tàu vận tải biển lớn nhất Việt Nam. Mới đây, công ty đã công bố BCTC Quý 2/2024 với KQKD tăng trưởng tích cực. Agriseco Research kính gửi Quý khách hàng các thông tin và luận điểm đầu tư như sau:
Cập nhật KQKD Quý 2 và 6 tháng năm 2024: HAH ghi nhận KQKD phục hồi mạnh mẽ với doanh thu đạt 948,8 tỷ đồng (+55% yoy) và LNST đạt 126,5 tỷ đồng (+59% yoy) trong quý 2/2024. Qua đó lũy kếcùng kỳ bởi lợi nhuận suy giảm trong Quý 1, trong đó cả mảng cảng biển và vận tải đều có sự cải thiện.
Sản lượng khai thác tàu phục hồi: Sản lượng khai thác của HAH có thể đạt trên 550.000 TEUS trong năm 2024 (+22% yoy) nhờ hoạt động giao thương xuất nhập khẩu sôi động trở lại. Trong đó, tổng giá trị xuất nhập khẩu Việt Nam đã tăng 17% so với cùng kỳ trong 7T đầu năm, khối lượng hàng hóa và container qua cảng cũng tăng gần 20% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, HAH cũng đón thêm 3 tàu mới từ cuối 2023 và dự kiến sẽ đón thêm 1 tàu mới 1.800 TEUS trong nửa cuối năm 2024 đưa quy mô đội tàu lên 16 chiếc.
Giá cước tăng mạnh trở lại hỗ trợ KQKD: Theo Drewy, giá cước vận tải giao ngay trên thế giới đã tăng gần gấp đôi từ đầu năm và tăng gấp 3 lần từ mức đáy của năm 2022. Chúng tôi cho rằng giá cước vận tải biển có thể tiếp tục tăng bởi các nguyên nhân sau (1) xung đột leo thang tại biển đỏ từ cuối năm 2023, nhiều cảng biển trong khu vực đã rơi vào tính trạng ùn ứ khiến thời gian và hải trình các tuyến vận tải tăng lên kéo theo chi phí; (2) Mùa cao điểm của hoạt động xuất khẩu vào Q3 và Q4 khiến nhu cầu vận tải hàng hóa tăng cao. Bên cạnh đó, từ đầu năm 2024, HAH đã tăng giá cước dịch vụ xếp dỡ tại cảng. 
Agriseco Research kỳ vọng KQKD của HAH sẽ phục hồi tích cực trong các quý tới nhờ (1) Sản lượng khai thác tàu tăng khi hoạt động xuất nhập khẩu phục hồi trở lại; (2) Giá cước tăng mạnh bởi các bất ổn địa chính trị. Về mặt bằng định giá, giá cổ phiếu HAH cũng đã tăng khá mạnh từ đầu năm 2024 phản ánh phần nào triển vọng lợi nhuận phục hồi, do đó chúng tôi khuyến nghị Nắm giữ cổ phiếu HAH với giá mục tiêu 46.000 đ/cp (upside 12,5% với giá hiện tại).
Chung khoan ngay 14/8: HAH, ACV va SZC duoc danh gia ra sao?
 
Khuyến nghị Khả quan SZC với giá mục tiêu 43.200 đồng/cp
Chứng khoán SSI: Trong Q2/2024, SZC ghi nhận LNST đạt mức cao nhất kể từ Q3/2021, trong đó, doanh thu đạt 262 tỷ đồng (-9% svck). Doanh thu chủ yếu đến từ việc cho thuê đất tại KCN Châu Đức, với doanh thu cho thuê KCN đạt 233 tỷ đồng (-11% svck), diện tích cho thuê đạt 7,2 ha (-18% svck) với giá 92 USD/m2/chu kỳ thuê (+7,8% svck).
Biên lợi nhuận gộp tăng đáng kể lên 61,8% (+7,8% svck) do giá cho thuê tăng. Theo đó, LNST đạt 102 tỷ đồng (+6% svck).
Trong 6 tháng đầu năm 2024, diện tích đã cho thuê và MOUs đạt 30 ha (+50% svck), nhờ 1 hợp đồng với khách hàng lớn là Electronic Tripod Vietnam (với tổng vốn đầu tư 250 triệu USD, tương đương 6,25 nghìn tỷ đồng) với diện tích cho thuê là 18 ha và giá cho thuê là 95 đô la Mỹ/m2/chu kỳ, cũng như hợp đồng thuê 6ha của Container Hòa Phát tại KCN Châu Đức.
Trong năm 2024, chúng tôi kỳ vọng giá thuê sẽ tăng 12% svck, diện tích MOU dự kiến ký với Tripod và các nhà đầu tư nhỏ khác đạt tổng cộng 45 ha (+12% svck) - cao hơn tổng kế hoạch cho thuê hàng năm của công ty là 40 ha. Trong nửa cuối năm 2024, LNST của SZC dự kiến đạt 141 tỷ đồng (+14% svck). Theo đó, tổng doanh thu ước đạt 1,08 nghìn tỷ đồng (+32,8% svck), LNST đạt 308 tỷ đồng (+40,5% YoY) trong năm 2024, cao hơn kế hoạch doanh thu 881 tỷ đồng và lợi nhuận ròng 228 tỷ đồng của công ty. EPS đạt 1.724 đồng/cổ phiếu, tương đương P/E dự phóng năm 2024 là 20,7x, cao hơn P/E trung bình ngành là 10,9x.
Luận điểm đầu tư: Chúng tôi dự báo EPS năm 2024 và 2025 lần lượt là 1.724 đồng/cổ phiếu (+37,6% svck) và 2.024 đồng/cổ phiếu (+18,9% svck). SZC có các lợi thế như: (1) Diện tích còn lại cho thuê hơn 400 ha.
Trong đó, diện tích đất đã hoàn thành đền bù giải phóng mặt bằng là 250ha; (2) Triển vọng tăng giá thuê cao hơn so với các KCN khác ở Bà Rịa - Vũng Tàu - KCN Châu Đức hiện có giá thuê thấp hơn 13-20% so với các KCN khác và kết nối cơ sở hạ tầng được cải thiện đáng kể từ đường cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu. Chúng tôi hiện có khuyến nghị KHẢ QUAN đối với cổ phiếu SZC, với giá mục tiêu 1 năm là 43.200 đồng/cổ phiếu (tiềm năng tăng giá là 21,2%) theo phương pháp SOTP.
Khuyến nghị Phù hợp thị trường với ACV, giá mục tiêu 110.300 đồng/cp
Chứng khoán Vietcap: Chúng tôi duy trì khuyến nghị PHÙ HỢP THỊ TRƯỜNG cho Tổng Công ty Cảng Hàng không Việt Nam (ACV) mặc dù tăng 11% giá mục tiêu do giá cổ phiếu ACV đã tăng 10% trong 3 tháng qua.
Giá mục tiêu cao hơn của chúng tôi đến từ việc chúng tôi tăng 16%/10%/4% dự báo LNST sau lợi ích CĐTS năm 2024/2025/2026, do lượng khách quốc tế tăng trưởng mạnh hơn và dự phòng nợ xấu thấp hơn, bù đắp một phần bởi dự báo lỗ tỷ giá từ khoản nợ vay bằng JPY của ACV trong năm 2024.
Dựa trên KQKD khả quan trong 6 tháng đầu năm 2024, chúng tôi tăng dự báo lượng khách quốc tế trong năm 2024/25/26 lên lần lượt 45 triệu/49 triệu/53 triệu (so với dự báo trước đây của chúng tôi là 43 triệu/47 triệu/51 triệu). Điều này dẫn đến dự báo lượng khách quốc tế mới của chúng tôi năm 2024 sẽ đạt 108% so với mức trước dịch COVID-19 (2019). Tuy nhiên, chúng tôi giảm dự báo đối với lượng khách trong nước năm 2024 xuống 74 triệu (so với mức 78 triệu trước đây) và giữ nguyên dự báo trung hạn.
Chúng tôi giảm dự báo dự phòng nợ xấu năm 2024 từ 1,5 nghìn tỷ đồng xuống 600 tỷ đồng, được hỗ trợ bởi sự hiệu quả từ các kế hoạch của ACV nhằm hạn chế các khoản phải thu mới và buộc các hãng hàng không thanh toán đúng hạn các khoản phí thu hộ. Ngoài ra, chúng tôi duy trì kỳ vọng ACV sẽ thu hồi phần lớn khoản phải thu này trong giai đoạn 2025-2027.
Giá mục tiêu của chúng tôi tương ứng EV/EBITDA dự phóng năm 2024/25 là 15,3/12,3 lần so với mức trung bình giai đoạn 2017-2020 là 15,8 lần.
Rủi ro: Dự phòng nợ xấu hoặc vốn đầu tư XDCB cao hơn dự kiến; việc mở rộng công suất sân bay chậm hơn dự kiến; lượng khách thấp hơn dự kiến.
Minh An

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN