Chứng khoán ngày 13/9: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 13/9.

Khuyến nghị mua NKG với giá mục tiêu 24.700 đồng/cp

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Doanh thu và lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 của CTCP Thép Nam Kim (NKG) đạt lần lượt 7.206 tỷ đồng (tăng 2,7% so với cùng kỳ năm ngoái) và 201,4 tỷ đồng (giảm 76,2%).

Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp tăng mạnh so với cùng kỳ. Sản lượng xuất khẩu tôn đạt 147.217 tấn (tăng 13,4%), vẫn chiếm tỷ trọng chính trong tiêu thụ thép của NKG.

Bên cạnh đó, tiêu thụ tôn và ống thép trong nước giảm do nhu cầu nội địa yếu. Tổng sản lượng tiêu thụ quý 2/2022 đạt 222,4 nghìn tấn, giảm nhẹ 2,6% so với cùng kỳ.

Giá nguyên liệu đầu vào chính của NKG là HRC đã quay đầu giảm từ tháng 5. Giá HRC Việt Nam trên thị trường giao ngay ngày 5/8 được giao dịch ở mức 605 USD/tấn, tạo áp lực cho NKG phải trích lập chi phí dự phòng giảm giá hàng tồn kho. Giá bán ra của tôn và ống thép nội địa cũng giảm trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ trong nước vẫn còn yếu.

Các nhà máy sản xuất thép tại EU buộc phải giảm sản lượng hoặc đóng cửa do chi phí cho năng lượng quá cao. Nhu cầu tiêu thụ thép tuy đang yếu tại khu vực này nhưng nếu tình trạng khủng hoảng năng lượng tiếp diễn, EU cần tìm nguồn cung tốt hơn từ các quốc gia khác. NKG có thể hưởng lợi nếu cung thép nội địa của khu vực EU sụt giảm.

KBSV dự phóng doanh thu NKG năm 2022 đạt 25.342 tỷ đồng (giảm 10,2% so với năm trước), lợi nhuận sau thuế đạt 1.203 tỷ đồng (giảm 45,9%). KBSV khuyến nghị nắm giữ với giá mục tiêu 24.700 đồng/CP, tiềm năng tăng trưởng 10%.

Chung khoan ngay 13/9: Co phieu nao duoc khuyen nghi?
 

Khuyến nghị HT1 với giá mục tiêu 16.000 đồng/cp

CTCK SSI: Mặc dù doanh thu tăng 5,6% so với cùng kỳ, nhưng lợi nhuận trước thuế của Công ty cổ phần xi măng VICEM Hà Tiên (HT1) đã giảm 45,4% xuống còn 164 tỷ đồng trong quý 2 do giá than tăng mạnh.

SSI dự báo giá than tăng sẽ tạo thêm áp lực lên biên lợi nhuận của công ty trong 6 tháng cuối năm 2022, do các công ty xi măng sẽ khó tăng thêm giá xi măng, trong bối cảnh nhu cầu trong nước suy yếu và thị trường xuất khẩu trì trệ.

Theo đó, SSI dự báo doanh thu năm 2022 của HT1 sẽ tăng 20,6% so với cùng kỳ lên 8,5 nghìn tỷ đồng, nhờ sản lượng tiêu thụ xi măng phục hồi 8%, nhưng lợi nhuận trước thuế được kỳ vọng giảm 28% so với cùng kỳ xuống 379 tỷ đồng.

SSI cho rằng lợi nhuận của HT1 sẽ chạm đáy vào năm 2022 và hồi phục trở lại lên mức 527 tỷ đồng (tăng 40% so với cùng kỳ) vào năm 2023, nhờ sản lượng tiêu thụ tăng 5% và giả định giá than sẽ giảm 5% từ mức đỉnh năm 2022.

Duy trì khuyến nghị trung lập đối với cổ phiếu HT1, với giá mục tiêu 1 năm là 16.000 đồng/cổ phiếu. SSI cho rằng giá cổ phiếu trong ngắn hạn có thể được hỗ trợ bởi mức tăng trưởng lợi nhuận khoảng 70% trong 6 tháng đầu năm 2022 so với mức so sánh thấp trong 6 tháng đầu năm 2021. SSI dự đoán sẽ có thêm nhiều yếu tố hỗ trợ vào năm 2023 như khả năng giá than giảm, hoặc tăng tốc giải ngân đầu tư công.

Khuyến nghị mua NT2 với giá mục tiêu 35.000 đồng/cp

CTCK KB Việt Nam (KBSV): Trong quý 2/2022, kết quả kinh doanh của CTCP Điện lực dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) ghi nhận mức tăng trưởng cao với doanh thu và lợi nhuận sau thuế đạt lần lượt 2.688 tỷ đồng (tăng 66,2% so với cùng kỳ năm ngoái) và 365 tỷ đồng (tăng 14.6x).

Sản lượng điện thương phẩm tăng trưởng trong quý 2/2022, đạt 1.184,4 triệu kWh (tăng 26,3%) nhờ vào nhu cầu tiêu thụ điện hồi phục và NT2 được tăng cường huy động để bù đắp cho nhiệt điện Cà Mau 1&2 thiếu khí vận hành.

KBSV cho rằng với việc nhu cầu điện toàn quốc phục hồi, đặc biệt là khu vực miền Nam sẽ tiếp tục là động lực tăng trưởng cho các nhà máy điện tại khu vực này và cho cả NT2, do đó sản lượng nửa cuối năm 2022 và cả năm 2022 sẽ lần lượt đạt 2.031 triệu kWh (tăng 45%) và 4.205 triệu kWh (tăng 31,6%) nhờ vào nhu cầu tiếp tục hồi phục so với mức nền thấp của nửa cuối năm 2021 do giãn cách xã hội. Từ sản lượng dự phóng này, chúng tôi ước tính doanh thu và lợi nhuận sau thuế 2022 lần lượt đạt 8.854 tỷ đồng (tăng 44% so với năm trước) và 911 tỷ đồng (tăng 71%).

Theo như ban lãnh đạo cho biết trong ĐHCĐ, NT2 kỳ vọng sẽ ghi nhận khoản đền bù tỷ giá từ EVN khoảng 236 tỷ đồng trong năm nay. Dựa trên thông tin này KBSV cho rằng công ty sẽ ghi nhận lần lượt 200 tỷ cho năm 2022 và 100 tỷ mỗi năm trong 2023 và 2024 trên quan điểm EVN có thể sẽ không hoàn trả hoàn toàn khoản lỗ tỷ giá như công ty kỳ vọng do gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh.

Tổng kết lại, KBSV ước tính NT2 sẽ ghi nhận thêm khoảng 188 tỷ từ khoản đền bù tỷ giá này, chiếm khoảng 21% lợi nhuận sau thuế dự phóng năm 2022.

Dựa trên định giá FCFF và EV/EBITDA, triển vọng kinh doanh cũng như xem xét các rủi ro có thể phát sinh, KBSV khuyến nghị mua đối với cổ phiếu NT2. Giá mục tiêu là 35.000 đồng/cổ phiếu, cao hơn 28,4% so với giá tại ngày 08/09/2022.

Những lưu ý cho nhà đầu tư khi HoSE triển khai giao dịch lô lẻ từ ngày 12/9

(Vietnamdaily) - Việc áp dụng giao dịch chứng khoán lô lẻ sẽ tạo điều kiện cho nhà đầu tư chủ động trong việc đặt lệnh mua – bán.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (HoSE) vừa thông báo sẽ chính thức triển khai giao dịch chứng khoán lô lẻ từ thứ Hai, ngày 12/9 trên cơ sở được sự chấp thuận của Bộ Tài chính, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và Sở Giao dịch Chứng khoán Việt Nam.

Chứng khoán ngày 12/9: Cổ phiếu nào được khuyến nghị?

(Vietnamdaily) - Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 12/9.

Khuyến nghị mua BWE với giá mục tiêu 58.500 đồng/cp

CTCK Bản Việt (VCSC): CTCP Nước - Môi trường Bình Dương (BWE) công bố KQKD sơ bộ 8 tháng 2022 với doanh thu đặt 2,5 nghìn tỷ đồng (+15% YoY) và LNST đạt 450 tỷ đồng (+7% YoY), lần lượt hoàn thành 72% và 60% dự báo cả năm.

Cổ phiếu ITA và FLC: Bộ đôi lẩn quẩn trong vấn đề công bố thông tin

(Vietnamdaily) - ITA và FLC trong thời điểm hiện tại cùng gặp khó khăn về vấn đề công bố thông tin dẫn đến cơ quan chức năng thực thi các chính sách để bảo vệ quyền lợi cho cổ đông.

Sở Giao dịch Chứng khoán TP. HCM (HoSE) vừa có văn bản nhắc nhở Tân Tạo về việc chậm công bố thông tin BCTC soát xét bán niên 2022.

Đồng thời, cảnh báo về khả năng cổ phiếu rơi vào diện kiểm soát nếu công ty không thể công bố BCTC soát xét bán niên trong vòng 15 ngày, kể từ thời hạn chót công bố theo quy định (29/8).

Trước đó, HoSE đã quyết định đưa cổ phiếu ITA vào diện cảnh báo kể từ ngày 6/9/2022 do công ty vi phạm quy định về công bố thông tin 4 lần trở lên trong vòng 1 năm, thuộc trường hợp chứng khoán bị cảnh báo.

Thêm vào đó, từ ngày 29/8, cổ phiếu ITA cũng bị đưa vào danh sách chứng khoán không đủ điều kiện giao dịch ký quỹ.

Sau khi thiết lập mức đỉnh vào phiên 6/1/2022 ở mức 18.600 đồng/cp, cổ phiếu ITA đã quay đầu xuống dốc và tiếp tục chuỗi ngày giao dịch dưới mệnh giá.

Chốt phiên ngày 9/9, cổ phiếu ITA đang giao dịch ở mức 5.740 đồng/cp, ghi nhận chuỗi trượt dốc với 9 phiên giảm liên tục, trong đó có 2 phiên giảm sàn. Như vậy, tính từ thời điểm tạo đỉnh đến nay, cổ phiếu ITA đã giảm hơn 70%.

Cổ phiếu ITA liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây trong bối cảnh công ty dính vào những lùm xùm như bị “cáo buộc phá sản”, “nhầm lẫn” trong việc hạch toán tạm ứng nghìn tỷ đồng cho Chủ tịch Đặng Thị Hoàng Yến.

Theo đó, mới đây Tổng cục thuế đã yêu cầu Cục Thuế TPHCM rà soát công tác quản lý thuế đối với Tân Tạo và xác minh số tiền “hạch toán sai” này cho vị lãnh đạo công ty.

Một vấn đề nữa là ITA vừa xin phép HoSE chậm công bố BCTC soát xét vì đơn vị kiểm toán ban đầu từ chối kiểm toán, doanh nghiệp đành phải thay thế một đơn vị kiểm toán khác.

Nếu nghĩa vụ công bố BCTC này không hoàn thành nhiều khả năng cổ phiếu ITA sẽ bị đưa vào diện kiểm soát.

Co phieu ITA va FLC: Bo doi lan quan trong van de cong bo thong tin
 ITA - FLC đang gặp khó vì nghĩa vụ công bố thông tin.

Cũng ở trong hoàn cảnh tương tự đó là FLC của Tập đoàn FLC, mới đây, HoSE cũng ra quyết định chuyển cổ phiếu FLC từ diện hạn chế giao dịch sang đình chỉ giao dịch kể từ ngày 9/9 vì chưa tổ chức ĐHCĐ thường niên năm 2022; chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán 2021 và chưa chọn được đơn vị kiểm toán báo cáo tài chính năm nay.

Những sai phạm được phát giác gần đây của cựu chủ tịch Trịnh Văn Quyết khiến FLC gặp thêm nhiều khó khăn. Việc cổ phiếu FLC bị đình chỉ giao dịch khiến tình hình trở nên tồi tệ.

Cổ phiếu FLC từng vào top 30 doanh nghiệp lớn, thuộc nhóm VN30 trên sàn chứng khoán. Tuy nhiên, trong cả thập kỷ qua, doanh nghiệp này gần như không trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông. Giá cổ phiếu lên xuống thất thường và rất nhiều nhà đầu tư thua lỗ vì những chiêu trò của cựu lãnh đạo doanh nghiệp.

Trong vòng chưa tới 6 tháng, cổ phiếu FLC giảm từ mức 15.000 đồng/cp về mức 4.000 đồng/cp như hiện tại. Tuy nhiên, nhiều nhà đầu tư lo ngại không biết đến khi nào cổ phiếu FLC thoát khỏi tình cảnh này, khi quá trình điều tra vẫn đang tiếp diễn.

Trong hai phiên giao dịch 26/8 và 29/8, cổ phiếu FLC tiếp tục giảm sàn với dư bán rất lớn. Vốn hóa FLC đã bốc hơi khoảng 7.000 tỷ đồng kể từ giữa tháng 3 tới nay.

Tình trạng bị đình chỉ không chỉ xảy đến với FLC mà với cả ROS khi không thể công bố thông tin vì liên quan đến lãnh đạo cấp cao.

Tại buổi họp báo tháng 9, Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh khi nào các doanh nghiệp khắc phục được các vi phạm và có nguyện vọng đề xuất giao dịch trở lại với các cổ phiếu này thì cơ quan chức năng mới xem xét cho phép quay trở lại giao dịch theo quy định của pháp luật.

Hiện nay, Tập đoàn FLC chưa có báo cáo kiểm toán và tổ chức Đại hội cổ đông, còn Công ty cổ phần Xây dựng FLC Faros - FLC Faros thì không có báo cáo tài chính.

Để đảm bảo quyền lợi của mình, các nhà đầu tư phải có ý kiến trong Đại hội cổ đông để yêu cầu các doanh nghiệp này phải khắc phục các sai phạm và đề xuất giao dịch trở lại với các cổ phiếu.