Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 2/2021 của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, HoSE: BID), thu nhập lãi thuần đạt mức rất khả quan với 12,698 tỷ đồng, gấp 1,8 lần cùng kỳ.
Lãi thuần từ dịch vụ kỳ này đạt 1.765 tỷ đồng, tăng 46%; lãi từ kinh doanh ngoại hối đạt 405 tỷ, cũng tăng nhẹ 2%; trong khi lãi từ hoạt động khác tăng mạnh 76% lên 2,161 tỷ đồng.
Ngược lại, BIDV cũng ghi nhận những con số bi quan khi lãi từ mua bán chứng khoán kinh doanh giảm 48% xuống gần 125 tỷ đồng. Đặc biệt mua bán chứng khoán đầu tư của nhà băng này lỗ hơn 165 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lãi cao tới 797 tỷ đồng.
BIDV ghi nhận 12.977 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động dịch vụ, gấp 1,8 lần cùng kỳ.
Tuy nhiên, kỳ này BIDV chi tới hơn 8,251 tỷ đồng dự phòng rủi ro tín dụng, gấp 1,9 lần cùng kỳ.
Dù vậy, nguồn lợi nhuận sau thuế của BIDV vẫn đạt 3,789 tỷ đồng, tăng 85% so cùng kỳ.
Lũy kế 6 tháng, BIDV đạt 23.546 tỷ đồng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, tăng 60% so cùng kỳ.
Sau khi nhà băng này trừ các loại chi phí, đặc biệt là dự phòng rủi ro tín dụng tới 15.423 tỷ, tăng 48% so cùng kỳ, thì BIDV ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 8.122 tỷ đồng, tăng 86% so với cùng kỳ và đạt 62% kế hoạch.
Lợi nhuận sau thuế ngân hàng mẹ tăng 87%, khi đạt gần 6,357 tỷ đồng.
Theo BIDV, sở dĩ lợi nhuận kỳ này tăng cao nhờ kết quả tích cực của thu dịch vụ và ngân hàng số, thu nợ ngoại bảng và tiết giảm chi phí.
Tại thời điểm 30/6/2021, tổng tài sản của BIDV đạt hơn 1.64 triệu tỷ đồng, tăng 8% so với đầu năm. Trong đó, cho vay khách hàng tăng 7% lên gần 1.3 triệu tỷ đồng.
Về nguồn vốn kinh doanh, tiền gửi khách hàng tăng 5% lên hơn 1.29 triệu tỷ đồng.
Tổng nợ xấu ghi nhận 21.140 tỷ đồng, giảm nhẹ 1% so với đầu năm, tương ứng tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ vay giảm nhẹ từ mức 1.76% xuống còn 1.63%.