Tác động khôn lường áp thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường

Khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, giá sản phẩm sẽ tăng và nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm xuống, điều này sẽ ảnh hưởng nhiều tới sản xuất.

Dự thảo lần 2 Luật sửa đổi các Luật thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), thu nhập doanh nghiệp, thu nhập cá nhân, xuất khẩu và nhập khẩu đã được Bộ Tài chính hoàn thành sau nhiều ý kiến đóng góp của các bộ, ngành, tổ chức hiệp hội và doanh nghiệp.
Dự thảo mới bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường, trừ các sản phẩm sữa và không quy định cụ thể nước ngọt có ga, không ga, hay nước tăng lực, thể thao, trà, cà phê.
Theo lý giải của Bộ Tài chính, hiện nay ở Việt Nam tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm khoảng 25% dân số. Đối với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% năm 2000 lên 5,3% năm 2015.
Khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới cho thấy, các loại đồ uống có đường ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe. Để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường, hiện trên thế giới đã có trên 40 nước thu thuế TTĐB đối với loại đồ uống có đường.
Dự thảo bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường không nhận được sự đồng tình của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.(Ảnh minh họa: KT)
 Dự thảo bổ sung thu thuế TTĐB đối với mặt hàng nước ngọt có đường không nhận được sự đồng tình của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.(Ảnh minh họa: KT)
Đánh giá về dự thảo lần này của Bộ Tài chính, ông Vũ Tú Thành, Trưởng đại diện Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN tại Việt Nam cho rằng, lý lẽ ban đầu của cơ quan soạn thảo là nhằm bảo vệ sức khỏe của người dân, nhưng đó không phải là trách nhiệm của cơ quan soạn thảo mà là trách nhiệm của Bộ Y tế, chính sách thuế sẽ chỉ là công cụ hỗ trợ. Như vậy, để định hướng và hạn chế tiêu dùng các loại đồ uống có đường bằng việc áp thuế là quy trình chưa phù hợp.
“Với dự thảo này Bộ Tài chính là cơ quan đứng ra chủ trì, còn Bộ Y tế là cơ quan phối hợp, đó là quy trình ngược. Khi cơ quan chủ trì nắm vai trò chính sẽ làm cho mục tiêu bị sai lệch. Vì thế, vấn đề đặt ra là bảo vệ sức khỏe người dân hay tăng thu thuế vẫn cần phải được làm rõ”, ông Thành nêu quan điểm.
Không đồng tình với quan điểm áp thuế TTĐB đối với các loại nước uống có đường trong khi chưa có nghiên cứu cụ thể về mức độ ảnh hưởng của nó đối với sức khỏe con người, ông Nguyễn Văn Việt, Chủ tịch Hiệp hội bia rượu nước giải khát Việt Nam cho rằng, hiện nay chưa có một nghiên cứu nào đầy đủ về vấn đề béo phì do nước uống gây nên.
“Trước mắt cần phải có chỉ đạo và có nghiên cứu kỹ với thực trạng sử dụng nước ngọt có đường tại Việt Nam, không thể lấy kinh nghiệm của nước khác để áp dụng”, ông Việt cho biết.
Theo các chuyên gia, nếu áp dụng thuế TTĐB đối với các sản phẩm nước ngọt có đường (bao gồm cả các sản phẩm nước uống được chế biến từ trà, cà phê) thì chắc chắn giá thành sản phẩm sẽ tăng lên, nhưng nguồn thu chưa chắc đã tăng bởi thuế không chỉ được thu trực tiếp mà còn từ giá trị gia tăng và nhiều yếu tố tác động khác.
Đó là chưa kể những tác động tới công ăn việc làm của hàng vạn lao động trong các ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, thậm chí cả những người nông dân trồng chè, cà phê và các nguyên liệu chế biến.
PGS. TS Trần Kim Chung - Phó Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương cho rằng, khi tăng thuế, giá sản phẩm sẽ tăng nên nhu cầu tiêu dùng sẽ giảm xuống, điều này sẽ ảnh hưởng tới sản xuất. Cần phải tính theo một tỷ lệ cho phù hợp, không hẳn cứ tăng tỷ suất thuế thì nguồn thu sẽ tăng.
PGS.TS. Đặng Văn Thanh, Chủ tịch Hội Kiểm toán Kế toán Việt Nam, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế - Ngân sách của Quốc hội cũng cho rằng, khi đưa ra đối tượng chịu thuế, cần phải tính tới những đặc thù của nền kinh tế Việt Nam, đó là nền kinh tế từ nông nghiệp đi lên. Trong khi công nghiệp chế biến là ngành Việt Nam đang có chủ trương phát triển, bởi ngoài những giá trị sản xuất đạt được còn là việc làm, thu nhập của người lao động.
Theo ông Thanh, bản chất của thuế là để định hướng và hướng dẫn tiêu dùng, cũng là công cụ giúp điều tiết vĩ mô của nền kinh tế. Mục đích cuối cùng của thuế chính là phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng, giúp nền kinh tế tiếp tục phát triển không chỉ trong ngắn hạn mà còn trong dài hạn.
Chính vì thế, việc áp thuế với sản phẩm nước ngọt có đường cần phải tính toán kỹ lưỡng, không chỉ trong bối cảnh chung với những tác động của các nền kinh tế mà phải tính toán những tác động trực tiếp của nó tới nền kinh tế Việt Nam.

Nhà cũ ngập tràn ánh nắng sau khi cải tạo

(Kiến Thức) - Từ một ngôi nhà cũ kỹ, các kiến trúc sư đã "hô biến" thành một ngôi nhà xinh xắn, tiện nghi và ngập tràn ánh nắng.

Ít ai nghĩ rằng ngôi nhà trắng tinh khôi tọa lạc tại thị trấn San Vito, tỉnh Cagliari, Ý được cải tạo từ một ngôi nhà cũ kỹ chẳng một ai mảy may để ý tới. Ảnh homedsgn.

Ít ai nghĩ rằng ngôi nhà trắng tinh khôi tọa lạc tại thị trấn San Vito, tỉnh Cagliari, Ý được cải tạo từ một ngôi nhà cũ kỹ chẳng một ai mảy may để ý tới. Ảnh homedsgn. 

Phải mất 2 năm, công ty kiến trúc Matteo Foresti mới cải tạo xong ngôi nhà có diện tích 260m2 này. Ảnh homedsgn.

Phải mất 2 năm, công ty kiến trúc Matteo Foresti mới cải tạo xong ngôi nhà có diện tích 260m2 này.  Ảnh homedsgn. 

Sàn gỗ và những bức tường màu trắng mang lại cảm giác mới mẻ, dễ chịu. Ảnh homedsgn.

Sàn gỗ và những bức tường màu trắng mang lại cảm giác mới mẻ, dễ chịu. Ảnh homedsgn. 

Tông màu trắng chủ đạo dường như khiến ngôi nhà thêm rộng hơn, sáng sủa hơn. Ảnh homedsgn.
 Tông màu trắng chủ đạo dường như khiến ngôi nhà thêm rộng hơn, sáng sủa hơn. Ảnh homedsgn. 
Các kiến trúc sư cũng không quên dành những không gian nhỏ để trồng cây xanh, mang lại sức sống và sự tươi mát cho ngôi nhà. Ảnh homedsgn.
 Các kiến trúc sư cũng không quên dành những không gian nhỏ để trồng cây xanh, mang lại sức sống và sự tươi mát cho ngôi nhà. Ảnh homedsgn.
Nội thất trong nhà tuy đơn giản những vẫn rất hiện đại và tiện nghi. Ảnh homedsgn.

Nội thất trong nhà tuy đơn giản những vẫn rất hiện đại và tiện nghi. Ảnh homedsgn.

Từ phòng khách, phòng bếp cho đến nhà tắm, đâu đâu cũng thấy ánh sáng len lỏi. Ảnh homedsgn.

Từ phòng khách, phòng bếp cho đến nhà tắm, đâu đâu cũng thấy ánh sáng len lỏi. Ảnh homedsgn.


Phòng bếp nhỏ những vẫn thông thoáng và hiện đại. Ảnh homedsgn.

Phòng bếp nhỏ những vẫn thông thoáng và hiện đại. Ảnh homedsgn. 

Phòng ăn rộng với sức chứa lớn trở thành nơi cả gia đình quây quần trong những dịp lễ tết. Ảnh homedsgn.

Phòng ăn rộng với sức chứa lớn trở thành nơi cả gia đình quây quần trong những dịp lễ tết. Ảnh homedsgn.

Buổi tối, ánh đèn hắt ra từ những ô cửa khiến ngôi nhà trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Ảnh homedsgn.
Buổi tối, ánh đèn hắt ra từ những ô cửa khiến ngôi nhà trở nên lung linh hơn bao giờ hết. Ảnh homedsgn. 
Video: Những mẫu nhà đẹp. Nguồn: YouTube.

Xăng dầu "móc túi" người dân hơn 3.300 tỷ

Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu đã hưởng lợi hàng nghìn tỷ đồng từ việc cơ quan nhà nước không kịp thời lấp lỗ hổng chênh lệch thuế xăng dầu nhập khẩu.

Sau khi vấn đề được phát hiện, Bộ Tài chính đã có động thái thay đổi cách tính thuế với xăng dầu nhập khẩu nhưng chưa giải quyết được tận gốc vấn đề.

Mặt hàng nào có thể bị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt?

(Kiến Thức) - Xe bán tải, thuốc lá, các loại nước ngọt, giải thưởng xổ số, xăng... là những mặt hàng có thể sắp bị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt, theo đề xuất của Bộ Tài chính.

Nhung mat hang nao co the bi tang thue tieu thu dac biet?
1. Nước ngọt - Đề xuất áp thuế từ 10-20%
Bộ Tài chính vừa thông báo về đề xuất sửa đổi Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt, trong đó sẽ áp dụng hoặc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với nhiều mặt hàng như nước ngọt... Ảnh: Internet.
Nhung mat hang nao co the bi tang thue tieu thu dac biet?-Hinh-2
Theo báo cáo của Bộ Tài chính, ở Việt Nam, tỷ lệ người trưởng thành bị thừa cân, béo phì chiếm tới 25% dân số. Với trẻ em dưới 5 tuổi, tỷ lệ béo phì tăng nhanh từ mức 0,6% vào năm 2000 lên 5,3% vào năm 2015. Việc lạm dụng nước ngọt sẽ dẫn đến béo phì, trong khi đây là yếu tố nguy cơ của nhiều bệnh tật như tim mạch, tăng huyết áp, đột quỵ, xơ vữa và tắc mạch vành, nhồi máu cơ tim… Ảnh minh họa: Internet.