Sứa đỏ, món ăn chơi nổi tiếng cầu kỳ

Ăn sứa đỏ không thể thiếu mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thả vào vài miếng ớt đỏ; đậu phụ nướng; cùi dừa và rau thơm như tía tô, kinh giới. Đây là món ăn cầu kỳ ở đất Hà thành.

Có xuất xứ từ vùng đất Hải Phòng nhưng từ lâu món sứa đỏ đã trở thành món ăn chơi cầu kỳ hấp dẫn những người sành ăn ở chốn Hà thành phồn hoa.
Có hai loại sứa trắng và sứa đỏ. Sứa đỏ chỉ có ở một số biển như Nam Định, Hải Phòng còn sứa trắng phổ biến hơn, có ở nhiều nơi từ các vùng biển Thanh Hoá trở vào phía nam. Sứa đỏ xuất hiện vào tháng 3, tháng 4 khi thời tiết bắt đầu nắng nóng.
Nếu như món nộm sứa gồm lạc, rau kinh giới, rau húng, đu đủ bào sợi là món ăn yêu thích của nhiều người bởi sự thanh mát, dễ ăn thì sứa đỏ là món ăn cầu kỳ hơn. Món ăn này được người Hải Phòng chế biến ra và "di cư" lên Hà Nội.
Sua do, mon an choi noi tieng cau ky
Đĩa sứa đỏ như một bức tranh đầy màu sắc. Ảnh: baomoi
Món ăn này rất kỳ công trong khâu chế biến. Sứa vốn là loài nhuyễn thể, chứa đầy nước nên sau khi vớt được sứa phải ngâm vào thùng nước có sẵn vỏ hoặc rễ cây sú vẹt giúp sứa không tan, có thêm màu đỏ thẫm bắt mắt.
Sứa đỏ vốn không có vị nên phải ăn kèm với nhiều nguyên liệu để thêm phần đưa đẩy cho ón ăn. Ăn sứa đỏ không thể thiếu mắm tôm nguyên chất, vắt chanh đánh sủi bọt, thả vào vài miếng ớt đỏ; đậu phụ nướng; cùi dừa và rau thơm như tía tô, kinh giới.
Những người chế biến sau khi nhận được thùng sứa sẽ đổ ra chậu nước đã thả vài miếng quất cho có vị thơm mát, át đi mùi của rễ cây sú vẹt. Sau đó sứa được cắt thành miếng dài hình chữ nhật, bày lên đĩa trông hồng hồng, mọng nước và bề mặt hơi sần. Chân sứa được để riêng, có màu đỏ như thịt bò và bề mặt cứng hơn.
Khi có khách tới ăn, chủ quán sẽ nhanh tay dọn sẵn một đĩa gồm đậu phụ rán vàng ươm, mấy miếng cùi dừa đã được thái lát mỏng, một chút kinh giới, tía, tô và những miếng sứa đỏ trông như thạch.
Người lần đầu ăn sứa sẽ thấy lóng ngóng, bởi không biết sẽ ăn thế nào. Ăn sứa cũng phải đúng cách, cuộn từng thức một để tạo ra mùi vị. Đầu tiên người ta lấy lá kinh giới rồi đặt sứa, đậu phụ, lát dừa rồi sau đó khéo léo cuốn tất cả thức này vào lá tía tô, chấm cùng với mắm tôm nguyên chất đã được đánh sủi bọt cùng chanh và một vài lát ớt.
Khi ăn bạn sẽ cảm nhận vị sứa mát lạnh vương vất mùi thơm của vỏ quất, chút giòn dai của đậu phụ rán, bùi bùi, ngậy ngậy của cùi dừa lẫn vị thơm man mát của tía tô, kinh giới, mùi đặc trưng của mắm tôm không thể lẫn vào đâu được. Bạn sẽ như cảm nhận được hết vị mặn mòi của biển, lẫn trong vị cay nồng của ớt.
Sua do, mon an choi noi tieng cau ky-Hinh-2
Ăn sứa phải có cách riêng khá cầu kỳ. Ảnh: Ngoisao
 
Những người đã trót nghiền món ăn này thì không thể nào quên được. Cứ mỗi mùa sứa là phải tạt qua quán, thưởng thức món ăn mát rượi. Người ta cứ nhẩn nha mà ăn, để rồi lại xuýt xoa, vừa ăn vừa nhanh tay cuốn thêm một miếng nữa.
Ở Hà Nội, muốn ăn sứa đỏ bạn có thể đến các quán ở quanh chợ Đồng Xuân, đầu ngõ Thanh Hà, cách Ô Quan Chưởng khoảng 10 bước chân hoặc tìm đến bà Ngữ ở cạnh phở Thìn Lò Đúc. Sứa bà Ngữ xưa nức tiếng ở chợ Hôm vì tươi ngon và lại có thêm loại rượu thuốc bá cháy. Một suất sứa đỏ giá chừng 25.000 - 30.000 đồng, đủ cho một món ăn chơi vào lúc cuối ngày.

Trứng chiên không chỉ là món ăn mà còn đầy nghệ thuật

(Kiến Thức) - Một chút biến tấu đơn giản bạn sẽ có món trứng chiên mang tên "trứng đám mây" đầy nghệ thuật cho bữa sáng vừa bổ dưỡng vừa tươi mới.  

Trung chien khong chi la mon an ma con day nghe thuat
Trứng chiên là món ăn sáng hoàn hảo cho tất cả mọi người bởi vừa nhanh gọn vừa giàu protein cho một ngày làm việc tràn đầy năng lượng. 

Nhói lòng những đứa trẻ phải gánh... cả gia đình trên vai

Bao người đã phẫn nộ, rơi lệ trước bé gái 12 tuổi nuôi cha dượng tàn tật, 4 anh trai ăn học, khi chết tay vẫn cầm chặt số tiền bán máu ít ỏi.

12 tuổi nuôi cha dượng tàn tật và 4 anh trai ăn học

Bé gái có tên là Thân Xuân Linh - ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Sinh ra bình thường như bao đứa trẻ khác nhưng số phận của em lại không được may mắn. Năm 2010, cha em qua đời vì bệnh nặng.

Không lâu sau đó, mẹ em quyết định đi tiếp bước nữa, với hy vọng người chồng mới có thể san sẻ bớt gánh nặng cuộc sống. Xuân Linh là đứa con gái duy nhất trong nhà nên cũng được dượng rất quan tâm, yêu quý.

Để trả lại công sức và lòng yêu thương của dượng, Xuân Linh luôn cố gắng chăm ngoan học giỏi. Ban đầu cuộc sống với gia đình mới khá êm ấm. Tuy bố dượng của Xuân Linh đã có tới 4 người con trai, nhưng bản tính ông vốn chăm chỉ làm lụng nên chưa bao giờ phải để vợ con thiếu ăn thiếu mặc.

Nhoi long nhung dua tre phai ganh... ca gia dinh tren vai
   12 tuổi, Xuân Linh đã phải nghỉ học để làm lụng nuôi cả gia đình.