Sự thật về Lã Mông, danh tướng toàn tài, ăn đứt Quan Vũ

Có một người từng nói rằng khi nhắc đến Tam Quốc, trẻ em khi nghe thấy tên Lưu Hoàng Thúc liền vỗ tay, nghe tên Tào Tháo liền trợn mắt trừng trừng, nghe tin Quan Vũ mất nước mắt lưng tròng, mắng nhiếc Lã Mông...

Ngay từ khi xuất hiện, "Tam Quốc diễn nghĩa", "Hồng lâu mộng" hay "Tây du kí" đã lập tức hô mưa gọi gió, trở nên phổ biến trong dân gian, làm phong phú thêm đời sống tinh thần của nhiều độc giả.

Nhưng sau tất cả, tiểu thuyết dẫu sao cũng được các nhà văn biên soạn theo sở thích cá nhân nên nó không tránh được bị pha trộn với cảm xúc cá nhân của tác giả. Giống như có một người từng nói rằng khi nhắc đến Tam Quốc, trẻ em khi nghe thấy tên Lưu Hoàng Thúc liền vỗ tay, nghe tên Tào Tháo liền trợn mắt trừng trừng, nghe tin Quan Vũ mất nước mắt lưng tròng, mắng nhiếc Lã Mông... vì vậy hôm nay chúng ta cùng bàn về bị danh tướng Đông Ngô đã hại chết võ thánh Quan Vũ - Lã Mông.

Su that ve La Mong, danh tuong toan tai, an dut Quan Vu

Tạo hình Lã Mông trên màn ảnh nhỏ

1. Thiếu niên giỏi giang với kỳ công liên tiếp

Mọi người thường nói cái nghèo làm con người ta mạnh mẽ hơn, bởi lẽ họ không can tâm, vì vậy cũng giống như tất cả những nhân vật chính có gia cảnh bi thương khác, Lã Mông cũng xuất thân trong một gia đình nghèo khó, cha mất sớm, ngay từ sớm ông đã phải phiêu bạt, nương nhờ vào người anh rể Đặng Đương.

Bản thân Đặng Đương cũng không có thành tích gì quá nổi bật, thứ duy nhất đáng nhắc đến đó là ông luôn một lòng trung thành đi theo Tôn Sách, dốc hết sức mình trong trận thảo phạt Sơn Việt. Về phần Lã Mông, ông lén lút đi theo Đặng Đương làm lính giết địch, dùng quân công để kiếm tiền.

Đặng Đương sau khi biết việc này vừa kinh vừa sợ, nói chuyện này cho mẹ của Lã Mông, mẹ của Lã Mông sau khi biết chuyện đã mắng và cấm không cho phép ông đi lính nữa, tuy nhiên Lã Mông đã vỗ ngực mà nói rằng: "Hiện tại nghèo khổ như vậy, làm sao mà chúng ta cứ sống như này mãi được, xuất chinh, vừa lập được công lao, vừa được giàu có. Tỷ phu (anh rể), không vào hang cọp sao bắt được cọp con?" Đây là lời của một thiếu niên chấp nhận số phận đồng thời khao khát vượt lên số phận đó.

Vậy nhưng, thời cổ đại cũng tồn tại những "anh hùng bàn phím", một viên quan "trẻ người non dạ" dưới trướng Đặng Đương cậy mình ăn được nhiều cơm hơn Lã Mông mấy năm nên luôn tỏ ra khinh thường, miệt thị ông, "tên tiểu tử đấy thì có bản lĩnh gì, ra chiến trường muốn tự tìm đường chết à!". Lã Mông nhất thời tức giận đã giết chết vị quan đó, đồng thời chạy trốn về quê nhà, sau này ra tự thú với Tôn Sách.

Lần gặp gỡ này đã giúp Tôn Sách thấy được tài năng của Lã Mông và cho ông đi theo mình. Sau này khi Tôn Sách mất, Tôn Quyền lên nắm quyền, ông có dự định chấn chỉnh lại quân đội, Lã Mông sau khi biết tin liền tăng cường huấn luyện quân đội, đồng thời còn đặt mua những bộ quân phục màu đỏ thẫm cho quân của mình, Tôn Quyền khi đi kiểm tra rất hài lòng, ban cho Lã Mông thêm nhiều quân mã hơn.

Tôn Quyền sau khi nắm quyền liền tăng cường thảo phạt Hoàng Tổ, tên đầu sỏ Giang Đông một mũi tên bắn chết Tôn Kiên, đồng thời lệnh cho Thái sử Từ Trình Phổ và Lã Mông thảo phạt tộc Sơn Việt, xóa sổ chướng ngại, 4 năm sau khai chiến với Hoàng Tổ.

Lã Mông tiên phong đánh trận, đích thân chém chết đại tướng Trần Tựu của địch, bao vây thành Hạ Khẩu, Hoàng Tổ trong lúc bỏ trốn bị giết chết, kể từ đây Giang hạ sóng yên biển lặng, công lao của Lã Mông vô cùng to lớn.

Su that ve La Mong, danh tuong toan tai, an dut Quan Vu-Hinh-2

2. Tú sĩ áo trắng văn võ song toàn

Một ngày nọ, Lã Mông người tiến thân chủ yếu nhờ vào võ nghệ và chiến tích trên sa trường được Tôn Quyền gọi đến nói chuyện, nói rằng chức vụ cao thì càng cần phải chú ý tới văn hóa (học thức), khuyên ông nên dành nhiều thời gian đọc sách để giúp ích cho tương lai sau này, nói rằng không cầu Lã Mông đọc sách gì quá cao siêu, nhưng đọc sách chỉ có lợi chứ không có hại. Kể từ đó Lã Mông tỉnh ngộ, tay không rời sách.

Sau khi Chu Du qua đời, Lỗ Túc tiếp quản vị trí của Chu Du, ông có phần coi thường một người xuất thân quan võ như Lã Mông. Lúc này, có người khuyên ông "Lã tướng quân công danh nhật hiển, bất dụng mục thị chi, quân nghi cố chi" (Lã tướng quân công danh hiển hách, ngài không nên dùng con mắt cũ để nhìn Lã tướng quân, nên chiếu cố tới ngài ấy". Vậy là Lỗ Túc "không tình nguyện" đến bái kiến Lã Mông, sau khi gặp Lã Mông, Lỗ Túc rất bất ngờ về học thức của vị võ tướng này, thu hồi lại hết những coi thường trước đây và thay đổi cái nhìn về ông.

Uống rượu một lúc, Lã Mông bỗng nhiên nói "Quân thụ trọng nhiệm, dữ Quan Vũ tiếp, tướng dĩ hà khách, dĩ phòng bất trắc chi sự" (Quân có kế sách gì để đấu lại Quan Vũ, phòng chuyện bất trắc). Lỗ Túc rất bất ngờ, không ngờ lại bị hỏi ngược lại, chỉ có thể qua loa trả lời: "Tùy cơ ứng biến".

Lã Mông nhấn mạnh: "Kim Tôn, Lưu tuy nhất xử, nhi Quan Vũ thực nãi hùng hổ chi tướng, hà tất tảo định kế mưu" (Nay Tôn Lưu tuy cùng một phe, nhưng Quan Vũ là một hổ tướng, tại sao không sớm vạch ra kế hoạch phòng bất trắc) rồi sau đó phân tích kế sách cho Lỗ Túc, Lỗ Túc nghe xong như vừa được tỉnh ngộ, vỗ vai Lã Mông cười nói: "Khanh kim giả tài lược, phi phục Ngô hạ A Mông!" (tài lược như vậy, tuyệt đối không còn là Mông của ngày xưa nữa).

Kiến An năm thứ 18, Tào Tháo tiến công Nhu Tu Khẩu, Lã Mông hiến kế sách, phòng thủ nghiêm ngặt khiến quân Tào bó tay không thể tấn công, bản thân Tào Tháo phải bất lực thốt lên rằng "sinh tử đương như Tôn Trọng Mưu".

Kiến An năm thứ 20, Lã Mông dùng mưu kế đoạt 3 quận từ tay của Quan Vũ và những người khác, Kiến An năm thứ 22 nhậm chức Đô Đốc, đề xuất phương án phủ định liên minh Tôn Lưu kháng Tào, Kiến An năm thứ 24, lợi dụng sự tự cao tự đại của Quan Vũ sau nhiều chiến thắng liến tiếp, Lã Mông tự nhận mình ngu ngốc, khiến Quan Vũ chuyển sự tập trung của mình sang Phàn Thành, đoạt lại Kinh Châu, nơi bị Lưu Bị mượn đã nhiều năm, đồng thời đánh bại Quan Vũ, sau này bị bệnh qua đời. Cũng có thông tin nói rằng ông mắc bệnh truyền nhiễm, tuy nhiên tiểu thuyết Tam Quốc diễn nghĩa lại mô tả việc Lã Mông bị Quan Vũ hiện về đòi mạng, nhập vào người của ông rồi đẩy Tôn Quyền, ngồi lên ngai, tự xưng là Quan Công, sau đó thì ông ngã lăn xuống đất chết, thần thánh hóa Quan Vũ.

Một võ tướng dũng mãnh tài giỏi, chỉ vì đánh bại Quan Vũ mà bị người đời ghét bỏ, quả là oan ức, nếu đứng ở góc độ trung lập nhìn Lã Mông thì có thể nói ông là một võ tướng toàn tài hiếm có khó tìm thời Tam Quốc.

La Quán Trung “cướp đoạt”, gán cho Quan Vũ chiến tích chém Hoa Hùng

Theo Tam quốc chí (bộ chính sử thời Hán, Tấn) của sử gia Trần Thọ, người đánh bại Hoa Hùng không phải Quan Vũ mà là Tôn Kiên. Nói chính xác hơn, công lao của Tôn Kiên đã bị La Quán Trung "cướp đoạt", gán cho Quan Vũ.

Không có chuyện Quan Vũ chém Hoa Hùng

Trong hồi 5 Tam quốc diễn nghĩa, La Quán Trung viết, Tào Tháo sau khi giết cả nhà Lã Bá Sa thì bỏ trốn, đem hết tài sản trong nhà ra chiêu binh mãi mã. Tào Tháo viết hịch tuyên bố ý định đánh Đổng Trác, phò tá nhà Hán, các lộ binh mã từ khắp nơi theo về rất đông.

Không phải Quan Vũ, Gia Cát Lượng mới là người làm mất Kinh Châu

Tuy Quan Vũ không thể chối bỏ tránh nhiệm trong việc làm mất Kinh Châu, nhưng cách bố trí chiến lược của Gia Cát Lượng cũng có vấn đề nghiêm trọng.

Suy cho cùng, ai mới thực sự là người sơ suất làm mất vùng đất Kinh Châu chiến lược để rắc rối liên tiếp xảy ra với chính quyền Thục Hán của Lưu Bị?Như mọi người đều biết, Quan Vũ sơ suất làm mất Kinh Châu, nhưng nếu phân tích kỹ, việc làm mất Kinh Châu đáng ra không nên đổ hết tội lỗi lên đầu Quan Vũ.
Khong phai Quan Vu, Gia Cat Luong moi la nguoi lam mat Kinh Chau

Top 5 con giáp may mắn nhất tuần: Công việc, tình duyên thuận đủ đường

Trong tuần này, vận may sẽ mỉm cười với 5 con giáp dưới đây, sự nghiệp của họ không ngừng thăng tiến, trong khi tình cảm ngọt ngào, viên mãn.

Top 5 con giap may man nhat tuan: Cong viec, tinh duyen thuan du duong

5. Tuổi Tuất: Tuần mới mang đến không khí vui tươi và những người thuộc tuổi Tuất đang trở thành tâm điểm chú ý nhờ khả năng tạo ra những sáng tạo mới trong công việc. Họ mang lại nguồn năng lượng tích cực, giúp mọi người xung quanh cảm thấy thoải mái và dễ chịu.