Sự thật kinh ngạc trong lịch sử tàu ngầm thế giới (2)

(Kiến Thức) - Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới do Mỹ chế tạo, tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới của Pháp là sự thật gây ngạc nhiên.

Tàu ngầm có ngư lôi đầu tiên trên thế giới
Ngư lôi là đạn chính của tàu ngầm tấn công, có thể có điều khiển hoặc không, được bắn từ ống phóng lôi. Dù qua thời kỳ nào thì chúng vẫn có hình dạng tương tự nhau, hình trụ rất dài, có máy tự đẩy và mang theo đầu đạn chứa nhiều thuốc nổ. Ngư lôi mang đầu đạn từ vài chục, vài trăm kg đến nhiều tấn, có thể mang đầu đạn hạt nhân hoặc thông thường.
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (2)
 Tàu ngầm có khả năng bắn ngư lôi đầu tiên trên thế giới.
Chiếc tàu ngầm có khả năng bắn ngư lôi đầu tiên trên thế giới do một người Thụy Điển và một người Anh hợp tác chế tạo. Nó mang tên Nordfeldt-1 được khởi công chế tạo năm 1881 và hoàn thành năm 1885. Tàu dài 19,51m, rộng 2,74m, lượng giãn nước 60 tấn, sử dụng động cơ hơi nước, có khả năng di chuyển ổn định dưới nước và phóng ngư lôi.
Chiếc tàu ngầm ngư lôi này đã thu hút sự chú ý cao độ của mọi người. Năm 1885, rất nhiều quan chức và chuyên gia hải quân các nước đã đến để tận mắt chứng kiến chuyến chạy thử của tàu ngầm Nordfeldt-1.
Nhiều nước đua nhau đặt mua loại tàu ngầm này, nhưng không được như mong đợi vì loại tàu ngầm này không hoạt động ổn định, không thể tham gia các hoạt động tác chiến. Từ đó, những chiếc tàu ngầm ngư lôi đầu tiên ấy đã dần biến mất trên vũ đài lịch sử hải dương. Nhưng với vai trò là một loại hình tàu ngầm, các loại tàu ngầm ngư lôi khác vẫn lần lượt ra đời và đạt mức hoàn thiện tới ngày hôm nay.
Tàu ngầm hạt nhân đầu tiên trên thế giới
Rất ngạc nhiên khi không phải Liên Xô mà Mỹ mới là quốc gia đầu tiên đóng được tàu ngầm động cơ hạt nhân – chiếc Nautilus (ốc anh vũ) được khởi công chế tạo năm 1950, thử nghiệm từ tháng 1/1954.
Tàu có chiều dài 97,4m, rộng 8,4m, lượng giãn nước tối đa 4.040 tấn, trang bị 6 ống phóng ngư lôi 533mm. Nhờ động lực hạt nhân nên tàu có khả năng hành trình vài chục nghìn đến vài trăm nghìn hải lý tàu không phải tiếp nhiên liệu. Dẫu vậy, do hạn chế về lương thực, thực phẩm mà dự trữ hành trình của nó chỉ là 50 ngày với tốc độ 25 hải lý/h.
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (2)-Hinh-2
 Tàu ngầm USS Nautilus.
Dẫu vậy, sự xuất hiện của nó đã mở ra một trang sử mới trong việc tàu ngầm có thể hoạt động ngầm lâu dài mà không cần nổi lên mặt nước, khiến cho tính cơ động, tính bí mật và khả năng tác chiến của loại tàu ngầm này được nâng lên một tầm cao hoàn toàn mới.
Tháng 5/1979, chiếc tàu ngầm hạt nhân được chế tạo đầu tiên trên thế giới này đã bị “loại khỏi biên chế”.
Tàu ngầm hạt nhân lớn nhất thế giới
Với lượng giãn nước lên tới 48.000 tấn, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Akula Projet 941 (NATO định danh là Typhoon) do Liên Xô phát triển từ những năm 1980 được xem là tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử thế giới.
Lớp Akula dài 175m, rộng 23m, được thiết kế với 2 lò phản ứng hạt nhân cho phép đạt tầm hoạt động không giới hạn, tốc độ khi lặn 50km/h, lặn sâu tối đa 400m.
Loại tàu ngầm này có khả năng mang số lượng vũ khí khổng lồ gồm: tên lửa đối không 9K38 Igla; ngư lôi 533mm; tên lửa chống ngầm RPK-7; thủy lôi và tên lửa đạn đạo liên lục địa R-39 Rif (20 quả chứa trong hệ thống phóng thẳng đứng D-19).
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (2)-Hinh-3
 Tàu ngầm Typhoon.
Tên lửa đạn đạo liên lục địa phóng từ tàu ngầm R-39 Rif nặng tới 84 tấn, được thiết kế với 3 tầng động cơ nhiên liệu rắn cho phép đạt tầm bắn 8.300km. Tên lửa lắp phần chiến đấu kiểu MIRV chứa 10 đầu đạn hạt nhân công suất 100-200 kiloton/đầu đạn.
Có tất cả 5 chiếc Akula được hoàn thiện từ 1976-1988, do sự tan rã của Liên Xô đã khiến cho việc duy trì tàu ngầm khổng lồ này khó khăn hơn bao giờ hết. Hiện nay, Hải quân Nga chỉ còn duy trì 1 chiếc tàu ngầm Akula mang tên TK-208 Dmitriy Donskoy làm nền tảng phóng thử nghiệm tên lửa liên lục địa Bulava.
Tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới
Đã có to nhất thế giới thì thường sẽ có nhỏ nhất thế giới, trong thế giới tàu ngầm hạt nhân thì nắm giữa vương vị nhỏ nhất là lớp tàu Rubis của Hải quân Pháp.
Chiếc tàu ngầm hạt nhân này có lượng giãn nước khi nổi chỉ là 2.385 tấn, khi lặn là 2.670 tấn, dài 72,1m, rộng 7,6m, mớn nước 6,4m. Với kích thước này, Rubis được xem là tàu ngầm hạt nhân nhỏ nhất thế giới hiện nay.
Su that kinh ngac trong lich su tau ngam the gioi (2)-Hinh-4
 Tàu ngầm Rubis.
Nhưng chính vì phải nhồi nhét động lực hạt nhân khiến nội thất tàu rất hẹp, nhưng lại có khả năng hoạt động ngầm liên tục 60 ngày trong điều kiện không được cung cấp về hậu cần. Thời gian tuần hàng của tàu này bị hạn chế bởi lương thực thực phẩm mang theo và khả năng chịu đựng của thủy thủ. Loại tàu này có tốc độ tối đa không dưới 25 hải lý/h, độ lặn sâu 500m, không kém mấy so với tàu ngầm của Anh và Mỹ.
Tàu ngầm Rubis được trang bị ngư lôi kiểu dây dẫn, tầm bắn hơn 20km, ngoài ra còn được trang bị tên lửa phóng ngầm chống hạm kiểu SM39, tầm bắn 45km.

Tàu ngầm hạt nhân Nga được đưa đi sửa thế nào?

(Kiến Thức) - Lần đầu tiên, hai tàu ngầm hạt nhân Nga K-391 và K-295 được “cõng trên lưng” chiếc tàu vận tải cỡ lớn tới Severodvinsk để nâng cấp. 

Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?
Lần đầu tiên, Bộ quốc phòng Nga quyết định sử dụng 1 tàu vận tải cỡ lớn chở cùng lúc 2 chiếc tàu ngầm hạt nhân
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-2
Hai tàu ngầm hạt nhân K-391 “Bratsk” và K-295 “Samara”.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-3
 Chúng được đặt nằm cháo đầu đuôi, ngoại hình lừng lững trên tàu vận tải.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-4
 Trông giống như những con "quái vật" bị sa lưới.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-5
 Chiếc tàu đã gần cập cảng Severodvinsk sau hành trình từ Kamchatka.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-6
Các phương tiện đã được huy động để bốc 2 chiếc tàu ngầm xuống cảng.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-7
Nổi bật trong số đó là chiếc cần cẩu hàng khủng PK-83.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-8
 Các kỹ sư được huy động tháo các mối hàn của các cột chống cố định 2 chiếc tàu ngầm trên tàu vận tải.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-9
 Hệ thống xe cẩu di động bốc xếp các cột trụ.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-10
 Xe tải đã sẵn sàng di chuyển các vật liệu được tháo dỡ.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-11
 Hệ thống cần cẩu hạ đặt chiếc tàu ngầm hạt nhân xuống nước.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-12
 Tàu ngầm đã được cột neo vào cầu cảng.
Tau ngam hat nhan Nga duoc dua di sua the nao?-Hinh-13
Bộ đôi tàu ngầm này sẽ được nâng cấp cả về tốc độ, độ êm và vũ khí để đạt được yêu cầu của Bộ Quốc phòng Nga trước khi chúng gia nhập Hạm đội Thái Bình Dương Nga. 

Mục kích tàu ngầm hạt nhân Nga phá tan biển băng

(Kiến Thức) - Để vào được cầu cảng căn cứ Hạm đội Biển Bắc, tàu ngầm hạt nhân Nga Vladimir Monomakh phải phá tan lơp băng dày bao phủ mặt biển.

Muc kich tau ngam hat nhan Nga pha tan bien bang

Mới đây, tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei thứ 3 Vladimir Monomakh đã chính thức lên đường tới nhận nhiệm vụ tại Murmansk của Hạm đội Biển Bắc Nga. Trong ảnh, tàu ngầm Vladimir Monomakh lồ lộ xuất hiện phá tan lớp băng dày ở căn cứ Hải quân Murmansk thuộc Hạm đội Biển Bắc của Nga.

Muc kich tau ngam hat nhan Nga pha tan bien bang-Hinh-2

Theo các nguồn tin Nga cho biết, tàu ngầm hạt nhân chiến lược này đã được Hải quân Nga điều tới nhận nhiệm vụ ở Hạm đội Biển Bắc vào ngày 19/12/2014.