Stratfor: Tranh giành Nga-NATO ở Biển Đen ngày càng quyết liệt

(Kiến Thức) - Nga sẽ phải đối phó với sự xâm nhập thường xuyên Biển Đen của Liên minh quân sự Bắc Đại Tây Dương do NATO ngày càng chú đến khu vực này.

Đó là nhận định công ty phân tích quân sự và tình báo Stratfor của Mỹ.
Theo báo cáo Stratfor, trong tương lai gần các cuộc tranh giành ảnh hưởng ở Biển Đen – một khu vực chiến lược quan trọng - "chắc chắn sẽ nghiêm trọng hơn".
NATO cần phải chú ý tới các điều khoản của Công ước Montreux năm 1936, hạn chế số lượng và thời gian lưu trú tàu chiến tại Biển Đen của các quốc gia không thuộc khu vực. Tuy nhiên, họ đã né tránh những hạn chế này bằng cách trang bị cho hạm đội của một số quốc gia ven Biển Đen.
Stratfor: Tranh gianh Nga-NATO o Bien Den ngay cang quyet liet
Nga đã triển khai một phi đội "sát thủ diệt hạm" Tu-22MK3 trên Bán đảo Crimea. Ảnh Airliners.net 
Không phải tất cả các nước thành viên NATO ven Biển Đen đều sẵn sàng ủng hộ tăng cường lực lượng trong khu vực. Romania có thể đồng ý, nhưng Bulgaria và Thổ Nhĩ Kỳ tỏ ý thận trọng hơn, vì không muốn trở thành thù nghịch với Liên bang Nga.
Về cơ bản, Moscow không còn có thể dựa vào Công ước Montreux, nhưng các căn cứ của Nga trên Bán đảo Crimea là lợi thế đáng kể so với NATO.
Trong khi đó, tạp chí Forbes cho biết Nga đã huy động nỗ lực to lớn để củng cố vị thế của nước này ở khu vực Biển Đen.
Kể từ thời điểm Crimea trở lại là thành phần của Liên bang Nga, hệ thống bảo vệ Biển Đen đã được củng cố rõ rệt với sự hỗ trợ của các tổ hợp tên lửa siêu thanh chống hạm tầm xa 600 km, các máy bay quân sự tiên tiến, cũng như tàu nổi và tàu ngầm.
Stratfor: Tranh gianh Nga-NATO o Bien Den ngay cang quyet liet-Hinh-2
Các tàu tuần tra cỡ nhỏ của Nga cũng đủ sức giáng đòn tấn công sấm sét hơn các tàu chiến của hải quân nước khác. Ảnh: southfront.org 
Thậm chí, các tàu tuần tra cỡ nhỏ của Nga cũng đủ sức giáng đòn tấn công sấm sét hơn các tàu chiến của hải quân nước khác, nhờ sử dụng tên lửa hành trình loại mới Kalibr và các đầu đạn có điều hướng chính xác.
Những khả năng ưu việt của Hạm đội Biển Đen đã hạn chế Mỹ và NATO tự do hành động ở vùng biển chiến lược này. Điều này cũng khiến cho Mỹ phải gia tăng chi phí quân sự.

Tàu sân bay 13 tỷ đô của Mỹ chưa thể trực chiến

(Kiến Thức) - Mỹ lại hoãn chuyển giao tàu sân bay mới nhất USS Gerald R. Ford (CVN-78) trị giá 13 tỷ USD cho quân đội vì chưa thể đưa vào trực chiến.

Theo kênh truyền hình CNN, báo cáo của Lầu Năm Góc cho biết có vấn đề trục trặc trong việc máy bay hạ cánh và cất cánh từ boong tàu sân bay USS Gerald R. Ford, trong khi có nhiều thiếu sót trong kiểm soát không lưu, hệ thống đảm bảo an toàn của tàu và cung cấp vũ khí.
Tau san bay 13 ty do cua My chua the truc chien
Tàu sân bay USS Gerald R. Ford có giá khoảng 13 tỷ USD được coi là tàu chiến đắt nhất trên thế giới.  Ảnh militaryfactory.com

Biển Đông có lợi ích sống còn đối với Ấn Độ

(Kiến Thức) - Mặc dù không phải là một bên tranh chấp lãnh thổ, nhưng Ấn Độ có lợi ích sống còn trong việc duy trì hòa bình ổn định ở Biển Đông.

Ngay sau khi Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở La Haye phán quyết rằng yêu sách “quyền lịch sử” của Trung Quốc đối với Biển Đông không có cơ sở pháp lý, Ấn Độ ra tuyên bố kêu gọi các nước hữu quan giải quyết tranh chấp thông qua biện pháp hòa bình "không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực" và "hết sức tôn trọng" Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) vốn thiết lập trật tự pháp lý toàn cầu ở các vùng biển và đại dương.
Bộ Ngoại giao Ấn Độ tuyên bố: "Ấn Độ ủng hộ tự do hàng hải và hàng không cũng như tự do thương mại, dựa trên các nguyên tắc của luật pháp quốc tế, như đã được phản ánh trong UNCLOS".

Làm bàn cờ cho các nước lớn, Ukraine được gì?

Nga, Mỹ đã thủ lợi, tất cả đã chắc phần. Chỉ còn chính quyền Kiev ngồi trên vũng bùn lầy và gặm nhấm miếng bánh mà phương Tây vẽ ra.

Phương Tây vẫn để Kiev ăn "bánh vẽ"