Sông Đà 1 kinh doanh ra sao trước khi ca sĩ Khánh Phương thành cổ đông lớn?

Trong 10 năm qua, Sông Đà 1.01 lãi 6 năm nhưng chỉ quanh vài tỷ đồng. Riêng 9 tháng đầu năm 2022, công ty lỗ ròng hơn 144 triệu đồng.

Ca sĩ Khánh Phương trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 (mã chứng khoán: SJC) sau khi mua vào 3,2 triệu cổ phiếu SJC, tương đương tỷ lệ sở hữu 45,51%. Sau nhiều giao dịch mua bán, ông Phương đã giảm sở hữu tại Công ty cổ phần Sông Đà 1.01 xuống còn 24,26% cổ phần như hiện nay.
Ông Phương được bầu vào Hội đồng quản trị SJC trong cuộc họp đại hội cổ đông vào cuối năm 2022.
Song Da 1 kinh doanh ra sao truoc khi ca si Khanh Phuong thanh co dong lon?
 Ca sĩ Khánh Phương trở thành cổ đông lớn nhất của Công ty cổ phần Sông Đà 1.01.
Sông Đà 1.01 được thành lập vào năm 2003, hoạt động trong lĩnh vực xây lắp, kinh doanh bất động sản. Các dự án do SJC từng tham gia xây dựng và đầu tư như: Chung cư cao cấp Vinafor, Eco Green Tower, Hemisco Xa La, Tòa nhà CT1 Văn Khê.
Công ty niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) từ năm 2007. Đến giữa năm 2021, mã SJC bị hủy niêm yết do vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính cả năm trong ba năm liên tiếp (2018-2020) và chuyển sang sàn UpCOM.
Trong 10 năm qua, doanh nghiệp này lãi 6 năm nhưng chỉ quanh vài tỷ đồng, có năm chỉ lãi vài chục triệu đồng.
Riêng quý 3/2022, tổng tài sản của SJC đạt hơn 16.000 tỷ đồng. Kết quả 9 tháng đầu năm 2022, Công ty lỗ ròng hơn 144 triệu đồng (trong khi cùng kỳ năm trước lãi hơn 2,5 tỷ đồng). SJC có khoản lỗ lũy kế gần 2 tỷ và nợ phải trả hơn 1.500 tỷ đồng (chiếm 94% tổng nguồn vốn).
Công ty giải thích kết quả kinh doanh giảm do mất khoản chuyển nhượng dự án địa ốc như cùng kỳ năm ngoái và hoạt động kinh doanh bất động sản kỳ này không có doanh thu.
Ông Phạm Khánh Phương, 41 tuổi, trú tại TPHCM, được biết đến nhiều với nghệ danh ca sĩ Khánh Phương cùng bản “hit” đình đám một thời “Chiếc khăn gió ấm”, “Lặng yên”,...
Như vậy, Hội đồng quản trị mới của SJC gồm: Bà Vũ Thị Thúy, 39 tuổi, thường trú tại Hà Nội; ông Phạm Khánh Phương; ông Trịnh Văn Tôn, 38 tuổi, trú tại Thái Bình; ông Nguyễn Văn Đức, 40 tuổi, thường trú Hà Nội; ông Tạ Văn Trung, 67 tuổi, thường trú Hà Nội.

Lâm Đồng: Siêu dự án 11.000 tỷ sẽ “vào tay” ông lớn nào?

Tỉnh Lâm Đồng đang tìm kiếm nhà đầu tư tham gia dự án Khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim tại thị trấn Liên Nghĩa, huyện Đức Trọng.

Dự án  Khu đô thị mới Nam sông Đa Nhim được Lâm Đồng chấp thuận chủ trương đầu tư vào tháng 11/2022, với mục tiêu xây dựng khu đô thị kiểu mẫu chất lượng cao; đáp ứng nhu cầu ở và môi trường sống chất lượng cao cho khu vực huyện Đức Trọng và các khu vực lân cận.

Được biết, Tổng diện tích dự kiến sử dụng đất cho dự án lên đến 153,65 ha. Trong đó: Đất ở 44,2ha, tỷ lệ 28,83%; Đất công trình công cộng dịch vụ đô thị 6,3ha, tỷ lệ 4,16%; Đất công cộng đơn vị ở 4,5ha, tỷ lệ 2,94%; Đất cây xanh - thể dục thể thao: 24,8ha, tỷ lệ 16,17%; Đất mặt nước: 6,3ha, tỷ lệ 4,12%; Đất giao thông, bãi đỗ xe và công trình hạ tầng kỹ thuật 67,2ha, tỷ lệ 43,78%.

TGĐ Nguyễn Văn Tốn làm thuê, ai là chủ thật sự của Nhà máy nước sông Đà?

(Kiến Thức) - Cổ đông lớn nhất của Nước sạch Sông Đà là Công ty TNHH MTV Năng lượng Gelex do ông Nguyễn Văn Tuấn làm chủ tịch. 

Những ngày qua, dư luận đặc biệt quan tâm đến việc nước sạch sông Đà bị nhiễm dầu thải, gây ảnh hưởng đến đời sống của hàng vạn người dân khu vực Tây Nam TP Hà Nội.