Sơn La: Tận mắt xem lâm tặc phá rừng Chiềng Khừa

(VietnamDaily) - Theo phản ánh của người dân về việc lâm tặc ngang nhiên phá rừng Chiềng Khừa, Mộc Châu, Sơn La, PV Kiến Thức đã trực tiếp lội bộ, leo rừng để tận mắt chứng kiến cảnh lâm tặc phá rừng và sự buông lỏng quản lý ở nơi đây.

Một ngày đầu tháng 4/2019, để có chuyến đi an toàn chứng kiến tận mắt thực trạng phá rừng Chiềng Khừa (Mộc Châu, Sơn La), nhóm PV Kiến Thức đã kết nối được với anh Đông (tên nhân vật đã được thay đổi), dân bản địa và lên kế hoạch thâm nhập vào những cánh rừng đang ngày ngày chết dần chết mòn.

Nghiến, đinh hương bị triệt hạ không thương tiếc

Sau gần ba giờ đồng hồ leo núi qua bản Khừa, ngay trước mắt, những cánh rừng phòng hộ đang bị chặt phá và đốt nghi ngút khói, PV  theo chân người dẫn đường đi thẳng vào khu vực rừng giáp ranh giữa hai bản Khừa và bản Xa Lú.

Son La: Tan mat xem lam tac pha rung Chieng Khua
 Tiến sâu vào rừng Chiềng Khừa, chẳng mấy chốc cảnh tàn phá những thân cây gỗ nghiến, gỗ đinh hương đã hiện ra ngay trước mắt PV.

Theo quan sát, tại đây nhiều gốc cây với đường kính rất lớn, thân cây đã được chuyển đi, điều này cho thấy rừng ở đây đã bị tàn phá từ nhiều năm nay. Không ít cây vừa mới bị cưa đổ, lá rụng còn tươi nguyên.

“Năm ngoái đây là rừng mà giờ thì thành nương rồi. Trong mấy bản xa xôi nhất ở Chiềng Khừa, cứ 10 hộ thì dễ có đến 9 hộ chất đống những cây gỗ thành phẩm (hộp gỗ) tại nhà” , Đông chia sẻ.

Tiếp tục đi vào khu rừng cách bản Xa Lú chừng 1 km đến một đỉnh núi, nhìn xuống một thung lũng sâu, chỉ xuống đống gỗ ngổn ngang, người dẫn đường bảo đó là cây gỗ nghiến, mấy cây này bị đốn từ mấy năm trước, lâm tặc để lại “dấu hiệu” đợi khô rồi mới tiếp tục xẻ, ngoài nghiến còn có đinh hương, mít, trâm...

Tại đây, nhiều bìa gỗ bị xẻ còn nằm ngổn ngang cạnh đường mòn với mùn cưa còn mới tinh. Đi chừng 2km nữa, trước mắt chúng tôi một khoảng rừng rộng lớn bị chặt hạ không thương tiếc, nhiều gốc cây còn đùn nhựa, vết đổ còn mới tinh. Dường như sự có mặt của PV đã được “báo” trước nên lâm tặc đã biến mất.

 “Khu vực này năm ngoái có đến 19 cây gỗ nghiến bị đốn hạ, bọn chúng toàn “tranh thủ” lúc trời mưa để làm, bởi vì lúc ấy chẳng có ai đi nương cả, dù có nghe tiếng máy cưa thì cũng chẳng ai thèm lên mà kiểm tra nữa” , anh Đông kể.

Son La: Tan mat xem lam tac pha rung Chieng Khua-Hinh-2
Một cây đinh hương bị xẻ thành hộp ngay trong rừng chờ kéo ra ngoài. 

Tiếp tục trèo núi tiến sâu vào bên trong rừng, PV Kiến Thức thấy mùi hương đặc trưng của loài gỗ đinh hương. Đau xót hơn, đó không phải là những cây đinh hương xanh tốt, thay vào đó là những khúc gỗ nằm chỏng chơ. Trong vòng bán kính 50m đếm được 6 cây to bị đốn hạ, đẽo thành những tấm ván rộng 30cm, dày 5cm, hay những hộp gỗ vuông 20-20 đã được lâm tặc chế tác chờ kéo ra ngoài. Những thân cây to lớn còn lại chắc cũng đang nằm chờ chịu chung số phận.

Sau khi bị đốn hạ, tránh việc khác khai thác nhầm, lâm tặc đánh dấu vài ký tự lên thân cây và cứ để như vậy cho đến khi cây khô mới xẻ thành ván, hộp rồi mới chuyển đi.

Son La: Tan mat xem lam tac pha rung Chieng Khua-Hinh-3
Gỗ được chất đống tại các bản thuộc xã Chiềng Khừa.

Theo lời anh Đông, anh cùng một số người khác đau xót khi nhìn thấy những cánh rừng Chiềng Khừa bị tàn phá, nên đã cùng một số người dân khác trong xã Chiềng Khừa nhiều lần thông báo và làm đơn kiến nghị lên. Nhưng thay vào đó, tất cả những ai dám đứng lên tố cáo đều bị tẩy chay, thậm chí còn bị ném đá dằn mặt vào nhà giữa đêm.

Không vì thế mà bỏ cuộc, anh vẫn tiếp tục chờ đợi đến ngày thực trạng tàn phá rừng Chiềng Khừa được phanh phui, các cơ quan chức năng quyết liệt  vào cuộc bảo vệ những cánh rừng nguyên sinh ít ỏi còn sót lại ở đây.

Bất ngờ có tiếng máy cưa giòn tan vang lên, tiếng thân cây đổ sầm giữa rừng , chúng tôi nhanh chóng tiến lại gần. Có lẽ vì có báo hiệu nên khi đến nơi chỉ còn cây gỗ nằm trơ trọi.

Son La: Tan mat xem lam tac pha rung Chieng Khua-Hinh-4
Một cây lớn bị cưa máy đốn hạ.

 Như chốn không người

Hôm sau, tiếp tục hành trình, một người dân khác lại dẫn nhóm PV Kiến Thức lên đường,  lần này là men theo dòng suối cạn gần bản Ông Lý rồi tiến sâu vào rừng, địa điểm này cách UBND xã tầm 8km. Cũng chỉ mấy chốc, trước mắt chúng tôi trên lòng con suối cạn ngổn ngang những gỗ hộp, gỗ ván, có nguyên cả bộ sập bằng gỗ nghiến đỏ au.

Vào sâu, PV  phát hiện thêm nhiều khúc gỗ nghiến khác đang xẻ dở, nằm  lăn lóc bên cạnh là những chiếc vỏ can đựng xăng và dầu; nồi niêu và dụng cụ nấu ăn vẫn nằm lăn lóc ở lối vào, ngay cạnh một cây gỗ mít rừng đường kính khoảng 80cm đang bị “xẻ thịt” nằm chắn lối đi, nhưng không thấy bóng dáng một ai.

Son La: Tan mat xem lam tac pha rung Chieng Khua-Hinh-5
Lăn lóc gỗ nghiến bị xẻ ngay tại hiện trường.

Dọc theo lòng con suối cạn dài trên 1km, chúng tôi đã thấy hàng trăm hộp gỗ, khúc gỗ, ván gỗ; gỗ dạng thớt, dạng hộp nằm la liệt chẳng khác gì “đại công trường” đang thi công.

Điều đáng nói là hiện trường xẻ gỗ này theo định vị của PV thì chỉ cách trục đường chính vào xã khoảng 500m, vậy nhưng theo như lời người dẫn đường, không thấy sự xuất hiện của chính quyền địa phương hay lưc lượng kiểm lâm. Trong khi đó, lâm tặc đang lộng hành, coi thường pháp luật, ngang nhiên một cách khó tin.

Son La: Tan mat xem lam tac pha rung Chieng Khua-Hinh-6
Những thân cây to có tuổi đời lâu năm bị chặt hạ không thương tiếc.

Nguồn tin riêng của PV khẳng định: “Cuối tháng /9/2014, cũng tại bản Ông Lý. Lâm tặc tự do đốn hạ hàng chục cây gỗ lớn và xẻ thành hộp; chất đống hai bên của con đường mòn trong rừng; hàng chục đống gỗ hộp “xếp gọn” ngay bìa rừng, hàng chục cái lán được dựng lên chỉ để chứa gỗ. Vụ việc cũng đã được phản ánh đến Hạt Kiểm lâm huyện Mộc Châu. Thế nhưng, người dân không thấy tin tức gì về việc xử lý”.

Vào tháng 1/2018 tại bản Xa Lú và bản Tòng đã có hơn 30 cây gỗ nghiến đường kính từ 40 - 80cm cùng nhiều cây gỗ khác đã bị đốn hạ xẻ hộp. Thông tin vẫn tiếp tục được phản ánh đến Hạt Kiểm lâm huyện Mộc Châu nhưng sự việc “vẫn đang giải quyết”, những cây nghiến nói trên cứ dần khô kiệt và lại tiếp tục bị xẻ lấy gỗ.

Và cho đến hiện tại trong chuyến đi thực tế của nhóm PV Kiến Thức, rừng Chiềng Khừa vẫn tiếp tục "chảy máu" ồ ạt và kêu cứu khẩn thiết. Sự ngang nhiên, trắng trợn của lâm tặc ở đây không khiến dư luận đặt ra nhiều câu hỏi, và có chăng sự quản lý lỏng lẻo ở đây?

Chia sẻ của ông Lương Ngọc Hoan, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Sơn La: Tiền công chăm sóc bảo vệ rừng trích từ nguồn ngân sách Nhà nước vẫn được giải ngân về Mộc Châu với con số cả tỷ đồng. 

Thế nhưng, rừng vẫn "chảy máu". Các cơ quan chức năng tỉnh Sơn La và huyện Mộc Châu sẽ trả lời thế nào về vấn đề này?

Lâm tặc hoàn lương trở thành người bảo vệ rừng

Một lâm tặc trở thành người bảo vệ rừng điển hình là chuyện có thật ở xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Đó là anh Katơr Kinh, trước đây cũng từng lỗi lầm và phải chịu hình phạt 4 năm tù vì tội phá rừng làm rẫy. 

Sau khi hoàn lương, anh Katơr Kinh không chỉ trở thành một Trưởng thôn gương mẫu, mà còn là người tham gia tích cực trong công tác bảo vệ rừng tại địa phương.
Anh Katơr Kinh ở thôn Hành Rạc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận.
Anh Katơr Kinh ở thôn Hành Rạc, xã Phước Bình, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. 

Mộc Châu - Sơn La: Lâm tặc ngang nhiên tàn phá rừng Chiềng Khừa

(VietnamDaily) - Thời gian gần đây, tại xã Chiềng Khừa (huyện Mộc Châu, Sơn La) xảy ra tình trạng lâm tặc ngang nhiên tàn phá rừng một cách công khai giữa ban ngày, sự việc kéo dài, rừng liên tục "chảy máu" mà không thấy sự can thiệp của chính quyền.

Theo các số liệu, xã Chiềng Khừa (huyện Mộc Châu, Sơn La) có tổng diện tích tự nhiên là 8.401,1 ha, trong đó diện tích đất có rừng các loại là 5.230,04 ha, độ che phủ đạt 62% diện tích.

Theo những người dân ở bản Xa Lú, Ông Lý, bản Tòng, khu rừng này tồn tại từ hồi còn chưa thành lập bản, với những cây gỗ có đường kính rất lớn, 2,3 người ôm không xuể, hiện tại đã biến mất do lâm tặc ngang nhiên phá rừng Chiềng Khừa hoặc nếu muốn nhìn thấy phải vào tận sát biên giới Lào. Mặt khác, ở khu vực này tồn tại những loại gỗ thuộc loại quý hiếm như nghiến, đinh hương, chai…

Lộ diện thí sinh chạy điểm tại trường An ninh, Học viện Kỹ thuật Quân sự

(VietnamDaily) - Trong 10 sinh viên Sơn La trúng tuyển vào Học viện An ninh nhân dân, có một số thí sinh nằm trong danh sách được nâng điểm, còn Học viện Kỹ thuật Quân sự có 2 thí sinh Sơn La nằm trong danh sách được nâng điểm.

Lộ diện thêm thí sinh được nâng điểm ở Học viện An ninh
Qua công tác rà soát, Học viện An ninh (Bộ Công an) phát hiện trong danh sách 44 thí sinh được nâng điểm, gian lận trong kỳ thi THPT 2018 có 10 sinh viên Sơn La trúng tuyển vào Học viện An ninh nhân dân, trong đó có một số thí sinh được nâng điểm.