Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

Soi từng chi tiết hai chiếc bát sứ cổ quý giá nhất Việt Nam

11/10/2022 07:12

Khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm Hà Nội, hai chiếc bát sứ bảo vật này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng...

Quốc Lê

Cận cảnh 5 bảo vật vô giá của Nữ hoàng Anh

Bí ẩn 3 bảo vật quốc gia thiêng liêng của Nhật Bản

Hoàng thành Thăng Long là nơi đang lưu giữ hai chiếc bát sứ cổ được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam. Hai hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2021 với tên gọi chính thức là “Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long”.
Hoàng thành Thăng Long là nơi đang lưu giữ hai chiếc bát sứ cổ được đánh giá là đẹp và độc đáo nhất từng được tìm thấy ở Việt Nam. Hai hiện vật này đã được công nhận là Bảo vật quốc gia vào năm 2021 với tên gọi chính thức là “Hai bát sứ ngự dụng Hoàng thành Thăng Long”.
Được các chuyên gia khẳng định là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long, hai chiếc bát sứ có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt là 14,5 cm và 12,4 cm), cùng lớn hơn so với loại bát thường dùng để ăn cơm phổ biến hiện nay.
Được các chuyên gia khẳng định là vật dụng dành cho vua ở hoàng cung Thăng Long, hai chiếc bát sứ có kích thước khác nhau (đường kính miệng lần lượt là 14,5 cm và 12,4 cm), cùng lớn hơn so với loại bát thường dùng để ăn cơm phổ biến hiện nay.
Bát có thân cong đều, miệng tròn, mép miệng vê tròn và hơi bẻ ra bên ngoài. Chân đế cao, thành rất mỏng, được ví “như vỏ trứng”, xương trắng đục, men trong, hoa văn in nổi trong lòng trước khi phủ men. Độ trong của xương gốm rất cao, ánh sáng có thể xuyên qua.
Bát có thân cong đều, miệng tròn, mép miệng vê tròn và hơi bẻ ra bên ngoài. Chân đế cao, thành rất mỏng, được ví “như vỏ trứng”, xương trắng đục, men trong, hoa văn in nổi trong lòng trước khi phủ men. Độ trong của xương gốm rất cao, ánh sáng có thể xuyên qua.
Khi được tìm thấy, bát nằm trong lớp trầm tích chứa nhiều hiện vật gồm đồ sành, gốm men thời Lê sơ (thế kỷ 15-16). Hai chiếc đều bị vỡ do sức ép của đất, một chiếc mất một số mảnh. Sau đó các mảnh vỡ đã được ghép lại, phần mảnh bị mất đã được phục nguyên bằng chất liệu bột đá và keo.
Khi được tìm thấy, bát nằm trong lớp trầm tích chứa nhiều hiện vật gồm đồ sành, gốm men thời Lê sơ (thế kỷ 15-16). Hai chiếc đều bị vỡ do sức ép của đất, một chiếc mất một số mảnh. Sau đó các mảnh vỡ đã được ghép lại, phần mảnh bị mất đã được phục nguyên bằng chất liệu bột đá và keo.
Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, mặc dù có khác nhau về kích thước nhưng cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát, với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”.
Theo hồ sơ bảo vật quốc gia, mặc dù có khác nhau về kích thước nhưng cấu trúc, đề tài và kỹ thuật trang trí hoa văn trên chiếc bát giống nhau gần như hoàn toàn. Hoa văn được trang trí trong lòng bát, với đồ án chính hình rồng. Giữa lòng bát in nổi một chữ “Quan”.
Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn trên thành bát, hướng vận động theo chiều kim đồng hồ, mang nét đặc trưng của tạo hình rồng thời Lê sơ.
Đôi rồng được thể hiện trong tư thế đang bay lượn trong mây tạo thành hình vòng tròn trên thành bát, hướng vận động theo chiều kim đồng hồ, mang nét đặc trưng của tạo hình rồng thời Lê sơ.
Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc, đuôi duỗi thẳng về phía sau như cái bánh lái, vây dương cao, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây.
Đầu rồng ngẩng cao, miệng nhả ngọc, thân uốn thành nhiều khúc, đuôi duỗi thẳng về phía sau như cái bánh lái, vây dương cao, các chân thể hiện tư thế vận động như đang đạp vào mây.
Chân rồng có 5 ngón với móng vuốt sắc nhọn. Đây là hình tượng rồng tiêu biểu dành riêng cho hoàng đế. Thêm vào đó, lòng bát in hình chữ “Quan”, có nghĩa là sản phẩm của lò quan, là lò do quan xưởng thiết lập, chuyên sản xuất các vật dụng dành cho triều đình.
Chân rồng có 5 ngón với móng vuốt sắc nhọn. Đây là hình tượng rồng tiêu biểu dành riêng cho hoàng đế. Thêm vào đó, lòng bát in hình chữ “Quan”, có nghĩa là sản phẩm của lò quan, là lò do quan xưởng thiết lập, chuyên sản xuất các vật dụng dành cho triều đình.
Tại Việt Nam, những chiếc bát sứ trắng có vẽ rồng 5 móng tương tự cũng được tìm thấy ở Cố đô Lam Kinh, nhưng trong tình trạng không còn nguyên vẹn, không đủ mảnh để khôi phục hình dáng như hai chiếc bát sứ tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.
Tại Việt Nam, những chiếc bát sứ trắng có vẽ rồng 5 móng tương tự cũng được tìm thấy ở Cố đô Lam Kinh, nhưng trong tình trạng không còn nguyên vẹn, không đủ mảnh để khôi phục hình dáng như hai chiếc bát sứ tìm thấy ở Hoàng thành Thăng Long.
Theo hồ sơ Bảo vật, hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang.
Theo hồ sơ Bảo vật, hai chiếc bát sứ này là minh chứng cho trình độ phát triển cao của kỹ nghệ sản xuất gốm sứ Đại Việt thời Lê sơ. Nguyên liệu của bát là cao lanh có độ tinh khiết cao, được nung nhiệt độ cao giúp cho sản phẩm có xương rất mỏng mà vẫn đảm bảo độ bền và thấu quang.
Thêm vào đó, để in được các chi tiết hoa văn nhỏ thì việc in ấn phải diễn ra khi cốt còn ướt. Trong bối cảnh xương rất mỏng như vậy việc in ấn hoa văn khi cốt còn ướt với yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối cho thấy trình độ tuyệt vời của người thợ gốm.
Thêm vào đó, để in được các chi tiết hoa văn nhỏ thì việc in ấn phải diễn ra khi cốt còn ướt. Trong bối cảnh xương rất mỏng như vậy việc in ấn hoa văn khi cốt còn ướt với yêu cầu độ chính xác gần như tuyệt đối cho thấy trình độ tuyệt vời của người thợ gốm.
Vào những năm 2000, khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hai chiếc bát sứ men trắng tuổi đời nửa thiên niên kỷ này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng...
Vào những năm 2000, khi Tổng thống Pháp Jacques René Chirac và Thủ tướng Nhật Bản Junichiro Koizumi thăm khu di tích Hoàng thành Thăng Long, hai chiếc bát sứ men trắng tuổi đời nửa thiên niên kỷ này đã được đưa ra để hai vị khách quý chiêm ngưỡng...
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00

Bạn có thể quan tâm

Giải mã vi hạt nhà khoa học Ấn Độ phát hiện cùng Einstein

Giải mã vi hạt nhà khoa học Ấn Độ phát hiện cùng Einstein

Cổ vật đặc biệt giúp nhân loại giải mã văn minh Ai Cập cổ

Cổ vật đặc biệt giúp nhân loại giải mã văn minh Ai Cập cổ

Chuyện kể về cây đa Bác Hồ trồng cách đây 60 năm

Chuyện kể về cây đa Bác Hồ trồng cách đây 60 năm

Vì sao Từ Hi Thái hậu chọn Phổ Nghi mới 3 tuổi làm hoàng đế?

Vì sao Từ Hi Thái hậu chọn Phổ Nghi mới 3 tuổi làm hoàng đế?

Tiết lộ điều chưa từng biết về “khủng long xứ Wales'

Tiết lộ điều chưa từng biết về “khủng long xứ Wales'

Tiết lộ sốc về cuộc tranh ngôi chấn động triều Trần

Tiết lộ sốc về cuộc tranh ngôi chấn động triều Trần

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status