Soi phí dịch vụ các ngân hàng vừa tăng khiến khách “chóng mặt“

(Kiến Thức) - Hàng loạt ngân hàng vừa tăng mức phí dịch vụ khiến không ít khách hàng "chóng mặt" vì cho rằng phải chịu quá nhiều loại phí, nhất là khi thời gian gần đây xảy ra nhiều vụ việc khiến người tiêu dùng mất niềm tin với ngân hàng.

Cách đây ít ngày, chị Hà (Tranh Trì, Hà Nội) đến giao dịch tại quầy của Vietcombank và vô cùng bất ngờ khi ngân hàng bắt đầu thu phí chuyển tiền tại quầy trong cùng hệ thống (mức phí giao dịch là 11.000 đồng đối với giao dịch dưới 50 triệu đồng).
Trước đây, dịch vụ chuyển tiền này hoàn toàn được miễn phí. Vì công việc nên chị thường xuyên chuyển tiền tại quầy. Hiện, phí chuyển tiền tăng như này mỗi tháng chị sẽ mất thêm một số tiền không nhỏ. 
Ngân hàng Vietcombank tăng một số phí dịch vụ từ ngày 1/3. Ảnh: BizLive.
Ngân hàng Vietcombank tăng một số phí dịch vụ từ ngày 1/3. Ảnh: BizLive.
Cũng như chị Hà, anh Nam (Hà Đông, Hà Nội) phàn nàn về việc điều chỉnh phí dịch vụ SMS tại Vietcombank. Cụ thể, từ ngày 1/3, mức phí này được điều chỉnh từ 8.800 đồng/khách hàng/tháng tăng lên 11.000 đồng/khách/tháng.
Anh Nam còn cho biết thêm phí chuyển khoản trong Vietcombank qua app Mobile Banking tăng lên 2.200 đồng/ giao dịch thay vì miễn phí như trước đây.
Đem thắc mắc về việc tăng phí tới Vietcombank, anh Nam được nhân viên ngân hàng giải thích rằng chính sách điều chỉnh phí dịch vụ được áp dụng cùng việc cung cấp thêm nhiều dịch vụ mới, chất lượng cao và tiện ích hơn cho khách hàng.
Nhiều ngân hàng đồng loạt tăng phí dịch vụ
Thực tế, thời gian qua, nhiều ngân hàng khác cũng điều chỉnh theo hướng tăng phí dịch vụ ngân hàng. Chẳng hạn, ngân hàng Eximbank áp dụng phí chuyển khoản nhanh qua tài khoản hoặc thẻ khác hệ thống, khác tỉnh/TP là 0,05% số tiền.
Eximbank áp dụng phí chuyển khoản nhanh qua tài khoản hoặc thẻ khác hệ thống 0,05% số tiền. Ảnh: VnEconomy.
 Eximbank áp dụng phí chuyển khoản nhanh qua tài khoản hoặc thẻ khác hệ thống 0,05% số tiền. Ảnh: VnEconomy.
DongA Bank áp dụng phí chuyển khoản qua Internet Banking khác hệ thống, khác tỉnh là 22.000 đồng/giao dịch.
Phí chuyển tiền: Ngân hàng cao, ngân hàng miễn phí
MBBank áp dụng mức phí chuyển tiền trong cùng hệ thống ngân hàng với 3.300 đồng với giao dịch dưới 20 triệu đồng và 5.500 đồng với giao dịch trên 20 triệu đồng.
Trong khi đó, một số ngân hàng khác như ACB, VIB, VPBank miễn phí chuyển tiền trong cùng hệ thống cho khách hàng.
ABBank tranh thủ hút khách bằng việc miễn hoàn toàn phí giao dịch chuyển tiền trong hệ thống với tất cả các giao dịch online banking và mobile banking.

Mời độc giả xem video: Nhiều ngân hàng tăng thu phí dịch vụ. Nguồn: FBNC.

Về phí duy trì tài khoản, Maritime bank đứng đầu khi thu tới 70.000 đồng/tháng đối với tài khoản M1, khi số dư bình quân tháng dưới 10 triệu đồng.
Ngược lại, VIB lại miễn phí duy trì tài khoản cho khách hàng.
Phí tin nhắn SMS hàng tháng của các ngân hàng phổ biến từ 8.800 đồng đến 11.000 đồng, không chênh lệch quá lớn.
Phí rút tiền ATM
Hầu hết các ngân hàng đều áp dụng miễn phí rút tiền tại ATM của đơn vị nhưng đều thu phí khi khách hàng thực hiện rút tiền khác ATM ngân hàng với mức phổ biến từ 1.100-3.300 đồng/giao dịch.
Phí rút tiền tại ATM được nhiều ngân hàng áp dụng. Ảnh: VietnamFinance.
Phí rút tiền tại ATM được nhiều ngân hàng áp dụng. Ảnh: VietnamFinance.
Chỉ có một số ngân hàng miễn phí rút tiền khác ATM ngân hàng như LienVietPostBank, Viet CapitalBank, Baovietbank…
Phí dịch vụ ngân hàng tăng: Khách hàng nói gì?
Việc tăng phí dịch vụ của các ngân hàng không tránh khỏi bất bình của một số khách hàng. Họ cho rằng việc điều chỉnh phí dịch vụ lần này như một hình thức "tận thu" khách hàng khi một tài khoản ngân hàng phải gánh hàng chục loại phí.
Trong khi đó, chị Nga (Cổ Nhuế, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) lại cho rằng, sẵn sàng trả phí cao hơn nhưng bù lại phải được hưởng chất lượng dịch vụ tốt hơn. Theo chị Nga, ngành ngân hàng cần phải lấy lại niềm tin với người tiêu dùng, khi gần đây liên tiếp để xảy ra sự cố, ảnh hưởng đến quyền lợi của khách hàng. "Tăng nhiều loại phí mà không phục vụ khách hàng tốt hơn thì thật vô lý", chị Nga đặt câu hỏi

Những hình ảnh "khủng khiếp" về lạm phát ở Venezuela

Tại Venezuela, hiếm có người nào dùng ví để mang tiền mặt. Thay vào đó, họ dùng bao tải hoặc thùng lớn. Thậm chí, để đỡ mất thời gian, nhiều nơi còn cân thay vì đếm tiền.

Từng là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất tại Nam Mỹ, Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ do lạm phát phi mã. Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng thời điểm năm trước. Lương tháng tối thiểu của quốc gia này hiện là dưới 4 USD. Ảnh: Economicswire.
 Từng là quốc gia có thu nhập đầu người cao nhất tại Nam Mỹ, Venezuela đang rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ do lạm phát phi mã. Tháng 1/2018, đồng nội tệ bolivar của Venezuela lập kỷ lục mới khi mất 98% giá trị so với cùng thời điểm năm trước. Lương tháng tối thiểu của quốc gia này hiện là dưới 4 USD. Ảnh: Economicswire.
Người dân Venezuela rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng cả lương thực lẫn thuốc men. Trong ảnh là cảnh người dân xếp hàng chờ mua lương thực tại một siêu thị ngày 6/1/2018. Ảnh: Reuters.
 Người dân Venezuela rơi vào tình trạng thiếu trầm trọng cả lương thực lẫn thuốc men. Trong ảnh là cảnh người dân xếp hàng chờ mua lương thực tại một siêu thị ngày 6/1/2018. Ảnh: Reuters.
Người dân phải tới các chợ đen ở ngoại ô thủ đô Caracas để mua các nhu yếu phẩm khó tìm như xà phòng, dầu gội đầu, bột ngô hay gạo. Ảnh: New York Times.
 Người dân phải tới các chợ đen ở ngoại ô thủ đô Caracas để mua các nhu yếu phẩm khó tìm như xà phòng, dầu gội đầu, bột ngô hay gạo. Ảnh: New York Times.
Kinh tế sa sút cùng với tình trạng thiếu thốn lương thực khiến người dân Venezuela sụt trung bình 11 kg trong năm 2017. Hiện 90% dân số nước này sống trong nghèo khổ. Trong ảnh là người Venezuela đang xếp hàng chờ mua thực phẩm trước một siêu thị tại thủ đô Caracas. Ảnh: Reuters.
 Kinh tế sa sút cùng với tình trạng thiếu thốn lương thực khiến người dân Venezuela sụt trung bình 11 kg trong năm 2017. Hiện 90% dân số nước này sống trong nghèo khổ. Trong ảnh là người Venezuela đang xếp hàng chờ mua thực phẩm trước một siêu thị tại thủ đô Caracas. Ảnh: Reuters.
Tình trạng tồi tệ khiến khu vực phía Bắc và phía Đông Venezuela rơi vào hỗn loạn. Tại nhiều nơi, lực lượng chức năng thậm chí cũng không ngăn cản được các vụ cướp hàng ngay trước mắt. Ảnh: AFP.
 Tình trạng tồi tệ khiến khu vực phía Bắc và phía Đông Venezuela rơi vào hỗn loạn. Tại nhiều nơi, lực lượng chức năng thậm chí cũng không ngăn cản được các vụ cướp hàng ngay trước mắt. Ảnh: AFP.
Thiếu thốn hàng hoá khiến mọi thứ đều trở nên đắt đỏ chưa từng thấy. Ảnh: Bloomberg.

Thiếu thốn hàng hoá khiến mọi thứ đều trở nên đắt đỏ chưa từng thấy. Ảnh: Bloomberg.

Tiền mặt trở nên thừa thãi bởi hầu như chẳng mua được thứ gì. Cọc tiền mặt trong ảnh chỉ có giá trị 21 USD và mua được một quả chuối. Ảnh: Reddit.
 Tiền mặt trở nên thừa thãi bởi hầu như chẳng mua được thứ gì. Cọc tiền mặt trong ảnh chỉ có giá trị 21 USD và mua được một quả chuối. Ảnh: Reddit.
Tại quốc gia Nam Mỹ này, hiếm có người nào còn dùng ví để đựng tiền mặt. Họ dùng thùng hoặc bao tải để mang tiền. Ảnh: Reddit.
 Tại quốc gia Nam Mỹ này, hiếm có người nào còn dùng ví để đựng tiền mặt. Họ dùng thùng hoặc bao tải để mang tiền. Ảnh: Reddit.
Nhiều người thậm chí phải mang cả vali tiền chỉ để trả cho một bữa ăn.
 Nhiều người thậm chí phải mang cả vali tiền chỉ để trả cho một bữa ăn.
Mỗi giao dịch cần tới số lượng tiền lớn tới mức nhiều nơi thậm chí cân tiền thay vì đếm để đỡ mất thời gian. Ảnh: Bloomberg.
 Mỗi giao dịch cần tới số lượng tiền lớn tới mức nhiều nơi thậm chí cân tiền thay vì đếm để đỡ mất thời gian. Ảnh: Bloomberg.
Thậm chí, một người Venezuela nhập cư vào Colombia còn lấy đồng bolivar để gấp đồ thủ công đem bán. Ảnh: Columbia Missourian.
 Thậm chí, một người Venezuela nhập cư vào Colombia còn lấy đồng bolivar để gấp đồ thủ công đem bán. Ảnh: Columbia Missourian.
Mỗi sản phẩm được làm từ khoảng 800-1.000 đồng mệnh giá 50-100 bolivar có trị giá chưa tới 50 cent Mỹ (hơn 10.000 đồng). Giá bán mỗi sản phẩm là khoảng 10-15 USD. Ảnh: Columbia Missourian.
 Mỗi sản phẩm được làm từ khoảng 800-1.000 đồng mệnh giá 50-100 bolivar có trị giá chưa tới 50 cent Mỹ (hơn 10.000 đồng). Giá bán mỗi sản phẩm là khoảng 10-15 USD. Ảnh: Columbia Missourian.
Những đồng bolivar nhiều màu được xếp thành cọc và gấp thành sản phẩm thủ công ngay trên vỉa hè. Ảnh: Columbia Missourian.
 Những đồng bolivar nhiều màu được xếp thành cọc và gấp thành sản phẩm thủ công ngay trên vỉa hè. Ảnh: Columbia Missourian.
Theo một tờ báo địa phương, người dân Venezuela hiện tại cái gì cũng thiếu ngoại trừ tiền mặt. Ảnh: Columbia Missourian.
 Theo một tờ báo địa phương, người dân Venezuela hiện tại cái gì cũng thiếu ngoại trừ tiền mặt. Ảnh: Columbia Missourian.

Thêm nhiều ngân hàng báo lợi nhuận tăng đột biến

Các mức tăng trưởng 50-70%, thậm chí từ 100% không còn là hiện tượng với nhiều ngân hàng nữa...