Số phận những nhà khoa học phát xít sống sót sau chiến tranh

Vỏ ngoài, Tiến sĩ Kurt Blome là Giám đốc nghiên cứu ung thư của Hitler, nhưng trên thực tế, nhân vật này chính là người phải chịu trách nhiệm về việc phát triển khả năng chiến tranh sinh học của phát xít Đức.

Tiến sĩ Kurt Blome
Blome đã bị đưa ra xét xử tại tòa án quốc tế tội phạm chiến tranh Nuremberg vì đã thực hiện thử nghiệm trên cơ thể con người, tuy nhiên, nhà khoa học này đã được tha bổng do sự can thiệp của quân đội Mỹ. Chính phủ Mỹ khi đó mong muốn tận dụng kiến thức sâu sắc của Blome về những điểm yếu sinh học của con người để tạo ra các tác nhân thần kinh gây chết người.
 
Tuy nhiên, hồ sơ nhân sự của Blome tại quân đội Mỹ không hề đề cập đến sự tham gia của ông vào các thử nghiệm trên con người của phát xít Đức. Sau chiến tranh, Blome sống phần đời còn lại tại Tây Đức, làm việc cho các dự án bí mật của chính phủ Mỹ và vẫn hoạt động trong đảng cánh hữu Đức, cho đến khi qua đời vào năm 1969.
Arthur Rudolph
Khi Arthur Rudolph được đưa tới nước Mỹ năm 1947 trong Chiến dịch Kẹp giấy, vị bác sĩ này được cho là một tay “phát xít hăng hái”, tuy nhiên, mọi hoạt động liên quan đến tội phạm chiến tranh của nhân vật này đều không được đề cập đến trong các báo cáo chính thức. Tuy nhiên, các văn bản từ 2 năm trước đó khẳng định rằng Rudolph đã được đồng minh xác định là một tội phạm chiến tranh.
Năm 1961, Arthur Rudolph cùng nhà khoa học phát xít Wernher von Braun làm việc tại NASA để thiết kế tên lửa Saturn V. Nếu không có kiến thức uyên bác và tài năng kiệt xuất của Rudolph trong lĩnh vực tên lửa, chắc hẳn dự án Apollo sẽ không bao giờ trở thành hiện thực.
Mặc dù chính phủ Mỹ tỏ ra biết ơn những gì Rudolph đã cống hiến, nhưng Bộ Tư pháp vẫn kết án Rudolph năm 1984 do đã đóng góp vào việc đẩy hàng ngàn tù nhân phải làm việc đến chết trong quá trình giám sát sự phát triển tên lửa V-2 giai đoạn Chiến tranh Thế giới II. Để tránh khỏi bị truy tố, Rudolph đồng ý trả lại quyền công dân Mỹ và rời khỏi đất nước này.
Khi nói đến các chương trình không gian Mỹ thời kỳ hậu chiến, dường như việc đòi hỏi một câu chuyện lịch sử không liên quan đến các ảnh hưởng của phát xít là bất khả khi. Có lẽ, nước Mỹ chỉ nên chấp nhận một cách đơn giản rằng rất nhiều thành tựu trong ngành vũ trụ mà người Mỹ vẫn tự hào đã có được là nhờ các chuyên gia Đức phát xít, trong đó có những người đã mở đường cho các phi hành gia Mỹ đặt chân lên Mặt trăng năm 1969.

Anh cảnh báo đóng cửa trụ sở phái đoàn thương mại Nga

Anh cảnh báo sẽ đóng cửa trụ sở phái đoàn thương mại Nga ở phía Bắc thủ đô London, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước tiếp tục leo thang liên quan đến vụ cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal.

Ngày 30/3, Chính phủ Anh cảnh báo sẽ đóng cửa trụ sở phái đoàn thương mại Nga ở phía Bắc thủ đô London, trong bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa hai nước tiếp tục leo thang liên quan đến vụ cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái bị nghi mưu sát bằng chất độc thần kinh tại thành phố Salisbury của Anh.
Đại sứ quán Nga tại London, Anh ngày 14/3. Ảnh: THX/TTXVN.
 Đại sứ quán Nga tại London, Anh ngày 14/3. Ảnh: THX/TTXVN.

Căng thẳng leo thang, Putin cho thử tên lửa đạn đạo

Đúng vào lúc căng thẳng với phương Tây tăng cao, Bộ Quốc phòng Nga đã cho công bố một đoạn video ngắn, ghi lại quá trình nước này thử nghiệm thành công một tên lửa đạo đạo liên lục địa (ICBM) mới, có tên Sarmat.

 
Truyền thông Nga cho hay, đây là lần thứ hai Sarmat được phóng thành công. Tên lửa này được thử nghiệm lần đầu tiên vào tháng 12/2017.

Đụng độ đẫm máu Israel-Palestine: Hơn 1.000 người thương vong

(Kiến Thức) - Tính đến thời điểm hiện tại, con số thương vong trong vụ biểu tình, đụng độ dữ dội Israel-Palestine ở Dải Gaza đã tăng lên đến hơn 1.000 người, trong đó có ít nhất 15 người Palestine thiệt mạng.

Tờ báo New York Times dẫn thông tin từ Bộ Y tế Palestine cho biết, ít nhất 15 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương trong vụ đụng độ Israel-Palestine ở Dải Gaza hôm 30/3. Ảnh: Getty.
 Tờ báo New York Times dẫn thông tin từ Bộ Y tế Palestine cho biết, ít nhất 15 người Palestine đã thiệt mạng và hơn 1.000 người khác bị thương trong vụ đụng độ Israel-Palestine ở Dải Gaza hôm 30/3. Ảnh: Getty.

Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố hôm nay (31/3) là ngày quốc tang. Ảnh: AP.
Tổng thống Palestine Mahmoud Abbas đã tuyên bố hôm nay (31/3) là ngày quốc tang. Ảnh: AP. 

Trong khi đó, Quân đội Israel cho biết chưa thể xác minh được tổng số người thương vong trong vụ bạo lực kinh hoàng vừa qua. Ảnh: Daily Mail.
 Trong khi đó, Quân đội Israel cho biết chưa thể xác minh được tổng số người thương vong trong vụ bạo lực kinh hoàng vừa qua. Ảnh: Daily Mail.

Vụ đụng độ dữ dội xảy ra sáng ngày 30/3 khi đám đông người Palestine tiến về khu vực gần biên giới với Israel, dựng trại để bắt đầu cuộc biểu tình dự kiến kéo dài đến ngày 14/5. Ảnh: Getty.
 Vụ đụng độ dữ dội xảy ra sáng ngày 30/3 khi đám đông người Palestine tiến về khu vực gần biên giới với Israel, dựng trại để bắt đầu cuộc biểu tình dự kiến kéo dài đến ngày 14/5. Ảnh: Getty.

Hàng chục nghìn người Palestine đã tới nhiều khu vực khác nhau ở phía Đông Dải Gaza, giáp biên giới với Israel, để tham gia cuộc tuần hành hòa bình. Ảnh: Daily Mail.
 Hàng chục nghìn người Palestine đã tới nhiều khu vực khác nhau ở phía Đông Dải Gaza, giáp biên giới với Israel, để tham gia cuộc tuần hành hòa bình. Ảnh: Daily Mail.

Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực khi binh sĩ Israel bắn hơi cay vào đám đông người Palestine và những người biểu tình Palestine ném đá vào lực lượng an ninh Israel. Ảnh: AP.
Tuy nhiên, cuộc biểu tình đã biến thành bạo lực khi binh sĩ Israel bắn hơi cay vào đám đông người Palestine và những người biểu tình Palestine ném đá vào lực lượng an ninh Israel. Ảnh: AP. 

Máy bay không người lái của Israel thả lựu đạn hơi cay trong cuộc đụng độ dọc biên giới giữa Israel và Dải Gaza, tại thị trấn Beit Hanun, hôm 30/3. Ảnh: EPA.
 Máy bay không người lái của Israel thả lựu đạn hơi cay trong cuộc đụng độ dọc biên giới giữa Israel và Dải Gaza, tại thị trấn Beit Hanun, hôm 30/3. Ảnh: EPA.

Người biểu tình đưa một người đàn ông bị thương đi cấp cứu. Ảnh: AP.
 Người biểu tình đưa một người đàn ông bị thương đi cấp cứu. Ảnh: AP.

Người thân của Omar Samour, 27 tuổi, đau lòng sau khi anh bị lực lượng Israel bắn chết sáng 30/3. Ảnh: Getty.
 Người thân của Omar Samour, 27 tuổi, đau lòng sau khi anh bị lực lượng Israel bắn chết sáng 30/3. Ảnh: Getty.

Những người biểu tình tham gia buổi cầu nguyện vào ngày Thứ sáu tại Dải Gaza hôm 30/3. Ảnh: Getty.
Những người biểu tình tham gia buổi cầu nguyện vào ngày Thứ sáu tại Dải Gaza hôm 30/3. Ảnh: Getty.