Sợ đảo chính, Tổng thống Erdogan ve vãn quân đội TNK

(Kiến Thức) - Mười ba năm sau khi bị Recep Tayiip Erdogan chèn ép, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện thời đã khôi phục lại vị trí chi phối chính trường trước đây.

Theo The Wall Street Journal, Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã lật đổ bốn chính phủ dân sự kể từ năm 1960 và lại trở thành một quyền lực chính trị không thể coi thường. Tổng thống Erdogan dường như đã thay đổi quan điểm của mình, không còn trấn áp quân đội vì coi là một mối đe dọa sự thống trị của ông ta và ra sức ve vãn giới tướng lĩnh quân đội.
So dao chinh, Tong thong Erdogan ve van quan doi TNK
Sợ đảo chính, Tổng thống Erdogan ve vãn quân đội Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh The Daily Beast 
Các tướng Thổ Nhĩ Kỳ đã nhiều lần thành công trong việc “tái cân bằng” các chính sách gây tranh cãi của Tổng thống Erdogan. Họ đã “trói tay” nhà lãnh đạo hiếu chiến Erdogan này trong mưu đồ đưa quân vào Syria và ngăn cản ông ta theo đuổi một chiến dịch quân sự đẫm máu triền miên chống quân nổi dậy người Kurd. Quân đội cũng bảo vệ quan hệ gần gũi giữa Thổ Nhĩ Kỳ với các chính phủ phương Tây vốn đang dần dần quay lưng lại với Ankara.
Metin Gurcan - một cựu sĩ quan quân đội Thổ Nhĩ Kỳ hiện là nhà phân tích an ninh Istanbul - cho biết: "Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng duy nhất có thể ngăn cản các hành động cực đoan và kiểm chế (Tổng thống) Erdogan".
Một số nhà phân tích chính trị cho rằng việc khôi phục ảnh hưởng của quân đội Thổ Nhĩ Kỳ là một mối đe dọa trực tiếp đến sự cai trị của Tổng thống Erdogan.
Tin đồn về đảo chính quân sự ở Thổ Nhĩ Kỳ đã rộ lên vào cuối tháng 3/2016, khi một loạt các phương tiện truyền thông Thổ Nhĩ Kỳ đưa tin rằng chính quyền Mỹ ôm ấp kế hoạch lật đổ Tổng thống Erdogan.
Nhưng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đột ngột chấm dứt những lời đồn đoán "vô căn cứ", và tuyên bố rằng "không hành động bất hợp pháp” ngoài quyền hạn được giao.
Sau khi từ chức thủ tướng, ông Ahmet Davutoglu nói rằng quân đội Thổ Nhĩ Kỳ “đảm bảo cho nền dân chủ ở Thổ Nhĩ Kỳ”, mặc dù rất nhiều khu vực ở nước này sa vào khủng hoảng. Ông Ahmet Davutoglu nói thêm: "Bất kể đó là vấn đề chủ nghĩa khủng bố ở trong nước hay bất ổn ở Syria và Iraq, Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ đại diện cho quyền lực và sức mạnh của nước ta”.
Trước đó, một tòa án ở Istanbul đã minh oan cho 236 người bị tình nghi âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ, trong đó có nhiều tướng lĩnh quân đội cao cấp.

TQ dùng tiền mua sự ủng hộ của Afghanistan về Biển Đông?

(Kiến Thức) - Trong tranh chấp ở Biển Đông, Trung Quốc nhận được sự hỗ trợ của Afghanistan, một nước đang có chiến tranh và cách xa vùng biển này cả ngàn cây số.

Hãng Associated Press đưa tin trên khi bình luận về chuyến thăm Trung Quốc của ông Abdullah Abdullah, quan chức điều hành cấp cao của Afghanistan (chức danh tương đương với thủ tướng). Các quan chức cao cấp của Afghanistan lần đầu tiên nói lên quan điểm của mình về tình hình ở Biển Đông, một khu vực cách Kabul cả ngàn cây số.
Trung Quốc dùng tiền mua sự ủng hộ ngoại giao của Afghanistan về Biển Đông? Ảnh Reuters
Trung Quốc dùng tiền mua sự ủng hộ ngoại giao của Afghanistan về Biển Đông?  Ảnh Reuters

“Nguy cơ chính trị mới ở Biển Đông”

Trong bài “Nguy cơ chính trị mới ở Biển Đông”, tạp chí Wall Street Journal của Mỹ nêu ra một số quan ngại về Tổng thống Philippines mặc định Rodrigo Duterte.

Theo Wall Street Journal, chán ngán với giới tinh hoa, cử tri Philippines vừa qua đã quay sang bỏ phiếu cho một "người ngoại đạo" đầy cá tính, mạnh mẽ... Tân Tổng thống Duterte là một người có quá khứ lẫy lừng, xông xáo và có tiếng là hay xúc phạm tới phụ nữ, người nước ngoài và giáo hoàng. Ông nghi ngờ cả các đồng minh và tuyên bố sẽ cắt quan hệ với các đối thủ. Liệu ông thể là một nhà lãnh đạo gây bất ổn không? Hay trách nhiệm sẽ giúp ông tự kiềm chế?
“Nguy co chinh tri moi o Bien Dong”
Tổng thống mới đắc cử Rodrigo Duterte phát biểu trước những người ủng hộ. Ảnh: EPA/TTXVN