Sẽ ra sao nếu có người chết ngoài vũ trụ?

Với viễn cảnh du lịch vũ trụ phổ biến trong tương lai, cần có những quy trình rõ ràng để điều tra, xử lý người chết ngoài không gian.

Các công ty như Virgin Galactic, Blue Origin có tham vọng lớn trong ngành du lịch vũ trụ thương mại. Những đợt phóng tên lửa chở người thành công trong năm 2021 mở ra cơ hội để du lịch vũ trụ trở nên phổ biến trong tương lai gần.
Trước đây, lên vũ trụ là nhiệm vụ của các phi hành gia. Họ phải tham dự quá trình huấn luyện, kiểm tra sức khỏe nghiêm ngặt trước khi lên vũ trụ. Do đó, khả năng tử vong do bệnh tật hay lý do tự nhiên ngoài vũ trụ rất khó xảy ra.
Trong kỷ nguyên du lịch vũ trụ, kiểm tra y tế có thể diễn ra nhanh chóng, quy trình huấn luyện gặp nhiều giới hạn. Với việc người bình thường bay lên vũ trụ trong tương lai, các công ty sẽ xử lý ra sao nếu có người tử vong ngoài không gian?
Se ra sao neu co nguoi chet ngoai vu tru?
Cần có quy trình rõ ràng để điều tra, xử lý thi thể ngoài vũ trụ. Ảnh: The Next Web. 
Xác định nguyên nhân tử vong
Theo luật vũ trụ quốc tế, các quốc gia có trách nhiệm cấp phép, giám sát toàn bộ hoạt động vũ trụ của nước đó, kể cả vận hành bởi chính phủ hay tư nhân. Tại Mỹ, các chuyến du lịch vũ trụ thương mại cần có giấy phép bay của Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA).
The The Next Web, nếu có người chết trong chuyến du lịch không gian, xác định nguyên nhân tử vong là bước đầu tiên. Nếu cái chết xảy ra do lỗi kỹ thuật tàu vũ trụ, FAA sẽ xem xét đình chỉ các đợt phóng tiếp theo của công ty dịch vụ trong lúc điều tra.
Trong trường hợp sự cố kỹ thuật được loại bỏ, đơn vị cung cấp dịch vụ cần đánh giá trách nhiệm bảo đảm an toàn, đã cố gắng ngăn chặn cái chết của hành khách hay chưa.
Ai sẽ điều tra cái chết?
Thời gian cho các chuyến du lịch vũ trụ hiện từ vài phút đến vài ngày. Điều đó đồng nghĩa nguy cơ tử vong trong không gian do nguyên nhân tự nhiên là rất thấp, dù không phải không có khả năng. Quy trình xử lý người chết trong vũ trụ cần được cân nhắc khi con người tham gia các sứ mệnh dài hơi, thậm chí định cư ngoài không gian.
Về cơ bản, sẽ có những quy trình điều tra nhằm xác định cái chết của một người ngoài không gian. Từng có những cuộc điều tra tương tự, chẳng hạn như thảm kịch tàu con thoi Columbia năm 2003, khi tàu vũ trụ của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) phát nổ trong lúc trở về Trái Đất, khiến 7 thành viên phi hành đoàn thiệt mạng.
Se ra sao neu co nguoi chet ngoai vu tru?-Hinh-2
Tuy du lịch vũ trụ chỉ kéo dài vài phút đến vài ngày, người chết trên tàu do bệnh tật hay lý do tự nhiên vẫn có thể xảy ra. Ảnh: Hanlire. 
Tuy nhiên, đó là cuộc điều tra chuyên sâu về các vụ tai nạn mang tầm quốc gia, chỉ liên quan đến chuyến bay của Mỹ. Khi ngành du lịch vũ trụ mở rộng, sẽ không thể tránh khỏi cái chết do bệnh tật hoặc tuổi tác, thậm chí là tử vong trên hành tinh khác.
Theo The Next Web, quy trình rõ ràng để điều tra cái chết trong các sứ mệnh dài ngày, định cư ngoài vũ trụ là cần thiết để thu thập thông tin rõ ràng về nạn nhân và lý do tử vong. Từ đó, các cơ quan, quốc gia có thể rút kinh nghiệm nhằm cải thiện xử lý.
Các thủ tục điều tra có thể tham khảo từ luật vũ trụ hiện nay. Theo đó, quốc gia đại diện cho tàu vũ trụ có quyền lực pháp lý liên quan đến tàu và người bên trong. Như vậy, quốc gia đó sẽ khởi động điều tra nếu có người trong tàu tử vong.
Trước khi khởi hành, ký thỏa thuận liên quan đến chuyến du lịch cũng rất cần thiết. Kế hoạch cho một sứ mệnh không gian gồm đánh giá các yếu tố như nguồn điện, thực phẩm, khả năng chống bức xạ và xử lý chất thải. Kết hợp quy trình xử lý nếu có người chết vào kế hoạch có thể giúp mọi thứ dễ dàng hơn. Ký thỏa thuận trước khi bắt đầu sứ mệnh còn quan trọng nếu hành khách đến từ nhiều quốc gia.
Xử lý thi thể trước khi mang về Trái Đất
Ngoài khía cạnh pháp lý, những chuyến du lịch, định cư ngoài vũ trụ cần tính đến việc xử lý thi thể. Điều quan trọng là các nền văn hóa khác nhau có cách đối xử với người chết khác nhau.
Se ra sao neu co nguoi chet ngoai vu tru?-Hinh-3
Việc điều tra, xử lý người chết trong không gian cần được suy xét trong kỷ nguyên du lịch, định cư ngoài vũ trụ. Ảnh: SAIC. 
Trong các nhiệm vụ ngắn ngày, nhiều khả năng thi thể được đưa trở lại Trái Đất. Trong lúc đó, thi thể cần được bảo quản để tránh nhiễm khuẩn cho các thành viên còn lại. Nếu chuyến đi kéo dài nhiều năm, thi thể cần được đóng băng trong không gian để giảm trọng lượng, dễ dàng bảo quản trong suốt quãng đường còn lại.
Tuy nhiên nếu con người định cư ngoài không gian, cần có quy trình xử lý khác thay vì bảo quản thi thể rồi mang về Trái Đất. Sẽ cần tham khảo nhiều yếu tố do các quốc gia có thể phản đối việc thả xác người ngoài không gian như trong Star Trek. Trong khi đó, gia đình người quá cố có thể muốn nhận lại thi thể.
Vứt xác người trên hành tinh khác sẽ gây ô nhiễm sinh học, hỏa táng cũng có khả năng làm ô nhiễm và tiêu tốn tài nguyên. Theo thời gian, sẽ có các giải pháp kỹ thuật để bảo quản và xử lý thi thể người trong vũ trụ. Ngoài khía cạnh luật pháp và văn hóa, vấn đề đạo đức xung quanh việc xử lý thi thể cần được cân nhắc kỹ.

Redbull Chi 30 triệu USD cho “cú nhảy từ vũ trụ” thu về 500 triệu USD

(Kiến Thức) - “Cú nhảy từ vũ trụ” của Redbull thu hút 8 triệu người xem cùng lúc trên YouTube.

Redbull Chi 30 trieu USD cho “cu nhay tu vu tru” thu ve 500 trieu USD
Red Bull là một thương hiệu không còn xa lạ với việc tài trợ cho những sự kiện mang tính phiêu lưu mạo hiểm đỉnh cao. Trong số những pha mạo hiểm do Red Bull khởi xướng, có lẽ đáng chú ý nhất là "cú nhảy từ vũ trụ" do Felix Baumgartner thực hiện năm 2012. 

Hơn 9.600 tấn rác trôi nổi trong vũ trụ, Trái đất bị đe dọa?

Cơ quan Vũ trụ châu Âu cho hay con người tạo ra hơn 9.600 tấn rác trôi nổi trong vũ trụ. Theo đó, các chuyên gai cảnh báo những nguy hiểm đối với Trái đất.

Hon 9.600 tan rac troi noi trong vu tru, Trai dat bi de doa?
Theo Cơ quan Vũ trụ châu Âu, con người đã tạo ra hơn 9.600 tấn rác trôi nổi trong vũ trụ. Số lượng rác thải khổng lồ này đến từ bộ phận của vệ tinh cũ hay thân tên lửa. 

10 bí mật về lỗ đen vũ trụ có thể bạn chưa biết

Lỗ đen - đối tượng duy nhất trong vũ trụ có khả năng “bẫy nhốt” ánh sáng bằng lực siêu năng của mình - đủ để hấp dẫn nhân loại nghiên cứu và tìm hiểu.

1. Lỗ đen vũ trụ không hút mọi thứ

Một số người nghĩ rằng lỗ đen vũ trụ giống như máy hút bụi vũ trụ khổng lồ, hút mọi thứ xung quanh. Nhưng thực tế thì hố đen cũng giống như bất kỳ đối tượng nào tồn tại trong không gian ngoại trừ lực hấp dẫn cực mạnh.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet

Lỗ đen vũ trụ không hút tất cả mọi thứ như bạn nghĩ.

Nếu thay thế Mặt Trời với một lỗ đen có cùng khối lượng, Trái Đất vẫn bình ổn quay quanh lỗ đen như quay quanh Mặt Trời mà không hề bị hút vào.

2. Einstein không phải là người phát hiện ra lỗ đen

Mặc dù tuyết tương đối của Einstein dự đoán được sự hình thành lỗ đen, nhưng Karl Schwarzschild mới là người đầu tiên sử dụng phương trình của Einstein và chứng minh lỗ đen có thể thật sự hình thành. Ông làm điều này vào năm 1915, đúng thời gian Einstein cho ra thuyết tương đối rộng.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-2

Trước đó rất lâu, bác học người Anh John Michell dự đoán về sự tồn tại của “sao tối” lớn có thể sở hữu lực hấp dẫn đủ mạnh để kéo cá ánh sáng vào. Nhưng cho đến năm 1967, lỗ đen mới có tên hiệu như bây giờ.

3. Lỗ đen sẽ kéo chúng ta và mọi thứ ra như sợi mì

Lỗ đen thực sự có khả năng đáng kinh ngạc này. Hiện tượng này được gọi là "spaghettification” (hiệu ứng mì ống). Lỗ đen với mật độ vật chất siêu lớn của nó sẽ bẻ cong không - thời gian xung quanh một cách dữ dội. Nếu bị lọt vào, chúng ta sẽ bị biến dạng, kéo dãn từ từ, hình dạng trở nên dài ra và hẹp lại cho đến khi bị xé toạc ra.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-3

4. Các lỗ đen có thể sinh vũ trụ mới

Nghe có vẻ điên rồ khi cho rằng lỗ đen có thể hút mọi thứ rồi sinh ra vũ trụ mới, nhất là khi chúng ta còn chưa biết thật tồn tại vũ trụ khác nơi chúng ta đang sống hay không. Tuy nhiên, các lý thuyết này lại là lĩnh vực đang được nghiên cứu ngày nay.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-4

Khi nhìn vào các con số tính toán, các nhà khoa học thấy rằng có rất nhiều điều kiện thuận lợi để tạo ra sự sống ngoài kia. Những gì ở trung tâm lỗ đen phá vỡ mọi quy luật vật lý và có thể, theo lý thuyết, thay đổi các điều kiện rồi sản sinh ra vũ trụ mới.

5. Lỗ đen kéo không gian xung quanh

Không gian như một tấm cao su với các đường lưới. Khi các đối tượng vũ trụ đặt lên trên nó, nó chỉ lún một chút. Hiệu ứng này bóp méo các đường lưới khiến chúng không còn thẳng mà cong. Càng làm không gian lún sâu, thì không gian càng bị bóp méo và các đường cong cong hơn. Phần cong nhất là do các hố đen. Chúng tạo ra một giếng sâu đến nỗi không có gì có đủ năng lượng để thoát ra ngoài, kể cả ánh sáng.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-5

6. Lỗ đen là nhà máy năng lượng

Lỗ đen có thể tạo ra năng lượng hiệu quả hơn so với Mặt Trời của chúng ta. Những đĩa vật chất ở quỹ đạo xung quanh hố đen đóng vai trò quan trọng trong việc này. Phần gần rìa của chân trời sự kiện trên các cạnh bên trong của đĩa vật chất sẽ quay nhanh hơn nhiều so với các vật liệu tại cạnh ngoài của đĩa.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-6

Đây là do tác động cùa lực hấp dẫn mạnh gần chân trời sự kiện. (Chân trời sự kiện là biên phía trong của không - thời gian gần một điểm kỳ dị, tất cả các loại vật chất nếu nằm dưới giới hạn này, kể cả các sóng điện từ đều không thể vượt ra ngoài để đến với người quan sát).

Do vật liệu quay xung quanh và di chuyển nhanh nên nó nóng lên đến hàng tỉ độ và có khả năng chuyển đổi các vật liệu thành năng lượng dưới dạng bức xạ vật đen (Blackbody-radiation: hiện tượng giao thoa, nhiễu xạ và phân cực của ánh sáng chứng tỏ ánh sáng có bản chất sóng nhưng quang học sóng đã bế tắc trong việc giải thích sự bức xạ nhiệt của vật đen và hiện tượng quang điện).

Để dễ hình dung, có thể so sánh nếu tổng hợp hạt nhân chuyển đổi khoảng 0.7% khối lượng thành năng lượng thì lỗ đen chuyển đổi 10% khối lượng thành năng lượng.

7. Có một siêu lỗ đen ở trung tâm thiên hà của chúng ta

Các nhà khoa học tin rằng luôn có một lỗ đen khổng lồ ở trung tâm hầu hết các thiên hà - bao gồm cả thiên hà Milky Way của chúng ta. Những lỗ đen này đang neo giữ thiên hà, giữ chúng ở lại trong không gian.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-7

Theo đó, lỗ đen ở thiên hà Milky Way có tên Sagittarius A lớn hơn 4 triệu lần Mặt Trời. Mặc dù lỗ đen hiện cách chúng ta đến gần 30.000 năm ánh sáng khá yên tĩnh nhưng các nhà khoa học tin rằng 2 triệu năm trước, nó đã tách ra từ một vụ nổ có thể nhìn thấy từ Trái Đất.

8. Lỗ đen giữ thời gian chậm lại

Thời gian chậm lại khi bạn đến chân trời sự kiện - điểm không trở lại. Để hiểu tại sao, chúng ta quay lại ví dụ sinh đôi thường được dùng để giải thích thuyết tương đối rộng của Einstein.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-8

Một cặp sinh đôi, một người trên Trái Đất trong khi người kia phóng vào không gian với tốc độ của ánh sáng, rồi quay lại, trở về nhà. Người du hành trong không gian trẻ hơn người ở lại vì bạn càng di chuyển nhanh, thời gian càng chậm. Tương tự, khi đến chân trời sự kiện, bạn di chuyển tốc độ cao gây ra do lực hấp dẫn mạnh mẽ từ các lỗ đen nên thời gian sẽ chậm lại.

9. Lỗ đen bốc hơi theo thời gian

Các lỗ đen có thể không có đáy khiến một số năng lượng có thể thoát khỏi chúng. Phát hiện đáng ngạc nhiên này lần đầu tiên được đưa ra bởi Stephen Hawking năm 1974. Hiện tượng này được đặt tên là bức xạ Hawking.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-9

Bức xạ Hawking phân tán khối lượng của hố đen vào không gian và cứ như vậy qua thời gian, hố đen sẽ không còn gì. Đây là nguyên nhân khiến lỗ đen bị chết. Đây cũng là lý do tại sao bức xạ Hawking còn được biết đến như hiện tượng lỗ đen bốc hơi.

10. Mọi thứ đều có thể trở thành lỗ đen

Sự khác biệt duy nhất giữa một lỗ đen và Mặt Trời là trung tâm của lỗ đen được làm bằng vật liệu cực kỳ dày đặc, trong đó cung cấp cho các lỗ đen một trường hấp dẫn mạnh mẽ. Đó chính là trường hấp dẫn mà có thể bẫy nhốt tất cả mọi thứ, kể cả ánh sáng. Đây cũng là lý do tại sao chúng ta không thể nhìn thấy các lỗ đen.

10 bi mat ve lo den vu tru co the ban chua biet-Hinh-10

Do vậy, theo lý thuyết, có thể tạo ra lỗ đen từ mọi thứ. Ví dụ như nén Mặt Trời xuống còn kích thước chỉ 3,7 dặm, nén tất cả các khối trong ánh nắng Mặt Trời xuống một không gian vô cùng nhỏ, làm cho nó cực kỳ dày đặc đều tạo ra được lỗ đen. Tương tự, ta có thể áp dụng các lý thuyết này với cả Trái Đất hoặc cơ thể của chính mình.

Nhưng nhắc lại, đây chỉ là lý thuyết.