Sẽ có điểm bán hàng thiết yếu xuyên đêm phủ khắp Hà Nội

Sở Công thương Hà Nội đã chủ động triển khai các phương án đảm bản nguồn cung đối với các nhóm hàng thiết yếu phục vụ nhu cầu thiết yếu cho người dân. Do đó người dân cần bình tĩnh, không đổ xô đi mua hàng hóa.

Tối 18/7, Sở Công thương cho biết, trong các phương án cung ứng hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân theo các cấp độ diễn biến của dịch, Sở Công thương tập trung chỉ đạo các doanh nghiệp tăng cường dự trữ, khai thác hàng hóa thiết yếu, đảm bảo nguồn cung khi dịch lây lan nhanh trên địa bàn Thành phố.

Đồng thời, có phương tiện điều tiết, đảm bảo lưu thông hàng hóa giữa các tỉnh, thành phố trên cả nước, tránh đứt, gãy chuỗi cung ứng, đảm bảo sẵn sàng hàng "lót" phục vụ nhân dân và các địa phương có khu vực các ly của Thành phố.

Se co diem ban hang thiet yeu xuyen dem phu khap Ha Noi

Hà Nội cam kết đầy đủ hàng hóa phục vụ người dân

Cũng theo Sở Công thương, hôm nay, Sở đã có buổi làm việc với các hệ thống phân phối trên địa bàn về công tác chuẩn bị hàng hóa phòng chống dịch.

Hiện tại các doanh nghiệp cung ứng hàng hóa đã dự trữ tăng từ 30%-50% lượng hàng hóa thiết yếu. Đồng thời, để lưu thông hàng hóa, doanh nghiệp đã bố trí đầy đủ phương tiện, nguồn nhân lực, sẵn sàng vận chuyển hàng hóa đến các điểm bán xuyên đêm.

Doanh nghiệp sẵn sàng mở cửa thêm giờ, cam kết đảm bảo đủ lượng hàng phục vụ nhu cầu người dân ngay cả khi nhu cầu tiêu dùng có nhu cầu tăng.

Hiện nay các doanh nghiệp đang thực hiện dự trữ hàng hóa theo phương án 5 của Sở Công Thương Hà Nội trong thời gian 3 tháng và tăng gấp 3 lần so với tháng bình thường với tổng giá trị hàng hóa khoảng 194.000 tỷ đồng (15 mặt hàng thiết yếu), và lượng hàng hóa dự trữ cho chương trình bình ổn thị trường năm 2021 là 5.698 tỷ đồng.

Để đảm bảo hàng hóa phục vụ nhân dân, Sở Công Thương cũng đã đề nghị các hệ thống phân phối cần chủ động hơn nữa nắm sát tình hình dịch COVID-19 và bám sát các chỉ đạo về công tác phòng chống dịch...

Đồng thời, có phương án chi tiết thu mua hàng hóa, đảm bảo nguồn cung, điều phối hàng hóa từ các kho hàng: Kho từ các tỉnh đến kho trong địa bàn thành phố, từ kho của Thành phố đến các điểm bán hàng, đặc biệt quan tâm bố trí nhân lực sắp xếp hàng hóa trên các giả kệ phục vụ nhu cầu của nhân dân, không được thiểu hàng cục bộ, kiểm soát chất lượng hàng hóa, đảm bảo ATTP, đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt…

Theo Sở Công thương, hiện trên địa bàn Thành phố có 459 chợ, 28 TTTM, 123, siêu thị, 1.500 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2,382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn Cửa hàng tạp hóa... phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng chống dịch COVID-10, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết.

Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn (nguồn nhân lực, vận chuyển hàng hóa qua địa phận các tỉnh, một số mặt hàng thiết yếu đang phải cung cấp cho các tỉnh phía Nam…), song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp ứng đầy đủ nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu cầu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng;

Phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, đẩy mạnh ứng dụng TMĐT, bán hàng onilne...để hạn chế tập trung đông người tại hệ thống phân phối

Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, hạn chế tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh và khẳng định: Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân.

Hà Nội phát hiện lô hàng điện lạnh đã qua sử dụng không rõ chất lượng

Lực lượng chức năng vừa kiểm tra và phát hiện 146 cục nóng và 38 cục lạnh điều hòa các loại, toàn bộ số hàng hóa này đã qua sử dụng, do nước ngoài sản xuất, không rõ chất lượng hàng hóa.
 

Đội Quản lý thị trường số 1 (Cục Quản lý thị trường Hà Nội) vừa phối hợp với Đội 7 - PC 03 - Công an TP Hà Nội tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh và tập kết hàng điện lạnh tại số 51 Đào Cam Mộc, Thôn Áp Tó, xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội.
Ha Noi phat hien lo hang dien lanh da qua su dung khong ro chat luong
 Số hàng điện lạnh bị lực lượng quản lý thị trường Hà Nội phát hiện. Ảnh: nguồn Tổng cục Quản lý thị trường.
Tại thời điểm kiểm tra, ông Lê Xuân Tùng là chủ kinh doanh của cơ sở làm việc với Đoàn kiểm tra đã tiếp nhận quyết định kiểm tra và cung cấp được giấy chứng minh thư nhân dân và giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh. Ngoài ra, ông Tùng không xuất trình thêm giấy tờ gì khác.

Cty Dịch vụ hàng hóa Nội Bài làm ăn sao… bị phạt hơn nửa tỷ đồng?

(Kiến Thức) - 9 tháng đầu năm 2020, doanh thu của Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng hóa Nội Bài đạt 491,1 tỷ đồng, giảm 32,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Ngày 9/11/2020, Cục Thuế Hà Nội đã có quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Công ty Cổ phần dịch vụ Hàng hóa Nội Bài với số tiền hơn 525 triệu đồng.

Hà Nội: Xử phạt nặng găm hàng, “thổi giá” hàng hóa trong dịch bệnh

Cục QLTT Hà Nội sẽ kiểm tra và xử lý nghiêm theo quy định pháp luật đối với cơ sở không chấp hành quy định của thành phố về yêu cầu tạm dừng hoạt động để hạn chế lây lan dịch COVID-19; lợi dụng tình hình dịch bệnh để đầu cơ, găm hàng, định giá mua, bán (thổi giá) hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý để thu lợi bất chính.

Cục Quản lý thị trường Hà Nội (QLTT) vừa ban hành Công văn hỏa tốc gửi trưởng các phòng, đội trưởng các đội quản lý thị trường trực thuộc về việc tăng cường quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong tình hình mới.