Sẽ cấm xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ, trốn đóng bảo hiểm xã hội?

Bộ LĐ-TB&XH đề xuất bổ sung chế tài phong toả hoá đơn, hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Theo BHXH Việt Nam, hết năm 2022, cả nước có hơn 30.000 doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN thuộc diện đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn nên khó thu hồi. Tổng số tiền còn nợ hơn 4.048 tỷ đồng (cả gốc và lãi) của trên 213.300 người lao động.
Việc xử lý số tiền nợ BHXH kể trên để đảm bảo các quyền lợi cho người lao động gặp nhiều khó khăn, vướng mắc do chưa có quy định trong các luật liên quan.
Đặc biệt, trong số tiền doanh nghiệp nợ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, có một phần được trích từ tiền lương hàng tháng của người lao động nhưng không nộp đầy đủ.
Tổng số tiền doanh nghiệp đã trừ lương hàng tháng của người lao động để đóng các khoản BHXH khoảng 10,5% trên tổng số lương tháng. Trong đó có 8% vào quỹ BHXH, 1,5% vào quỹ BHYT và 1% vào quỹ BHTN.
Do doanh nghiệp còn nợ tiền BHXH, BHYT, BHTN của người lao động, nên khi lao động nghỉ việc không được chốt sổ để hưởng các quyền lợi bảo hiểm theo quy định như lương hưu, chế độ BHXH một lần, trợ cấp thất nghiệp...
Se cam xuat canh voi chu doanh nghiep no, tron dong bao hiem xa hoi?
Doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng BHXH ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi người lao động. Ảnh minh hoạ: Trần Chung
Để ngăn chặn tình trạng nợ, trốn đóng BHXH của doanh nghiệp, BHXH Việt Nam đề xuất Bộ LĐ-TB&XH một số giải pháp để đảm bảo quyền lợi cho người lao động bị nợ BHXH, BHYT, BHTN nhưng doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn.
Theo đó, BHXH Việt Nam đề xuất, cho phép giải quyết chế độ lương hưu với người lao động có thời gian thực đóng BHXH từ 20 năm trở lên (không gồm thời gian đang nợ BHXH) và tới tuổi nghỉ hưu.
Trường hợp người lao động có phần đã đóng BHXH từ đủ 10 năm trở lên (không gồm phần còn nợ) đã tới tuổi nghỉ hưu, cho phép đóng BHXH tự nguyện một lần cho số năm còn thiếu để hưởng lương hưu.
Khi có phương án giải quyết số tiền còn nợ BHXH, sẽ tính bù thời gian tham gia BHXH cho người lao động và điều chỉnh mức lương hưu.
Về chế độ BHXH một lần, ốm đau, thai sản, tử tuất, BHXH Việt Nam đề xuất được giải quyết theo quy định hiện hành tính trên phần thời gian người lao động đã đóng BHXH (không gồm thời gian còn nợ).
Với thời gian người lao động bị nợ BHXH, khi có chính sách, hoặc nguồn tài chính khác để đóng bù sẽ giải quyết chế độ bổ sung.
Để tránh tình trạng nợ kéo dài, doanh nghiệp giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn khó thu hồi, trong Dự thảo Luật BHXH sửa đổi mới nhất, Bộ LĐ-TB&XH đã đề xuất ngoài chế tài thu hồi và tính lãi tiền chậm đóng BHXH, khởi kiện ra toà, khởi tố hình sự (như Luật BHXH hiện hành) thì cần bổ sung thêm một số chế tài như: Cơ quan có thẩm quyền có thể tuyên bố ngừng sử dụng hóa đơn (phong tỏa hóa đơn) với đơn vị nợ BHXH từ 6 tháng trở lên (tương tự chế tài với doanh nghiệp nợ thuế); hoãn xuất cảnh với chủ doanh nghiệp nợ BHXH từ 12 tháng trở lên.

Thiếu tướng Đinh Văn Nơi từng chỉ đạo triệt xóa nhóm đánh bạc “khủng” nào?

Đường dây đánh bạc ở KS Hoàng Gia Hạ Long; Đánh bạc qua hình thức lô đề hơn 2.000 tỷ tại An Giang…là những vụ án được triệt xóa dưới sự chỉ đạo của Thiếu tướng Đinh Văn Nơi.

Thieu tuong Dinh Van Noi tung chi dao triet xoa nhom danh bac “khung” nao?

Triệt phá đường dây tổ chức cho người Việt đánh bạc ở khách sạn Hoàng Gia Hạ Long: Phòng Cảnh sát hình sự (Công an tỉnh Quảng Ninh) vừa ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can 56 đối tượng để điều tra về hành vi đánh bạc trái phép quy mô hàng trăm tỷ đồng tại khách sạn Hoàng Gia (Royal Hotel), thuộc Công ty CP quốc tế Hoàng Gia, phường Bãi Cháy, TP Hạ Long.

Thieu tuong Dinh Van Noi tung chi dao triet xoa nhom danh bac “khung” nao?-Hinh-2

Kết quả điều tra ban đầu, năm 2022, Nguyễn Quang Tùng (Giám đốc Công ty TNHH IGT Hạ Long) và Hoàng Sơn (Giám đốc Công ty TNHH đầu tư phát triển Tân Thế Giới) thuê mặt bằng khách sạn Hoàng Gia. Tuy nhiên, lợi dụng việc Công ty CP quốc tế Hoàng Gia được kinh doanh casino cho người nước ngoài đánh bạc, các nghi phạm đã thực hiện tổ chức cho người Việt đánh bạc trái phép trong phạm vi khách sạn này.

Nợ bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay

Tổng số nợ BHXH (phải tính lãi) khoảng 5.737 tỷ đồng - dưới 3% so với kế hoạch được giao và giảm 0,8% so với năm 2016. Tổng số nợ BHXH này được xem là mức thấp nhất trong nhiều năm qua.

Theo báo cáo tổng kết năm của BHXH Việt Nam, điểm nổi bật trong năm 2017 của ngành BHXH là đẩy mạnh công nghệ thông tin, ứng dụng công nghệ tin học trong hoạt động nghiệp vụ. Bên cạnh đó, triển khai công tác thanh tra chuyên ngành đối với các đơn vị nợ đọng BHXH, truy thu về quỹ hàng trăm tỷ đồng; giảm nợ đọng BHXH từ mức 3,7% cuối năm 2016 xuống dưới 3% so với kế hoạch thu BHXH được giao năm 2017; từng bước kiểm soát chi phí khám chữa bệnh BHYT bất hợp lý, góp phần ổn định an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Nợ bảo hiểm xã hội thấp nhất từ trước đến nay - Ảnh 1
Hệ thống giám định thông tin điện tử của BHXH Việt Nam góp phần phát hiện nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực BHXH, BHYT. Ảnh: Diệu Linh

Hà Nội: Sẽ khởi tố hình sự 14 đơn vị nợ BHXH

UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn về việc thực hiện xử lý sau thanh tra tại các đơn vị, doanh nghiệp (DN) nợ BHXH, BHYT năm 2020.

Ha Noi: Se khoi to hinh su 14 don vi no BHXH
Ảnh minh họa 
Có 14 đơn vị không đóng tiền BHXH, BHYT và có hành vi không phối hợp, không cung cấp hồ sơ cho đoàn thanh tra gồm: Công ty CP Dseatech Group, Công ty CP Đầu tư DNC, Công ty TNHH Thương mại An Sinh, Trung tâm Quy hoạch và Thiết kế đô thị, Xí nghiệp Xây dựng công trình - Cienco1, Công ty CP Đầu tư Xây dựng và Xuất nhập khẩu 168 Việt Nam, Công ty TNHH Sản xuất và Kinh doanh Thương mại Tân Tiến, Công ty TNHH Hệ thống Công nghiệp Việt Nam, Công ty CP Starlinks, Công ty CP Hassyu Việt Nam, Công ty CP Đầu tư và Xuất nhập khẩu H&T, Công ty CP Dược phẩm Việt Nam, Công ty CP Du lịch AST, Công ty CP Phát triển giáo dục Thiên Thạch Thảo. Tổng số tiền BHXH mà 14 đơn vị, DN này nợ là hơn 16,3 tỉ đồng, kéo dài nhiều năm liền, làm ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi chính đáng của hàng ngàn lao động.