Sau tai nạn trực thăng, Nepal cấm các chuyến bay “không cần thiết“

Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Nepal đã cấm các loại trực thăng thực hiện những chuyến bay "không cần thiết", bao gồm cả chuyến bay ngắm cảnh cho đến tháng 9.

Ngày 12/7, Cơ quan quản lý hàng không dân dụng Nepal (CAAN) đã cấm các chuyến bay "không cần thiết" bằng máy bay trực thăng, bao gồm cả những chuyến bay ngắm cảnh trong 2 tháng.
Lệnh cấm bay trong vòng hai tháng nói trên được đưa ra sau vụ tai nạn máy bay trực thăng chết người ở khu vực núi Everest khiến 6 người thiệt mạng hôm 11/7.
Sau tai nan truc thang, Nepal cam cac chuyen bay “khong can thiet“
Nepal đã thành lập một ủy ban điều tra để tìm ra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trực thăng khiến 6 người thiệt mạng hôm 11/7. Ảnh: India today. 
Cơ quan Hàng không Dân dụng Nepal (CAAN) cho biết trong một bài đăng trên Twitter vào cuối ngày 12/7: "Các chuyến bay không cần thiết như những chuyến bay qua núi, rải hoa bằng trực thăng sẽ bị hạn chế cho đến tháng 9".
Nepal, đang ở giữa mùa gió mùa từ tháng 6 đến tháng 9 hàng năm, đã thành lập một ủy ban điều tra để tìm ra nguyên nhân gây ra vụ tai nạn trực thăng hôm 11/7.
Quốc gia nằm trên dãy Himalaya này, nơi có 8 trong số 14 đỉnh núi cao nhất thế giới bao gồm cả đỉnh Everest, có lịch sử về các vụ tai nạn hàng không do nhiều hãng hàng không bay đến các sân bay nhỏ ở những ngọn đồi xa xôi và gần các đỉnh núi thường bị mây bao phủ.
Vụ tai nạn hàng không tồi tệ nhất ở Nepal trong 30 năm qua là vụ rơi máy bay hồi tháng 1 khiến 71 người thiệt mạng ở thành phố du lịch Pokhara.
Cụ thể, ngày 15/1/2023, chiếc máy bay chở khách ATR 72 của hãng hàng không Yeti Airlines, đang trên hành trình từ thủ đô Kathmandu đến Pokhara, bất ngờ gặp nạn. Tất cả người trên máy bay đều thiệt mạng, gồm 68 hành khách và 4 thành viên phi hành đoàn. Theo Mạng lưới Hàng không dân dụng, đây là vụ rơi máy bay thảm khốc nhất tại Nepal kể từ năm 1992.

“Người ăn xin giàu nhất thế giới” có tài sản hơn 1 triệu USD

Một người đàn ông Ấn Độ được truyền thông Ấn Độ mệnh danh là 'người ăn xin giàu nhất thế giới' vì sở hữu số tài sản trị giá hơn 1 triệu USD nhờ nghề ăn mày.

Bharat Jain được mệnh danh là người ăn xin giàu nhất thế giới. Tài sản của anh này hiện đã là 1 triệu USD (khoảng 23 tỷ đồng), tất cả đều nhờ việc anh đi ăn xin từ những người qua đường. Tuy đã là triệu phú nhưng Bharat vẫn hằng ngày lang thang ăn xin trên đường phố Mumbai, Ấn Độ.
Trong khi nhiều người ở Ấn Độ phải làm lụng vất vả nhiều giờ mỗi ngày mới kiếm được vài trăm rupee thì Bharat đút túi 2.000-2.500 rupee (khoảng 570.000 đến 700.000 đồng) trong vòng 10 đến 12 giờ đi ăn xin.

Khối tài sản choáng ngợp của gia đình hoàng gia Abu Dhabi

Gia đình hoàng gia Abu Dhabi, được gọi là nhà Al Nahyan, sở hữu tổng giá trị tài sản khổng lồ, giàu có hơn cả hai tỷ phú Jeff Bezos và Bill Gates cộng lại.

Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi

Trong bảng xếp hạng mới nhất năm 2022, Hoàng gia Abu Dhabi đứng thứ 4 trong số 5 hoàng gia giàu nhất thế giới. Cụ thể, giá trị tài sản ròng của gia đình hoàng gia này hiện vào khoảng 300 tỷ USD.

Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-2
Tuy nhiên theo Bloomberg, đây chỉ là ước tính khối tài sản cá nhân, còn việc xác định tổng tài sản của gia đình Hoàng gia Al Nahyan gần như là không thể. 
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-3
Bởi vì bên cạnh khối tài sản cá nhân trị giá 300 tỷ USD, Hoàng gia Abu Dhabi còn nắm quyền quản lý 1.200 tỷ USD tài sản quốc gia mà chưa tính đến trữ lượng dầu mỏ.
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-4
Một trong những tài sản đắt giá của gia đình Al Nahyan phải kể đến cung điện Qaṣr Al-Waṭan trị giá 472,8 triệu USD, là dinh tổng thống của UAE, nằm ở Abu Dhabi.
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-5
Cung điện Qaṣr Al-Waṭan rộng 380.000 m2, có mặt tiền bằng đá granite và đá vôi trắng. 
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-6
Bên trong cung điện xa hoa có mái vòm rộng 37 m cao chót vót và đèn chùm làm từ 350.000 mảnh pha lê.
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-7
Hạm đội bay của gia đình hoàng gia Abu Dhabi bao gồm 8 máy bay, trong đó có một chiếc Airbus A320-200 và 3 chiếc Boeing 787-9. Chỉ riêng bộ sưu tập cá nhân của Tổng thống UAE Sheikh Mohammed bin Zayed Al Nahyan gồm một chiếc Boeing 747 trị giá 660 triệu AUD (446 triệu USD) và một chiếc Boeing 787 trị giá 260 triệu AUD (175,7 triệu USD).
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-8
Hoàng gia Al Nahyan còn sở hữu 3 trong số 10 du thuyền lớn nhất thế giới - Azzam, Blue và Topaz (hiện được gọi là A+). Siêu du thuyền lớn nhất thế giới Azzam được đóng cho ông Sheikh Khalifa. Nó có sức chứa hơn 100 người và có phòng tập chơi golf, khảm xà cừ tinh xảo và đèn chùm được thiết kế đặc biệt.   
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-9
Gia đình hoàng gia Abu Dhabi sở hữu đội xe khổng lồ, được phân chia giữ ở 4 bảo tàng tại UAE và Morocco. Riêng bộ sưu tập cá nhân của tỷ phú Sheikh Hamad bin Hamdan Al Nahyan đã có hơn 700 phương tiện, bao gồm chiếc SUV lớn nhất thế giới và xe Jeep Willys cao 6,4 m.
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-10
Gia đình Al Nahyan cũng sở hữu câu lạc bộ bóng đá Manchester City thông qua tập đoàn Abu Dhabi United (ADUG). Họ mua CLB này với giá 200 triệu bảng Anh (khoảng 720 tỷ đồng) và cũng có 81% cổ phần trong City Football Group (công ty kiểm soát nhiều CLB bóng đá khác trên thế giới).
Khoi tai san choang ngop cua gia dinh hoang gia Abu Dhabi-Hinh-11
Gia tộc còn đầu tư thêm các điểm du lịch, bao gồm công viên giải trí Ferrari World, bảo tàng Louvre ở Paris và đường đua Công thức 1. Ảnh: Bloomberg, SCMP.