Sau sáp nhập, dự kiến TP Pleiku còn 5 phường và 2 xã

Ngày 17/4, UBND TP Pleiku cho biết, việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp phường, xã trên địa bàn thành phố đang được xây dựng theo hướng tinh gọn, hiệu quả.

Theo phương án sáp nhập đơn vị hành chính của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và UBND tỉnh Gia Lai, TP Pleiku (Gia Lai) chỉ còn 5 phường và 2 xã. Giảm 72% so với hiện tại.
Dự kiến, sau khi sắp xếp, từ 25 đơn vị hành chính, TP Pleiku còn lại 7 đơn vị hành chính, gồm 5 phường và 2 xã.
Sau sap nhap, du kien TP Pleiku con 5 phuong va 2 xa
Phường Pleiku mới hợp nhất từ các phường Tây Sơn, Hội Thương, Phù Đổng, Hoa Lư và Trà Đa. Trụ sở hành chính đặt tại UBND TP. Pleiku . Ảnh HC 

Cụ thể, phường Thống Nhất mới sẽ bao gồm các phường Yên Thế, Đống Đa và Thống Nhất hiện nay, với trụ sở đặt tại UBND P. Yên Thế.
Phường Pleiku mới hợp nhất từ các phường Tây Sơn, Hội Thương, Phù Đổng, Hoa Lư và Trà Đa. Trụ sở hành chính đặt tại UBND TP Pleiku.
Phường Diên Hồng mới sẽ gồm các phường Yên Đỗ, Diên Hồng, Ia Kring và xã Diên Phú. Trụ sở đặt tại Thành ủy Pleiku.
Phường Hội Phú gồm các phường Trà Bá, Hội Phú, Chi Lăng. Trụ sở đặt tại UBND P. Chi Lăng.
Phường An Phú mới được sáp nhập từ P.Thắng Lợi cùng hai xã Chư Á và An Phú. Trụ sở đặt tại UBND xã An Phú.
Xã Biển Hồ mới sẽ bao gồm xã Biển Hồ, xã Nghĩa Hưng (H.Chư Păh), Chư Đăng Ya (H.Chư Păh) và Hà Bầu (H.Đắk Đoa). Trụ sở đặt tại UBND xã Biển Hồ
Xã Gào mới sẽ bao gồm xã Ia Kênh, xã Gào và xã Ia Pếch ( Ia Grai). Trụ sở đặt tại xã Gào. 

Tạm dừng hợp nhất Báo Ninh Thuận và Đài PT- TH tỉnh

Tỉnh ủy Ninh Thuận có chỉ đạo mới yêu cầu tạm dừng việc hợp nhất Báo Ninh Thuận và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh.

Ngày 4/3/2025, Văn Phòng Tỉnh ủy Ninh Thuận cho biết, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận vừa có công văn đề nghị Đảng ủy UBND tỉnh chỉ đạo tạm dừng triển khai đề án thành lập Trung tâm Báo chí - Truyền thông tỉnh. Đề án này dự kiến được hình thành trên cơ sở sáp nhập Báo Ninh Thuận, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy và Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh Ninh Thuận.
Tam Dung Hop Nhat Bao Ninh Thuan va Dai PT- TH tinh
Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Lê Hoàn. 
Lý do tạm dừng việc hợp nhất là để tiếp tục tham mưu, thực hiện theo hướng dẫn của Ban Tuyên giáo và Ban Dân vận Trung ương về triển khai Nghị quyết 18 đối với lĩnh vực báo chí tại các địa phương.
Bên cạnh đó, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận đã thống nhất đổi tên đề án Trung tâm Báo chí - Truyền thông tỉnh thành Báo Ninh Thuận, hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp trực thuộc Tỉnh ủy thay vì trực thuộc UBND tỉnh như dự kiến ban đầu.
Tam Dung Hop Nhat Bao Ninh Thuan va Dai PT- TH tinh-Hinh-2
Báo Ninh Thuận. Ảnh: Lê Hoàn. 

Riêng Cổng thông tin điện tử Tỉnh ủy và Cổng thông tin điện tử UBND tỉnh sẽ tiếp tục duy trì mô hình hoạt động hiện tại mà không có sự thay đổi.

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Ninh Thuận giao các cơ quan liên quan rà soát, tham mưu và hoàn thiện Đề án sắp xếp, hợp nhất cơ quan Báo Ninh Thuận và Đài Phát thanh và truyền hình tỉnh, trình Ban Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, phê duyệt trong thời gian tới.

Hợp nhất nguyên trạng Bộ TT&TT và Bộ KH&CN

Hai Bộ thống nhất hợp nhất nguyên trạng Bộ Thông tin và Truyền thông với Bộ Khoa học và Công nghệ để cộng hưởng, tối ưu hóa thế mạnh.

Làm việc với Bộ Thông tin và Truyền thông và Bộ Khoa học và Công nghệ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy vào chiều 11/12, Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc nêu rõ việc hợp nhất hai Bộ là quyết định rất đúng đắn, để tối ưu hóa nguồn lực, tránh chồng chéo, trùng lặp nhiệm vụ, đồng bộ về mặt chính sách, thuận lợi cho việc phát triển khoa học công nghệ và chuyển đổi số, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, khuyến khích các giải pháp công nghệ.

Tinh gọn bộ máy: Sở, phòng có thể giữ nguyên tên gọi

Theo hướng dẫn mới nhất, nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, huyện sẽ không thay đổi khi tiến hành hợp nhất, sáp nhập.

Theo đó, căn cứ chủ trương của Ban Chỉ đạo Trung ương về tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đã có công văn định hướng, gợi ý một số nội dung về sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện. Trên cơ sở đó, Ban Chỉ đạo của Chính phủ đề nghị các địa phương hoàn thiện phương án sắp xếp.

Sở, phòng có thể giữ nguyên tên gọi sau hợp nhất, sáp nhập
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Chính phủ, tên gọi của nhiều cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, cấp huyện sẽ không thay đổi khi hợp nhất, sáp nhập. Cạnh đó, điều chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện.
Theo gợi ý, định hướng của Ban Chỉ đạo Chính phủ, tên gọi của nhiều cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh sẽ giữ nguyên sau hợp nhất, sáp nhập.
Cụ thể, giữ nguyên tên Sở Tài chính sau khi hợp nhất Sở Kế hoạch và Đầu tư với Sở Tài chính; giữ nguyên tên Sở Nội vụ sau khi hợp nhất Sở Lao động Thương binh và Xã hội với Sở Nội vụ; giữ nguyên tên Sở Xây dựng sau khi hợp nhất Sở Giao thông vận tải và Sở Xây dựng.
Tên gọi Sở Xây dựng cũng được giữ nguyên khi hợp nhất Sở Quy hoạch và Kiến trúc vào Sở Xây dựng; giữ tên Sở Khoa học và Công nghệ sau khi hợp nhất Sở Thông tin và Truyền thông vào Sở Khoa học và Công nghệ; giữ nguyên tên Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch sau khi tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông.
Bên cạnh đó, Ban Chỉ đạo Chính phủ nêu định hướng thành lập Sở Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Ban Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về tôn giáo từ Sở Nội vụ.
Các sở khác như: Sở Nông nghiệp và Môi trường, Sở Ngoại vụ, Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Tư pháp, Sở Công Thương, Văn phòng UBND cấp tỉnh, Thanh tra tỉnh… sẽ giữ tên gọi như định hướng của Ban Chỉ đạo.
Với cơ quan cấp huyện, Chính phủ sẽ giữ nguyên tên gọi các phòng, ban chuyên môn như: Phòng Tư pháp; Phòng Tài chính Kế hoạch; Thanh tra huyện; Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cấp huyện; Phòng Kinh tế, Hạ tầng và Đô thị; Phòng Văn hóa, Khoa học và Thông tin; Phòng Nông nghiệp và Môi trường (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường ở quận); Phòng Y tế; Phòng Giáo dục và Đào tạo.
Ngoài ra, Chính phủ gợi ý giữ nguyên tên Phòng Nội vụ sau khi hợp nhất Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội và Phòng Nội vụ; thành lập Phòng Dân tộc và Tôn giáo trên cơ sở Phòng Dân tộc tiếp nhận thêm chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tôn giáo từ Phòng Nội vụ.
Điều chuyển chức năng, nhiệm vụ của nhiều tổ chức bộ máy

Tiếp thu ý kiến của Bộ Chính trị về việc điều chuyển một số chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy như sau: Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về báo chí, xuất bản từ Bộ Thông tin và Truyền thông sang Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Chuyển nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về giảm nghèo từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sang Bộ Nông nghiệp và Môi trường.

Chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội sang Bộ Y tế (chức năng chỉ đạo, quản lý công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương của Ban Bảo vệ, Chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương đã được chuyển về Ban Tổ chức Trung ương theo quyết định của Bộ Chính trị; nhiệm vụ quản lý nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy chuyển về Bộ Công an).

Đồng thời, điều chỉnh sửa đổi, chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách kinh tế-tài chính không bao gồm chức năng, nhiệm vụ của Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (do Bộ Chính trị đã quyết định chuyển Viện này về Ban Chính sách, chiến lược Trung ương).

Hoạt động của Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp sẽ kết thúc; chuyển 18 tập đoàn, tổng công ty hiện đang giao cho Ủy ban này quản lý về Bộ Tài chính quản lý; chuyển Tổng công ty Viễn thông MobiFone về Bộ Công an quản lý (tổ chức đảng của Tổng công ty chuyển về trực thuộc Đảng ủy Công an Trung ương).

Trước mắt, Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp xây dựng phương tiếp nhận nguyên trạng chức năng, nhiệm vụ và nhân sự của Ủy ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp để quản lý 18 tập đoàn, tổng công ty này.

Đề cập đến chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy của một số cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện, Ban Chỉ đạo Chính phủ cũng nêu rõ chuyển chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về báo chí, xuất bản từ Sở Thông tin và Truyền thông sang Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch.

Nhiệm vụ, tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước về giảm nghèo sẽ được chuyển từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội sang Sở Nông nghiệp và Môi trường; Phòng Lao động Thương binh và Xã hội ở cấp huyện sẽ được chuyển sang Phòng Nông nghiệp và Môi trường (hoặc Phòng Tài nguyên và Môi trường ở quận).

Chuyển chức năng, nhiệm vụ quản lý Nhà nước về bảo trợ xã hội, trẻ em, phòng, chống tệ nạn xã hội từ Sở Lao động Thương binh và Xã hội được chuyển sang Sở Y tế; việc công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ của tỉnh, TP chuyển về Ban Tổ chức Tỉnh ủy.

Cùng với đó, Chính phủ định hướng chuyển nhiệm vụ các nhiệm vụ quản lý Nhà nước về cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy, về lý lịch tư pháp và thực hiện dịch vụ công cấp phiếu lý lịch tư pháp, về sát hạch, cấp giấy phép lái xe… sang Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương.

Nhiệm vụ quản lý Nhà nước về an toàn, an ninh thông tin mạng từ Sở Thông tin và Truyền thông cũng được chuyển sang Công an tỉnh, TP trực thuộc Trung ương, theo định hướng của Chính phủ.