Sau Libya, Pháp lại tiên phong đánh Syria?

Ngoại trưởng Pháp hôm 22/8 nói đến khả năng đánh Syria, nếu chứng minh được rằng chính quyền Assad đã sử dụng vũ khí hóa học ở ngoại ô Damascus.

Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius dọa đánh Syria.
 Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius dọa đánh Syria.
Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius phát biểu như trên, sau khi Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc kêu gọi tiến hành “một cuộc điều tra nhanh chóng, công bằng và toàn diện” về những cáo buộc mới nhất cho rằng, chính quyền của ông Assadd đã dùng đến vũ khí hóa học để hủy diệt hàng trăm người.
Phe đối lập và các nhà hoạt động cho biết, ít nhất 136 người, trong đó có nhiều trẻ em, thiệt mạng trong vụ tấn công ngày 21/8, và trên hầu hết các thi thể đều không có dấu hiệu bị thương mà có nhiều triệu chứng của người bị hít phải khí độc. Trước đó, một quan chức hàng đầu của phe nổi dậy thậm chí còn cho biết, số người chết trong vụ tấn công bằng vũ khí hóa học của quân chính phủ lên tới 1.300 người.
Phát biểu trên đài phát thanh RMC, Ngoại trưởng Fabius không nói rõ về việc liệu người ta sẽ điều tra như thế nào để biết chính quyền Syria sử dụng vũ khí hóa học. Tuy nhiên, nếu có bằng chứng về việc quân của Tổng thống Assad sử dụng vũ khí hóa học thì “chúng ta cần một phản ứng đáp trả từ cộng đồng quốc tế... một phản ứng bằng vũ lực”, ông Fabius nói.
Ông Fabius loại trừ khả năng đưa quân vào lãnh thổ Syria, “nhưng một phản ứng có thể được đưa ra và tôi không muốn nói cụ thể hơn về việc sử dụng vũ lực”, Ngoại trưởng Pháp nói thêm.
Ông Fabius cho hay, ông đã có cuộc nói chuyện rất lâu với người đứng đầu Liên minh Quốc gia Syria của phe nổi dậy - ông Ahmad al-Jarba. Ông Jarba được cho là đã “xác nhận một cách tuyệt đối” rằng, chính quyền đã dùng vũ khí hóa học để tấn công họ. Trong khi đó, chính quyền Syria thẳng thừng bác bỏ cáo buộc trên.
Những phát biểu của Ngoại trưởng Fabius cho thấy, có vẻ như Pháp đang nóng lòng muốn can thiệp quân sự vào cuộc nội chiến ở Syria.
Liệu Pháp có là nước đầu tiên phát động tấn công vào Syria như họ đã làm ở Libya trước đây hay không?
Trong khi Pháp dường như muốn mạnh tay với Syria thì Mỹ được cho là đang chần chừ trong việc đưa ra một hành động quyết liệt. Mới đây, một tướng hàng đầu của Mỹ từng tuyên bố, nước này không muốn can thiệp quân sự vào Syria dù chỉ là một chiến dịch can thiệp hạn chế bởi phe nổi dậy được cho là sẽ chẳng giúp gì cho lợi ích của Mỹ nếu lực lượng này lên cầm quyền sau sự sụp đổ của Tổng thống Assad.
Vụ tấn công bằng vũ khí hóa học diễn ra trong bối cảnh một nhóm điều tra về vũ khí hóa học của Liên Hợp Quốc gồm 20 thành viên đang có mặt ở thủ đô Damascus. Nhóm điều tra này được chính quyền Syria cho phép vào lãnh thổ nước này để tiến hành điều tra về những cáo buộc trước đây cho rằng cả quân chính phủ lẫn phe nổi dậy đều sử dụng vũ khí hóa học trong cuộc chiến kéo dài hơn 28 tháng qua ở đất nước này. Nếu không có thẩm quyền và không được sự nhất trí của chính phủ Syria, các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc sẽ không được phép tiếp cận hiện trường vụ tấn công thảm khốc ngày hôm qua.
Ngoại trưởng các nước Thổ Nhĩ Kỳ và Đức nhấn mạnh yêu cầu đòi chính quyền Syria phải cho phép các nhà điều tra của Liên Hợp Quốc tiến hành điều tra về vụ tấn công mới nhất.

Quân đội Mỹ lên kế hoạch “bao vây” Trung Quốc

(Kiến Thức) - Quân đội Mỹ có kế hoạch “bao vây” Trung Quốc với 3 tầng căn cứ không quân và hải quân ở Thái Bình Dương và Ấn Độ Dương.

Tướng Thường Vạn Toàn hy vọng rằng chiến lược mới của Mỹ "không nhằm vào một quốc gia cụ thể trong khu vực”.
 Tướng Thường Vạn Toàn hy vọng rằng chiến lược mới của Mỹ "không nhằm vào một quốc gia cụ thể trong khu vực”.
Trong khi Mỹ khẳng định rằng chiến lược “xoay trục” sang Châu Á-Thái Bình Dương không phải nhắm vào Trung Quốc, “ba tầng” các căn cứ hải quân và không quân sẽ thực sự “kiềm chế” mọi sự bành trướng của Trung Quốc ra Thái Bình Dương trong tương lai, theo nhà phân tích Anthony Cordesman của Trung tâm Chiến lược và Nghiên cứu quốc tế. Điều này sẽ trấn an các đồng minh của Mỹ trong khu vực, đặc biệt là Philippines.

Ngày xét xử đầu tiên: Bạc Hy Lai phản cung

(Kiến Thức) - Cựu Bí thư thành ủy Trùng Khánh Bạc Hy Lai đã phản cung tại phiên xét xử hôm nay, phủ nhận cáo buộc về tội nhận hối lộ.

Trong ngày xét xử đầu tiên, bị cáo Bạc Hy Lai đã phản cung và bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.
Trong ngày xét xử đầu tiên, bị cáo Bạc Hy Lai đã phản cung và bác bỏ cáo buộc nhận hối lộ.
Bị cáo Bạc Hy Lai phủ nhận những cáo buộc nói rằng ông đã nhận hối lộ hơn 1 triệu nhân dân tệ từ doanh nhân Đường Tiểu Lâm ở thành phố Đại Liên và cho rằng trước đây ông đã phải "thừa nhận trái với ý muốn của mình" trong quá trình thẩm vấn của Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương ĐCS TQ.