Sau khi xem camera, vợ tôi liền đuổi em chồng ra khỏi nhà

Từ ngày có em chồng về ở, vợ tôi khó chịu ra mặt. Cô ấy luôn tìm lý do để kêu ca, phàn nàn, cuối cùng đuổi em chồng ra khỏi nhà vì một chuyện không đáng.

Vợ chồng tôi lấy nhau đã 6 năm. Vì gia đình tôi hoàn cảnh khó khăn nên sau khi cưới không thể hỗ trợ về kinh tế. Căn nhà chúng tôi đang ở một phần là do ông bà ngoại cho, một phần do chúng tôi tích cóp, vay mượn mới đủ mua.

Hai vợ chồng đều có công việc ổn định, đã có một cậu con trai nhỏ. Vợ chồng biết chia sẻ với nhau. Nói chung cuộc sống hôn nhân mấy năm qua không có điều gì đáng để phàn nàn.

Hai tháng trước, em trai tôi tốt nghiệp đại học. Sau khi ra trường, chú ấy muốn dọn về nhà tôi ở trong thời gian chờ bằng để xin việc. Lúc đầu vợ tôi không đồng ý, vì cô ấy là người ngăn nắp, sạch sẽ, nhà cũng không đủ rộng.

Tôi phải bàn bạc với vợ, chú ấy chỉ ở nhờ một thời gian, sau khi xin được việc sẽ chuyển đi ngay. Mẹ tôi cũng gọi điện lên nói về vấn đề này. Cuối cùng, vợ tôi cũng đồng ý.

Sau khi xem camera, vo toi lien duoi em chong ra khoi nha

Sau khi xem camera, vợ tức giận cho rằng, em chồng đã làm việc không chấp nhận được trong nhà (Ảnh minh họa: Sohu).

Từ ngày em trai tôi chuyển đến sinh sống, vợ tôi không hề vui vẻ. Tôi có cảm giác cô ấy luôn soi mói em chồng để kêu ca, phàn nàn.

Nào là chú không chịu đi xin việc, bật điều hòa nằm trong phòng suốt ngày. Ăn khuya bát không rửa, quần áo để bừa bãi khắp nơi. Đi đâu về thấy anh chị cũng không chào hỏi...

Em trai tôi đúng là có nhiều thiếu sót. Nhưng thanh niên đứa nào chả thế. Hồi tôi chưa lấy vợ, phòng trọ của tôi lúc nào cũng như bãi chiến trường. Sau này có gia đình mới dần đi vào quy củ.

Thế nên tôi bảo vợ chịu khó một thời gian, em nó cũng không ở với mình cả đời. Đừng để tình cảm gia đình sứt mẻ vì những chuyện vụn vặt.

Vợ bảo, nếu không phải là mẹ chồng gọi lên nhờ vả, còn lâu cô ấy mới để chú ở cùng như thế này. Thôi thì đằng nào cũng vậy rồi, đành câm nín chịu đựng chứ biết làm sao.

Cuối tuần trước, bên nhà vợ có đám cưới. Vợ chồng tôi đưa con về ngoại hai ngày. Nhà cửa, tôi giao cho em trai trông nom. Trong thời gian đi vắng, thỉnh thoảng vợ vẫn kiểm tra camera như một thói quen.

Chiếc camera này là do tôi lắp vài năm trước, khi vợ chồng tôi thuê người trông trẻ tại nhà trong thời điểm dịch Covid-19, con trai tôi phải nghỉ học.

Sau khi xem camera, vợ tôi vô cùng tức giận. Trong hai ngày chúng tôi đi vắng, em trai tôi dẫn bạn gái về nhà, qua đêm luôn ở đó. Cô ấy nói đó là hành động không thể chấp nhận.

Sau khi về nhà, cô ấy đã yêu cầu em trai chồng dọn đi. Vợ nói với em trai tôi: "Việc gì chị cũng bỏ qua được. Nhưng việc em đưa gái về ngủ trong nhà chị thì không chấp nhận được. Không có tiền đi nhà nghỉ thì bảo chị cho, đừng có làm mấy cái trò mèo ấy trong nhà này".

Thanh niên vốn dễ tự ái, em trai tôi nghe chị dâu nói vậy lập tức dọn đồ đi. Tôi muốn cả hai ngồi lại bình tĩnh nói chuyện. Nhưng ai cũng cho rằng, người kia quá đáng.

Mẹ tôi sau đó gọi điện lên, mắng vợ chồng tôi không ra gì. Mẹ bảo vợ tôi coi thường người nhà chồng không nói, còn tôi là anh mà không bảo vệ được em, để chị dâu hắt hủi.

Đôi lúc nhìn lại, tôi cũng có cảm giác trách bản thân vô dụng. Nếu căn nhà này không phải có một nửa tiền là do ông bà ngoại cho, mà là do tôi mua thì có lẽ mọi chuyện đã khác.

Vợ tôi cứ nói em trai đưa gái về làm "chuyện ấy" trong nhà là đen đủi, làm ăn không nên. Nếu nói thế thì các nhà nghỉ, khách sạn người ta sập tiệm hết hay sao?

Một chuyện vốn không có gì, vì sự khó tính của vợ tôi mà khiến mọi người đều khó chịu, căng thẳng. Vợ tôi không hẳn sai, mẹ và em trai cũng có cái lý của mình để buồn bực, giận dỗi.

Tôi nên làm thế nào để mọi chuyện êm đẹp?

Chuyến bay giải cứu: Nhận hối lộ 165 tỷ...khắc phục, kê biên tài sản bao nhiêu?

54 bị cáo trong vụ án đến nay đã nộp tiền khắc phục hậu quả khoảng 120 tỷ và 1,5 triệu USD. Nhiều tài sản căn hộ cao cấp, nhà ở…bị đề nghị kê biên.

Chuyen bay giai cuu: Nhan hoi lo 165 ty...khac phuc, ke bien tai san bao nhieu?
Bị cáo Phạm Trung Kiên - cựu Thư ký Thứ trưởng Bộ Y tế nhận hối lộ 253 lần hơn 42,6 tỷ đồng; đã trả lại doanh nghiệp hơn 12,2 tỷ; số tiền hưởng lợi hơn 30,4 tỷ. Gia đình bị cáo Kiên đã nộp lại số tiền 15 tỷ đồng, còn phải truy thu nộp ngân sách nhà nước số tiền hơn 15,4 tỷ. Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục kê biên tài sản của bị cáo Kiên là căn hộ tại phố Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội; tạm dừng giao dịch thửa đất ở Mũi Né, Phan Thiết, Bình Thuận. Diễn biến mới nhất, sáng 18/7, luật sư cho biết, vợ bị cáo Kiên đang nộp thêm 8 tỷ đồng khắc phục.
Chuyen bay giai cuu: Nhan hoi lo 165 ty...khac phuc, ke bien tai san bao nhieu?-Hinh-2

Bị cáo Tô Anh Dũng - cựu Thứ trưởng Bộ Ngoại giao, nhận hối lộ 21,5 tỷ đồng, đã nộp 16,2 tỷ; truy thu 5,3 tỷ. Viện Kiểm sát đề nghị tiếp tục phong tỏa, tạm dừng giao dịch giấy chứng nhận quyền sử dụng đất...(Ảnh: VOV)

Chân dung tân Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An Trần Hồng Quang

Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân Trần Hồng Quang Phó vừa được điều động, bổ nhiệm chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An.

Chan dung tan Pho Giam doc Cong an tinh Nghe An Tran Hong Quang

Ngày 17/7, Công an tỉnh Nghệ An tổ chức Lễ công bố Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công an về việc luân chuyển, điều động Đại tá. PGS.TS Trần Hồng Quang - Phó Giám đốc Học viện Cảnh sát nhân dân đến nhận công tác và giữ chức vụ Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. (Ảnh Minh Khôi)

Chan dung tan Pho Giam doc Cong an tinh Nghe An Tran Hong Quang-Hinh-2

Thừa ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Công an, Thiếu tướng Phạm Thế Tùng, Giám đốc Công an tỉnh trao Quyết định cho Đại tá Trần Hồng Quang, Phó Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An. (Ảnh Minh Khôi)