Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Sau gần 3 năm trùng tu, Hải Vân Quan sắp mở cửa đón khách

17/07/2024 06:30

Sau gần 3 năm, công tác trùng tu cơ bản hoàn thành, Hải Vân Quan trên đỉnh đèo Hải Vân dự kiến mở cửa đón khách tham quan miễn phí trong tháng 8/2024.

Bình Minh
@{ WContent wContent = wContents.get(0); }
@components.block.ContentTitle(wContent)
 Hải Vân Quan, di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam thuộc quyền quản lý của cả hai địa phương là Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng.
Hải Vân Quan, di tích lịch sử cấp quốc gia duy nhất tại Việt Nam thuộc quyền quản lý của cả hai địa phương là Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng, được xây dựng vào năm 1826 dưới thời vua Minh Mạng.
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân quanh năm mây phủ, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, cách thành phố Huế 80km, ngay giữa ranh giới phân chia địa phận hành chính của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Hải Vân Quan nằm trên đỉnh đèo Hải Vân quanh năm mây phủ, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 20km, cách thành phố Huế 80km, ngay giữa ranh giới phân chia địa phận hành chính của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế.
Di tích này từng bị bỏ rơi suốt 20 năm, vì nằm trong vùng chồng lấn địa giới và hai địa phương không thống nhất được việc làm hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau quá trình dài hoàn tất các thủ tục, Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công vào tháng 12/2021.
Di tích này từng bị bỏ rơi suốt 20 năm, vì nằm trong vùng chồng lấn địa giới và hai địa phương không thống nhất được việc làm hồ sơ xin công nhận di tích lịch sử cấp quốc gia. Sau quá trình dài hoàn tất các thủ tục, Dự án Bảo tồn tu bổ, phục hồi và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan được khởi công vào tháng 12/2021.
Sau khi được đầu tư hơn 42 tỉ đồng để tu bổ (từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng), hiện nay công trình Hải Vân Quan đã cơ bản hoàn thành.
Sau khi được đầu tư hơn 42 tỉ đồng để tu bổ (từ nguồn ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế và TP Đà Nẵng), hiện nay công trình Hải Vân Quan đã cơ bản hoàn thành.
Các hạng mục như cổng chính Hải Vân Quan, Thiên hạ đệ nhất hùng quan (ụ gác cao nhất), nhà trú sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi... đã hoàn thành. So với hình ảnh hoang tàn, đổ nát khi xưa, giờ đây Hải Vân Quan đã là một di tích sống động với tường đá, các cổng vào bề thế.
Các hạng mục như cổng chính Hải Vân Quan, Thiên hạ đệ nhất hùng quan (ụ gác cao nhất), nhà trú sở, nhà vũ khố, các vị trí pháo đài, tường đá, lối đi... đã hoàn thành. So với hình ảnh hoang tàn, đổ nát khi xưa, giờ đây Hải Vân Quan đã là một di tích sống động với tường đá, các cổng vào bề thế.
Theo kế hoạch, di tích Hải Vân Quan hoàn thành trùng tu và đưa vào khai thác du lịch từ đầu năm 2024, nhưng đến nay, theo ghi nhận của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, di tích hiện vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".
Theo kế hoạch, di tích Hải Vân Quan hoàn thành trùng tu và đưa vào khai thác du lịch từ đầu năm 2024, nhưng đến nay, theo ghi nhận của phóng viên Báo Tri thức và Cuộc sống, di tích hiện vẫn trong tình trạng "cửa đóng then cài".
Hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng hiện vẫn chưa thống nhất phương án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích.
Hai địa phương Thừa Thiên Huế và Đà Nẵng hiện vẫn chưa thống nhất phương án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích.
Anh Hoàng Quân, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, anh và nhóm bạn đã chinh phục đèo Hải Vân bằng xe máy để tận mắt chiêm ngưỡng diện mạo Hải Vân Quan sau trùng tu, nhưng đến nơi thì cả nhóm hụt hẫng vì không được vào tham quan.
Anh Hoàng Quân, một du khách đến từ Hà Nội chia sẻ, anh và nhóm bạn đã chinh phục đèo Hải Vân bằng xe máy để tận mắt chiêm ngưỡng diện mạo Hải Vân Quan sau trùng tu, nhưng đến nơi thì cả nhóm hụt hẫng vì không được vào tham quan.
Một hướng dẫn viên du lịch chuyên tour Huế - Đà Nẵng - Hội An cho biết, đây là một địa điểm được nhiều du khách yêu cầu dừng chân ghé thăm trên hành trình ra Lăng Cô hoặc về Đà Nẵng, nhưng hiện di tích chưa mở cửa cho khách tham quan khiến nhiều người tiếc nuối.
Một hướng dẫn viên du lịch chuyên tour Huế - Đà Nẵng - Hội An cho biết, đây là một địa điểm được nhiều du khách yêu cầu dừng chân ghé thăm trên hành trình ra Lăng Cô hoặc về Đà Nẵng, nhưng hiện di tích chưa mở cửa cho khách tham quan khiến nhiều người tiếc nuối.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Trung tâm đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng xây dựng đề án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan với các phương án theo quy định của pháp luật và tiếp tục xin ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương liên quan.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, Trung tâm đã phối hợp với Sở Văn hóa và Thể thao thành phố Đà Nẵng xây dựng đề án quản lý, khai thác và phát huy giá trị di tích Hải Vân Quan với các phương án theo quy định của pháp luật và tiếp tục xin ý kiến góp ý của các sở, ngành, địa phương liên quan.
Dự kiến đầu tháng 8, di tích Hải Vân Quan sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Dự kiến đầu tháng 8, di tích Hải Vân Quan sẽ chính thức mở cửa đón khách tham quan.
Trong giai đoạn đầu sau khi mở cửa, dự kiến vé tham quan di tích sẽ được miễn phí. Đây là biện pháp nhằm đo lường lượng khách, kiểm tra hiệu quả việc tiếp đón và thuyết minh tại di tích, đồng thời thu thập ý kiến từ khách tham quan.
Trong giai đoạn đầu sau khi mở cửa, dự kiến vé tham quan di tích sẽ được miễn phí. Đây là biện pháp nhằm đo lường lượng khách, kiểm tra hiệu quả việc tiếp đón và thuyết minh tại di tích, đồng thời thu thập ý kiến từ khách tham quan.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan chức năng của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang gấp rút tìm ra các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn để đưa ra phương án vận hành hợp lý, hiệu quả đối với điểm di tích này.
Đại diện Trung tâm Bảo tồn di tích Cố đô Huế cho biết, cơ quan chức năng của Đà Nẵng và Thừa Thiên Huế đang gấp rút tìm ra các giải pháp, tháo gỡ những vướng mắc khó khăn để đưa ra phương án vận hành hợp lý, hiệu quả đối với điểm di tích này.
Việc sớm mở cửa đón khách tham quan sẽ góp phần lan tỏa giá trị di tích, phát triển du lịch của hai địa phương.
Việc sớm mở cửa đón khách tham quan sẽ góp phần lan tỏa giá trị di tích, phát triển du lịch của hai địa phương.
>>> Mời độc giả xem thêm video Những tượng đá gây tranh cãi trong di tích lịch sử quốc gia (Nguồn: VTV24):

Top tin bài hot nhất

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

Con trâu đực cào chân xuống đất tố tội ác kinh hoàng trong bụi rậm

06/05/2025 07:05
Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

Cận cảnh biệt thự 3 mặt tiền như resort của NSƯT Bảo Quốc

26/04/2025 07:30
Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

Toàn cảnh lâu đài lớn nhất Đông Nam Á ở Ninh Bình

05/05/2025 13:30
Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

Trở về từ đám cưới, ô tô chở 5 người lao xuống vực sâu

20/04/2025 20:31
Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

Người phụ nữ chết tức tưởi vì “lời hẹn ước đến kiếp sau“

21/04/2025 06:45

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status